ĐH Xây dựng dùng kết quả bài kiểm tra tư duy của Bách khoa để xét tuyển
Năm 2021, trong số các phương thức xét tuyển, Trường ĐH Xây dựng dành một phần chỉ tiêu ở một số ngành cho việc sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Ảnh minh họa
Trường ĐH Xây dựng dự kiến sẽ tuyển 3.400 chỉ tiêu trong năm 2021, dựa trên 3 phương thức tuyển sinh. Đối với phương thức xét tuyển , trường sẽ xét dựa vào việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với những tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật, thí sinh phải dự thi môn này tại Trường ĐH Xây dựng, trong đó môn Vẽ Mỹ thuật là môn chính, nhân hệ số hai.
Ngoài ra, đây cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Xây dựng tuyển sinh bằng cách sử dụng kết quả bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho một số ngành đào tạo.
Với phương thức tuyển thẳng kết hợp , Trường ĐH Xây dựn sẽ tuyển thẳng vào các ngành thí sinh có nguyện vọng nếu thuộc 2 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là các em đạt chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tương đương IELTS 5.0 trở lên, chứng chỉ quốc tế A-level với mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100, SAT đạt từ 1100/1600 hoặc ACT đạt từ 22/36. Ngoài ra, thí sinh cần đảm bảo tổng điểm Toán và một môn khác không phải ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không dưới 12.
Nhóm 2 là thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, thuộc các môn Toán, Tin, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, đồng thời có tổng điểm hai môn còn lại trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 12 trở lên.
Video đang HOT
Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật, tổng điểm 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (trong đó có 1 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và môn Vẽ Mỹ thuật) đạt từ 12 điểm trở lên.
Trường ĐH Xây dựng sẽ tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy định của Bộ GD-ĐT và của trường.
Chỉ tiêu cụ thể từng ngành của Đại học Xây dựng như sau:
Một số chương trình đào tạo chất lượng cao, Anh ngữ và Pháp ngữ sẽ xét tuyển sau khi thí sinh nhập học vào trường.
Phương án tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Luật năm 2021
Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh bằng 5 phương thức.
Ảnh minh họa
Phương thức 1, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT, chiếm không quá 5% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành. Ngoài ra nhà trường tuyển thẳng 1 học giỏi nhất các trường THPT theo quy định và kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phương thức 2, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM không quá 15% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Phương thức này dành cho học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, tỉnh thành trên toàn quốc; Học sinh của các trường THPT thuộc danh sách trường THPT do Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt năm 2021.
Phương thức 3, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 từ 30% đến 60% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Phương thức 4, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tối đa 50% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình Chất lượng cao, Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh.
Chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này không quá 20% tổng chỉ tiêu của các chương trình Chất lượng cao và không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.
Thí sinh có điểm trung bình THPT từ 7 (thang điểm 10); hoặc 2,5 (thang điểm 4); hoặc từ 8 (thang điểm 12); và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc có chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1.100 điểm trở lên; hoặc có chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp (xét tuyển đối với chương trình Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp) có thể nộp hồ sơ xét tuyển.
Ngoài ra, Trường ĐH Kinh tế-Luật sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT vào các chương trình liên kết quốc tế. Thí sinh tốt nghiệp THPT và có điểm học bạ 3 năm đạt trên 6,5 cùng trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5.5 trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ vào các ngành: Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh và Kế toán - Tài chính.
Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế-Luật tuyển sinh dự kiến thêm các chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh gồm: Luật dân sự, Marketing, Toán kinh tế, Kinh tế quốc tế, Thương mại điện tử..
Nở rộ phương thức tuyển sinh đại học Bên cạnh việc mở thêm một số ngành mới, năm nay ghi nhận sự nở rộ phương thức tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học. Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ vào UEF. Ảnh: TG Cùng với đó, các trường cũng mở rộng đối tượng xét tuyển, áp dụng ở một số phương thức xét tuyển ngành...