ĐH Xây dựng: SV “choáng” khi trường áp dụng học theo hệ thống tín chỉ mới
Hàng trăm sinh viên năm cuối Trường ĐH Xây dựng bất ngờ và choáng váng khi trường thông báo từ năm học 2011 – 2012 áp dụng Quy chế 43 về đào tạo ĐH, CĐ theo hệ thống tín chỉ.
Bởi khi trường áp dụng Quy chế này, sinh viên (SV) sẽ phải lùi thời gian làm đồ án tốt nghiệp đến bao giờ phải học trả nợ môn, tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình.
Từ năm học 2011-2012, Trường ĐH Xây dựng áp dụng Quy chế 43 về đào tạo ĐH, CĐ theo hệ thống tín chỉ. Nhiều SV khóa cũ đã từng học quy chế 25 lo lắng phản ánh: “Khi trường áp dụng quy chế này đã gây rất nhiều thiệt thòi cho chúng em. Cụ thể theo quy chế mới để được nhận đồ án tốt nghiệp SV phải trả nợ tất cả các môn đang học thì mới được xét giao nhận Đồ án tốt nghiệp. Thông thường như mọi năm theo quy chế cũ SV nợ từ 1-3 môn nhà trường vẫn tạo điều kiện vừa xét giao nhận đồ án tốt nghiệp vừa cam kết học trả nợ môn trong kỳ. Quy định mới đã khiến cho gần 1.000SV khóa cũ chúng em không thể tốt nghiệp trong năm học này”.
Một SV buồn rầu nói: “Em hiện đang nợ một môn học, mỗi tuần chỉ đến trường một buổi để học, thời gian còn lại ngồi chơi, chờ hẳn 1 năm sau mới được xét giao nhận đồ án tốt nghiệp”.
Học theo hệ thống tín chỉ, nếu sinh viên lơ là sẽ bị trượt.
Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Xuân Anh, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: “Trước đây khi áp dụng Quy chế 25 việc xét giao Đồ án tốt nghiệp tùy thuộc vào từng trường nên những năm học trước nhà trường cho phép SV nếu còn nợ 5 đơn vị học trình thì vừa được học trả nợ trong học kỳ vừa được giao làm đồ án tốt nghiệp. Nhưng việc học này dẫn đến chất lượng làm đồ án không tốt nên nhà trường giảm từ nợ 5 đơn vị học trình xuống còn 3 đơn vị học trình mới được nhận đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2011 – 2012, nhà trường áp dụng Quy chế 43, yêu cầu SV trả nợ hết các môn, mới được giao đồ án tốt nghiệp. Theo đó, khóa học cuối có gần 800 SV ra trường trước thời hạn là 4 năm (thời gian một khóa học trong trường ĐH Xây dựng là 5 năm). Đây đều là những SV có học lực khá. Còn lại khoảng hơn 1.000 SV sẽ phải trả nợ xong cho đủ các môn nhà trường mới giao đồ án tốt nghiệp. Trong số những em này, có em nợ 1 môn có em nợ nhiều môn”.
Ông Phạm Xuân Anh cũng cho hay, việc áp dụng Quy chế 43 được nhà trường thông báo từ 5/2010 và đến tháng 8/2011 nhà trường mới ban hành. Mỗi năm nhà trường tổ chức 2 đợt xét chính thức giao đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường vẫn linh hoạt nếu có khoảng 20 – 30 em trả nợ xong các môn thì nhà trường sẽ tổ chức xét giao đồ án tốt nghiệp bổ sung trước thời điểm quy định .
“Quy chế 43 khác với quy chế 25 đòi hỏi SV phải nỗ lực hơn rất nhiều vì thang điểm đánh giá cả quá trình học tới 40% và điểm thi học phần là 60%. Nên SV nào có lực học kém không cố gắng, nỗ lực, tích lũy điểm sẽ bị thôi học. Do vậy, các em cần xác định học cho bản thân chứ học chỉ để lấy bằng sẽ bị thải loại” – ông Phạm Xuân Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Trước đó, trường ĐH Mỏ – Địa chất khi áp dụng Quy chế 43, nhà trường và SV cũng bất ngờ khi có tới hơn 800 SV bị thôi học. Khi sự việc xảy ra, buộc nhà trường phải giải quyết tình thế và chọn phương án giảm yêu cầu của quy chế 43.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, yêu cầu các trường áp dụng Quy chế 43 về đào tạo ĐH, CĐ theo học chế tín chỉ để nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra. Phương pháp học theo hệ thống học tín sẽ giảm thời lượng trên lớp cho SV và tăng cường môn tự học ở nhà.
Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ – Địa chất lưu ý với SV đang học tín chỉ: “Quy chế 43 đòi hỏi chất lượng cao hơn so với Quy chế 25, đòi hỏi SV phải học thật. Để khỏi bị rơi vào tính thế trên, các em phải thường xuyên theo dõi kết quả học tập để biết kết quả học tập của mình. Nếu thấy điểm dưới mức D (dưới 2) thì nên xin học lại môn đó. Nếu lực học yếu thì nên rút bớt tín chỉ mình đăng ký trong kỳ học (vì học tín chỉ chỉ đăng ký học mới bị xử lý)”.
Điều 24, Quy chế 43 (Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15 tháng 8năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 1. Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau: a) Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ án, khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 14 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. Hiệu trưởng quy định khối lượng cụ thể phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường. b) Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu chưa tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình. 2. Tùy theo điều kiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu trưởng quy định: a) Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp b) Hình thức và thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp c) Hình thức chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp d) Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh viên trong thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp.3. Đối với một số ngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án, khoá luận tốt nghiệp, trường có thể bố trí thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khoá.
Theo DT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kể về thời sinh viên
Sáng 21/8, trong cuộc gặp 112 thủ khoa xuất sắc của thủ đô, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tâm sự về thời sinh viên của ông, khi được phân công học ngành Tài chính.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các thủ khoa hãy trò chuyện với ông một cách bình đẳng. Trước tiên, ông muốn nghe thủ khoa nói về ước mơ, quyết tâm thực hiện ước mơ đó. Ai có băn khoăn, thắc mắc gì về Quốc hội, về bản thân ông đều có thể đặt câu hỏi hoặc nêu kiến nghị.
Thủ khoa Mai Văn Chu (ĐH Xây dựng) cho biết, do sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Thiên Trường, Nam Định nên từ bé cậu đã mơ ước đỗ đại học, có công việc ổn định để thoát khỏi nghèo.
Thủ khoa Mai Văn Chu mong muốn Chủ tịch Quốc hội chia sẻ mục tiêu của ông khi bằng tuổi cậu bây giờ. Ảnh: Hoàng Thùy.
Chàng thủ khoa ĐH Xây dựng băn khoăn, khi bằng tuổi cậu bây giờ, mục tiêu của Chủ tịch Quốc hội là gì? Rất vui vẻ, Chủ tịch cười nói: "Ngày ấy tôi không phải là thủ khoa nên cũng không đặt ước mơ hay kỳ vọng phải trở thành người nọ, người kia. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, mình cần phải cố gắng để trở thành người có ích, có tài là được".
Thủ khoa ĐH Tài chính chia sẻ, trước đây một người bạn hỏi cậu rằng "nếu có rất nhiều tiền, đi làm không phải nghĩ đến đồng lương thì sẽ chọn ngành nào?". Cậu trả lời ngay sẽ đi du lịch, sẽ làm từ thiện. Nhưng sau đó cậu nhận ra, đó không phải là công việc mà chỉ là ý thích tức thời.
"Một lần đi tình nguyện, nhìn thấy các em nhỏ thích thú trước lời giảng của thầy cô, em thấy rất hạnh phúc. Lúc đó em chợt nhận ra rằng ước mơ lớn nhất của em là được làm thầy giáo, để hàng ngày được chăm chút, được thấy sự trưởng thành của thế hệ măng non", cậu nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nghe các thủ khoa tâm sự. Ảnh: Hoàng Thùy.
Khẳng định phải xuất phát từ tình yêu thì mới làm tốt được công việc, chàng sinh viên kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội trong thời gian tới hãy giúp các học sinh cấp 3 có thể xác định được ước mơ của mình, lựa chọn đường đi đúng nhất. Cậu cũng muốn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ bí quyết để nhận ra công việc mình thực sự muốn làm gì?
Chủ tịch Quốc hội tâm sự, Tài chính không phải là ngành mà ông yêu thích. Ngày ấy, ông thích ngành xây dựng nhưng do sự phân công nên học ĐH Tài chính. Ông nhớ, khi ấy mỗi việc được giao ông đều cảm thấy nặng, phải cố gắng rất nhiều mới hoàn thành.
Nhận thức được con đường mình đang đi, ông bắt đầu đến thư viện quốc gia đọc sách. Những dự án nào liên quan đến ngành tài chính ông đều tìm hiểu hết từ quy trình xây dựng, hạng mục, công thức... Phần nào chưa hiểu ông hỏi thêm bạn bè ở bách khoa, xây dựng và thầy cô. "Suốt 3 năm tìm tòi, tôi bắt đầu có tình yêu với Tài chính và đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ được giao sau này", ông nói.
"Làm nghề nào cũng phải có tình yêu thì mới hết lòng với nó, mới làm tốt được. Nhưng các cháu nên nhớ, ước mơ phải đi liền với ý chí. Có quyết tâm thì chúng ta mới đi đến thành công", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội dặn dò, các thủ khoa cần cố gắng hơn nữa để trở thành người có tài, có đức xây dựng đất nước. Ảnh: Hoàng Thùy.
Ông nhắn nhủ thêm, tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người, mỗi thủ khoa phải tận dụng khoảng thời gian này để phấn đấu và cống hiến, chỉ cần một chút xao nhãng thôi thì sau này sẽ thấy hối tiếc. Chủ tịch Quốc hội nhắc lại, Quang Trung năm xưa cầm quân đánh giặc khi vừa tròn 18, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi tuổi mới đôi mươi. Đó là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ, nhất là các bạn thủ khoa học tập và noi theo.
"Tôi nhận thấy các thủ khoa ở đây đã xác định được mục tiêu và có ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ của mình. Thủ khoa chưa phải người tài, các cháu phải cố gắng để thành người tài, có tài, có đức như Bác Hồ đã dạy", Chủ tịch Quốc hội dặn dò.
Trong buổi trò chuyện, Thủ khoa xuất sắc khối Quân sự kiến nghị Nhà nước nên có các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài sau khi đi du học trở về nước làm việc, cống hiến, đồng thời quan tâm quan tâm đầu tư cho lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh.
Thủ khoa Phạm Thị Hồng Thắm (ĐH Sư phạm Hà Nội 2) thì kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và cải thiện chính sách thu nhập cho những người công tác trong ngành giáo dục.
Theo VNE
10 trường ĐH lớn phía Bắc công bố điểm chuẩn, NV2 ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Xây Dựng, ĐH Sư Phạm HN, Học viện Ngoại giao, Viện ĐH Mở, ĐH Luật HN... vừa công bố điểm chuẩn. 1.Điểm chuẩn ĐH Bách khoa Hà Nội: Nhóm ngành Các ngành đào tạo Điểm chuẩn dự kiến Ghi chú 1 Cơ khí (CK chế tạo, CK động lực), cơ điện tử, kỹ thuật hàng không, kỹ...