ĐH Y dược tăng học phí: Tự chủ, nhưng không thể tăng vô tội vạ
Tự chủ đại học đi liền với tăng học phí, nhưng việc tăng như thế nào là hợp lý thì không phải trường đại học nào cũng đưa ra được.
Với việc các trường H tự chủ, người học sẽ phải chịu áp lực rất lớn là học phí tăng Ảnh: Như Ý
Trường đại học (ĐH) Y Dược TPHCM vừa công bố mức học phí tăng chóng mặt từ mức 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020. TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng, các trường công lập được tự chủ, chi phí đào tạo sẽ phải được tính cân bằng giữa thu và chi.
“Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội. Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải với thu nhập của người dân, chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo”, ông nói.
Theo ông Khuyến, nếu chi phí đào tạo sau tự chủ lên quá cao thì cần tính toán lại để các chi phí khác như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất… phải gánh bớt. Các thông tin này phải minh bạch và công khai để xã hội hiểu tại sao học phí lại tăng cao như vậy.
“Nhiều trường sẽ lý giải là không thu như thế không thể đào tạo được, nhưng lãnh đạo các trường phải tính đến giảm chi phí đào tạo, thậm chí cân đối lại chất lượng đầu ra để vẫn đảm bảo chi phí vừa phải, phù hợp với học phí. Còn nếu muốn tăng hoặc giữ nguyên chất lượng thì phải tìm thêm các nguồn khác chứ không thể nâng vô tội vạ được”, ông nói.
Cần tính đến sức chịu đựng của người dân
PGS. Nguyễn Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng ĐH Y dược, ĐH Thái Nguyên, cho biết, đào tạo y tương đối tốn kém vì không thể đào tạo chay. Hơn nữa, khi đi thực tập tại bệnh viện, những chi phí như bông băng, kim tiêm…, nhiều khi trường cũng phải thanh toán cho bệnh viện.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, khi tính giá dịch vụ, các trường phải cân đối theo tình hình chung, đảm bảo người học chịu đựng được. “Nếu nói cao mới đào tạo được cũng là đúng, nhưng như thế nào là vừa đủ thì phải có lộ trình. Hiện đang có mâu thuẫn giữa chất lượng và chi phí. Muốn chất lượng phải có kinh phí tương ứng. Nhưng không thể thu đủ từ năm đầu tiên”, ông nói.
Video đang HOT
Theo ông Khuyến, nhiều trường đang nhầm lẫn về tự chủ, tự chủ không có nghĩa là tăng học phí. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, một trong những trường đã được tự chủ, nói rằng, học phí theo Nghị định 86 còn thấp và chưa được tính đúng tính đủ.
Nếu tính đúng tính đủ thì học phí các ngành kỹ thuật phải gần 50 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, nếu tăng cao như vậy sẽ là rào cản cho sinh viên nghèo. Sau khi tự chủ, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cố gắng đưa ra chính sách học phí thuộc loại thấp nhất trong các trường ĐH tự chủ nhờ chính sách tiết kiệm nguồn lực, chi phí điện nước, vận động tài trợ từ cựu sinh viên và doanh nghiệp.
Nhà trường cũng giao các công việc thời vụ cho sinh viên làm để các em có thu nhập. Quỹ học bổng cũng tăng lên gấp 3 sau tự chủ giúp nhiều sinh viên nghèo được miễn 100% học phí. Việc các trường ĐH công lập thực hiện tự chủ tài chính sẽ bị áp lực tăng thu do ngân sách nhà nước giảm cấp kinh phí, điều này hoàn toàn dễ hiểu.
TS. Khuyến cho rằng, thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên, không gây sức ép quá lớn về tài chính, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo để làm căn cứ để các trường ra được quyết định mức thu học phí. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề thu học phí.
“Chính sách tín dụng cho sinh viên cũng phải thay đổi để phù hợp với học phí mới. Người học và gia đình cũng nên thay đổi nhận thức. Học H là một sự đầu tư. Vay để học rồi đi làm sẽ trả là xu thế chung của thế giới. Năm nào trường cũng gặp gỡ những em khó khăn đột xuất 2 lần”. PGS. ỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng H Sư phạm TPHCM.
Các trường khối Y- Dược tăng học phí ra sao trong năm học 2020-2021?
Năm học 2020-2021 các trường đại học trong khối ngành sức khoẻ đều dự kiến điều chỉnh tăng mức học phí từ vài triệu đến chục triệu đồng/năm học.
Một trong những nội dung đang được nhiều thí sinh quan tâm là mức học phí các trường sẽ áp dụng sau khi Luật Giáo dục đại học có hiệu lực, cho phép các trường được thực hiện quyền tự chủ về học thuật, tài chính, nhân sự; được tự hoạch toán, đưa ra mức học phí theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Đại học Y Dược TP.HCM ngành cao nhất 70 triệu
Theo đề án tuyển sinh 2020 của Đại học Y dược TP.HCM mới công bố cao hơn gần 5 lần so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam.
Cụ thể, trường dự kiến mức học phí năm 2020-2021 ngành y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành răng - hàm - mặt 70 triệu đồng/năm, ngành dược học là 50 triệu đồng/năm, ngành kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.
Học phí các ngành điều dưỡng, điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi y học, kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại có học phí từ 30-38 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng 10%. Trong khi đó, mức học phí hiện tại của Đại học Y Dược TP.HCM chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm. Mức học phí dự kiến mới tăng từ 3-5 lần so với mức học phí cũ.
Đại học Y Hà Nội chưa tăng học phí
Trong đề án tuyển sinh của Đại học Y Hà Nội vừa mới công bố, phần học phí dự kiến, nhà trường cho biết sẽ thu theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Đại học Y Hà Nội khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực.
Hiện nhiều thí sinh cũng đang lo lắng và mong muốn nhà trường công khai cụ thể mức thu học phí theo từng tháng, từng năm học.
GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện Đại học Y Hà Nội chưa thực hiện tự chủ đại học nên thu theo quy định của Nhà nước, không tăng quá cao như một số luồng ý kiến dư luận đang lo lắng hiện nay.
Sinh viên Đại học Y Hà Nội trong giờ học thực hành. (Ảnh minh hoạ)
Đại học Y Dược Hải Phòng tăng 1,4 triệu/tháng
Với Đại học Y Dược Hải Phòng, trong đề án truyển sinh nêu rõ học phí sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 -Điều 5, chương II, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 là 1.430.000 đồng/tháng.
Mức học phí trường đưa ra thấp hơn nhiều lần so với một số trường cùng đào tạo ngành y dược. Giải thích về điều này PGS.TS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng Đại học Y Dược Hải Phòng cho biết, dù Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã có hiệu lực và cho phép các trường đại học thực hiện tự chủ, nhưng với khối ngành y dược, hiện đang chờ quyết định giao quyền tự chủ của Bộ Y tế.
"Chỉ khi có quyết định thì các trường y dược mới được quyền tự chủ, tự hạch toán, tổ chức bộ máy. Hiện chưa có quyết định nên nhà trường vẫn thu học phí theo quy định đối với các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên theo nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ", ông Khải nói.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tăng học phí
Hiện mức học phí đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 11,8 triệu đồng/năm, nếu thu theo tín chỉ là 305 nghìn đồng/tín chỉ. Còn sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm, nếu thu theo tín chỉ là 560 nghìn đồng/tín chỉ.
Mặc dù hiện nay Đại học Y Phạm Ngọc Thạch chưa công bố mức thu cụ thể cho khóa tuyển sinh mới 2020-2021. Tuy nhiên, trước đó trường từng công bố dự kiến mức học phí quy định riêng cho sinh viên có hộ khẩu tại TP.HCM và thí sinh có hộ khẩu tại các địa phương khác.
Trong đó, mức học phí cao nhất là 30 triệu đồng/năm học dành cho nhóm đối tượng thực hiện tự chủ nhưng không còn đào tạo theo nhu cầu thành phố với các ngành: y đa khoa, răng hàm mặt, dược học, khúc xạ nhãn khoa, điều dưỡng, xét nghiệm y học, kỹ thuật y học.
Với thí sinh không có hộ khẩu TP.HCM, nhà trường dự kiến thu học phí cao hơn. Trong đó học phí được phân thành 2 loại (chưa thực hiện tự chủ và khi thực hiện tự chủ) và ở mỗi loại học phí cũng khác nhau cho từng nhóm ngành.
Mức học phí cao nhất được nhà trường dự kiến sẽ lên tới 44 triệu đồng/năm/sinh viên với nhóm khi thực hiện tự chủ và áp dụng cho các ngành: y đa khoa, răng hàm mặt, dược học và khúc xạ nhãn khoa.
Trước đây, khi các trường khối ngành sức khoẻ chưa thực hiện tự chủ, ngoài phần học phí sinh viên đóng thì các nhà trường còn được hỗ trợ tài chính từ Bộ Y tế. Do đó, sinh viên chỉ đóng học phí một phần, phần còn thiếu nhà nước sẽ bù vào.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Bộ Y tế sẽ không còn hỗ trợ, các trường trong khối ngành sức khoẻ sẽ phải tự chủ đại học nên hầu hết có hướng thu học phí cao hơn để lấy thu bù chi và có tích luỹ để đầu tư.
Trao đổi với với báo chí, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ có văn bản gửi Bộ GD&ĐT để làm rõ xem các trường được tự chủ chi thường xuyên xây dựng học phí thế nào, có cần khống chế mức trần không?.
Theo ông Thắng, mức học phí tăng gấp 4-5 lần sau 1 năm là quá cao, nếu tăng cần có lộ trình phù hợp. Tăng một lúc quá nhiều sẽ khiến rất nhiều học sinh thuộc nhóm đối tượng không đến mức nghèo để được hỗ trợ bị chơi vơi, không có cơ hội học tập.
Học phí trường Y cao nhất 70 triệu/năm: Học sinh lo sốt vó, không dám xét tuyển Đại học Y Dược TP.HCM thông báo mức học phí tăng đột biến, dự kiến 40-70 triệu đồng/năm khiến thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường lo lắng. Không dám xét tuyển Theo đề án tuyển sinh Đại học Y dược TP.HCM năm 2020 vừa công bố, mức học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 tăng...