ĐH xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT là công bằng với thí sinh
Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 của thí sinh là mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng khi các trường đại học lấy kết quả này để xét tuyển.
Đó là ý kiến của GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên về xét tuyển ĐH năm 2020.
Theo ông Quang, năm nay, ĐH Thái Nguyên xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là chủ yếu. Đồng thời, nhà trường xét tuyển theo kết quả học tập và rèn luyện ở trường phổ thông (theo học bạ) và xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm Học bạ.
Phóng viên: Thưa ông, nhiều ý kiến lại lo lắng cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT do địa phương tổ chức sẽ không đảm bảo tính khách quan, không công bằng cho các thí sinh nếu các đại học tổ chức xét tuyển bằng phương thức này?
GS.TS Phạm Hồng Quang: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp; việc tổ chức thi giao về các địa phương, Bộ GD&ĐT ra đề thi và chấm phần trắc nghiệm.
Còn việc tuyển sinh đại học sẽ do các trường tự chủ và trường đại học có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Bộ GD&ĐT giao các trường ĐH tự xét tuyển theo luật.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường chỉ đạo tốt các khâu, đặc biệt là khâu chấm thi và công bố kết quả minh bạch.
Do vậy, kết quả sẽ khách quan, công bằng bởi các yếu tố đề chung, coi thi, chấm thi chung quy chế; trách nhiệm của các cơ quan quản lí như Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền địa phương được phân định rất rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy và công bằng khi các trường đại học sử dụng kết quả này.
GS.TS Phạm Hồng Quang
ĐH Thái Nguyên xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ liệu có đảm bảo chất lượng?
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT là đầu mối chỉ đạo, xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước; Bộ GDĐT chịu trách nhiệm khâu ra đề và chỉ đạo chấm trắc nghiệm, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Do vậy, các trường đại học hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học; kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó sẽ đảm bảo chất lượng và sự công bằng.
Bởi đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá quá trình, các trường xét tuyển bằng học bạ với nhiều hình thức khác nhau, có trường xét điểm của năm học lớp 12, có trường xét điểm của 2 năm học và cũng có trường xét điểm của cả 3 năm học THPT hoặc xét học bạ kết hợp với thi tuyển năng khiếu.
Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo đầu vào của trường, phù hợp với quy định xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
T âm lý học sinh, phụ huynh đang sốc vì bất ngờ, lo lắng liệu có ôn tập kiến thức kịp không? các đại học tuyển sinh ra sao? Thí sinh phải về thành phố dự thi? Là nhà quản lý, nhà sư phạm, ông nghĩ gì về tình trạng này?
Chính phủ đã đồng ý với phương án do Bộ GD&ĐT đề xuất, thống nhất sẽ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nhằm mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; công tác tuyển sinh sẽ do các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo tinh thần tự chủ. Điều này phù hợp với Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) và Luật Giáo dục (có hiệu lực từ 01/7/2020).
Bộ GD&ĐT đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: rà soát, tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2 để hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm thực hiện chương trình quy định.
Căn cứ vào chương trình đã tinh giản, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để tạo thuận lợi cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập, ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Do vậy, sự thay đổi này rất sát với thực tế hiện nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, do Bộ GD-ĐT là đầu mối chỉ đạo, xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước; UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Do vậy, các trường đại học hoàn toàn có thể tin vào việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học; kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng.
Để tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội, công bằng trong tuyển sinh và ổn định tâm lý, Đại học Thái Nguyên kiến nghị gì với Bộ GD&ĐT? Bộ GD&ĐT cần làm gì để giúp các trường tuyển sinh?
Để tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội, công bằng trong tuyển sinh và ổn định tâm lý, Đại học Thái Nguyên kiến nghị: Bộ GD&ĐT sớm xây dựng và công bố đề thi minh hoạ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Sớm ban hành văn bản quy định về tuyển sinh đại học năm 2020 để đảm bảo các trường chủ động thông báo cho thí sinh, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống về thời gian, hình thức, quy chế giám sát, kiểm tra; chỉ đạo về ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với các trường thuộc khối sức khỏe, sư phạm để các trường có phương án tuyển sinh.
Đặc biệt là hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học và thí sinh trong khâu tổ chức đăng ký xét tuyển, “lọc ảo” như các năm trước…
Trân trọng cám ơn ông!
Nhật Hồng
Phương án thi Trung học phổ thông mới: Giảm hay tăng tải?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020.
Theo đó, kỳ thi vẫn được tổ chức nhưng chỉ để xét tốt nghiệp THPT thay vì vừa tốt nghiệp vừa xét tuyển vào đại học như những năm trước. Còn việc tuyển sinh đại học sẽ được giao về cho các trường đại học trên tinh thần có sự chuẩn bị và theo Luật Giáo dục đại học.
Sau một thời gian học sinh bị gián đoạn việc học tập, công tác điều chỉnh kỳ thi là cần thiết. Tuy nhiên, phương án này nhận rất nhiều ý kiến trái chiều từ phụ huynh, học sinh kể cả thầy cô giáo...
Các thi sinh trao đổi sau kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tập trung vào mục tiêu xét tốt nghiệp, nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Địa phương chủ trì công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận. Bộ GD-ĐT tiếp tục ra đề thi cho toàn quốc và áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ chức chấm thi trắc nghiệm trên máy tính.
Chị Nguyễn Thị Kim Hiền, ở khu phố 6, phường Thới An, quận 12, TP HCM có con chuẩn bị bước vào kỳ thi này cơ bản đồng ý với phương án mới của Bộ. Theo chị Hiền, thực ra các em chỉ mới học hết học kỳ 1, còn học kỳ 2 thì học theo hình thức online. Đây là hình thức học linh động, nhưng hiệu quả không bằng trực tiếp trên lớp do thiếu tính tương tác. Trước đó, con chị học nhóm với bạn 3 môn học chính là Văn - Toán - Anh văn. Từ khi dịch bệnh, các em không học nhóm với nhau như trước, không thảo luận, khó nâng cao kiến thức nên chị Hiền tạm mong cho con mình tốt nghiệp THPT là được.
"Theo như tôi thấy, thi để xét tốt nghiệp cũng hợp lý vì các em học online, có chỗ hiểu chỗ không, không bằng trực tiếp trên trường. Tôi nghĩ đề thi nên chú trọng vào kiến thức các em được học ở trường. Tạm thời nên lo cho tốt nghiệp trước", chị Hiền nói.
Trái với sự lo lắng của mẹ mình, em Châu Thị Kim Tuyến, con của chị Hiền, học sinh lớp 12 Trường Võ Trường Toản, quận 12 khá tự tin nếu vẫn được thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và lấy điểm vào đại học như năm ngoái. Tham khảo những đề thi năm trước, Kim Tuyến tự tin mình có thể vượt qua kỳ thi, với mục tiêu chính là đậu vào ngành quản trị du lịch của Trường Đại học Hoa Sen TP HCM hay Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM.
Em Tuyến cho rằng, chỉ cần đề thi vừa tầm thì không cần phải điều chỉnh về phương án thi: "Em nghĩ cứ như hàng năm là được rồi, thi tốt nghiệp rồi lấy điểm đó xét tuyển vào đại học. Phải làm thêm hình thức khác thì sẽ rắc rối hơn. Em mong kỳ thi sẽ vừa tầm, bỏ qua phần chưa học tới và kiến thức không quá nâng cao".
Cũng với mong muốn học sinh của mình chỉ trải qua 1 kỳ thi, cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên dạy Văn Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM cho rằng, ngành giáo dục nên tính tới phương án thi với tiêu chí "giảm tải" để phù hợp với tình hình thực tế chứ không nên tách ra làm hai. Nếu kỳ thi này chỉ phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh do các trường đại học tự chủ thì học sinh sẽ phải trải qua 2 kỳ thi thay vì 1 như trước. Dù dễ hay khó thì đó cũng là thêm 1 kỳ thi và áp lực sẽ tiếp tục đặt lên vai của học sinh lẫn phụ huynh.
"Năm nay chúng ta trải qua đại dịch, cái gì giảm tải được cho học sinh và giúp phụ huynh bớt lo lắng thì nên làm. Thi mà chỉ để xét tốt nghiệp thì các em phải tiếp tục thi đại học nếu các trường tổ chức mà không xét tuyển. Nên xem xét lại đề án này, thi như thế nào để các em có điểm ổn định vào được đại học", cô Hà nói.
Cùng quan điểm, theo ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân ở quận Tân Phú, TP HCM thì nên giữ nguyên phương án thi như năm ngoái nhưng có sự điều chỉnh, giới hạn lượng kiến thức trong cách ra đề. Cách đây không lâu, Bộ GD-ĐT có đưa ra đề minh họa cho kỳ thi sắp tới và được đánh giá là vừa tầm học sinh, nội dung bám sát kiến thức học kỳ 1, hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí của kỳ thi "2 trong 1", vì vậy không cần phải điều chỉnh gì bởi thời gian không còn nhiều.
"Phương án vừa được Bộ GD-ĐT trình Thủ tướng khiến học sinh lo ngại, hơn nữa đề minh họa của Bộ vừa rồi tôi có xem vẫn phân hóa được nên các em thi rất tốt. Còn nếu thi hai lần thì thời điểm này các em trở tay không kịp. Một kỳ thi 2 mục đích làm ở địa phương thì rất nhẹ nên cứ áp dụng, còn nếu thi 2 lần thì phải khăn gói lên TP HCM hoặc Cần Thơ thi, trong mùa dịch mà chen chúc nhau thì không nên chút nào", ông Độ cho hay.
Xưa nay, việc thi cử luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của thế hệ trẻ và cũng là thước đo đánh giá năng lực của ngành giáo dục. Tâm lý hoang mang, lo lắng với thông tin mới về kỳ thi THPT năm nay là có cơ sở, bởi sẽ tạo ra sự xáo trộn không cần thiết./.
Bích Huyền
NCKH trong trường đại học: Hóa giải các nút thắt tài chính Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nhấn mạnh cần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu; giữa các cơ sở đào tạo với các cơ...