ĐH Xã hội và Nhân văn – ĐH QGHN bị trừ chỉ tiêu tuyển sinh do tuyển vượt
Khi trường ĐH Xã hội Nhân văn – ĐH QGHN công bố thông tin điểm chuẩn thì nhiều phụ huynh, thí sinh bức xúc vì thông tin chỉ tiêu bị giảm so với thông báo ban đầu trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2012.
Nhiều phụ huynh, thí sinh bức xúc vì chỉ tiêu của ĐH Xã hội và Nhân văn – ĐH QGHN bị giảm đột ngột
Trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh 2012″, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tuyển 1.400 chỉ tiêu nhưng khi thông báo điểm chuẩn NV1 lại giảm xuống còn 1.153 chỉ tiêu. Nhiều phụ huynh cho rằng, giảm chỉ tiêu như vậy, tại sao trường không thông báo sớm để thí sinh biết. Bên cạnh đó, do chỉ tiêu giảm nên điểm chuẩn vào trường tăng hơn, nhiều thí sinh điểm cao bị trượt.
Trao đổi với Dân trí, ngày 18/8, TS Vũ Viết Bình, Phó trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội cho biết: “Trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2012 đúng là có thông tin tuyển 1.400 chỉ tiêu của trường ĐH Xã hội và Nhân văn. Nhưng sau đó, trường đã bị Bộ GD-ĐT trừ 247 chỉ tiêu ĐH chính quy do năm 2011 tuyển vượt chỉ tiêu. Vì vậy, trường buộc phải điều chỉnh chỉ tiêu từng ngành cho phù hợp với tổng chỉ tiêu mới được duyệt là 1.153. Thông tin này, trường mới công bố trong thông báo điểm chuẩn chứ không có khuất tất gì trong vấn đề chỉ tiêu”.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo dân trí
Trường lớn níu chân thí sinh
Bằng nhiều cách giữ chân, thí sinh có điểm cao sẽ có nhiều lựa chọn hơn với các trường ĐH tốp trên.
Điểm trúng tuyển của các trường tốp trên năm nay tăng hơn năm trước, đồng nghĩa với nhiều thí sinh (TS) phải rời cuộc đua để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường khác. Tuy nhiên, nhiều trường không muốn "chia tay" TS, tạo cơ hội để những TS có điểm thi cao được ở lại trường. Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, nói: "Một ngành lấy 26 điểm, TS 25,5 điểm phải rớt, trong khi các ngành khác chỉ cần 24 điểm là đỗ. Các em rất giỏi nhưng vì chọn ngành có TS giỏi hơn. Không thể để các em phải thiệt thòi vì điểm cao phải trượt ĐH".
Đủ cách giành TS giỏi
Từ ngày 22 đến 24-8, TS khối A có điểm từ 24 và khối A1-D1 từ 22,5 điểm trở lên chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng cao hơn điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn chỉ tiêu tại Trường ĐH Ngoại thương có thể đăng ký xét chuyển chuyên ngành. Trường còn 540 chỉ tiêu với những ngành "hot" như thương mại quốc tế, kế toán, luật thương mại quốc tế, tiếng Nhật thương mại, thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế...
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tạo cơ hội ngay từ ngày TS đến trường làm thủ tục dự thi. Tại phòng thi, TS được đăng ký thêm nguyện vọng chuyển ngành, để khi không trúng tuyển ngành đăng ký ban đầu vẫn có cơ hội vào ngành yêu thích thứ hai. Chính vì vậy, sau khi công bố điểm trúng tuyển, trường đã tuyển được thêm 567 TS vào bảy ngành với điểm từ 18 đến 19 mà không phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: "Trường không phải mất thời gian chờ đợi xét tuyển nguyện vọng, TS lại có cơ hội chọn học ngành mình yêu thích ngay từ đầu chứ không phải chọn một ngành cho có chỗ học, chọn ngành mà mình chưa yêu thích".
Ngay từ ngày 10/8, TS đã đến Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Ảnh: QUỐC DŨNG
GS-Tiến sĩ Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: "Những TS không đủ điểm vào các ngành có điểm trúng tuyển 21-24,5 điểm sẽ không bị rớt oan, vì trường có ấn định mức điểm sàn chung vào trường là 20". Theo đó, những TS không đủ điểm vào ngành đăng ký ban đầu nhưng đủ điểm sàn chung toàn trường sẽ được gửi giấy báo trúng tuyển và sau khi nhập học, TS được đăng ký vào ngành còn chỉ tiêu. "TS không muốn học thì trường vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả thi để TS nộp hồ sơ xét tuyển sang trường khác" - ông Dong nói.
Trường tốp giữa cũng không bỏ TS
Trường ĐH Luật TP.HCM dù tuyển thêm 50 chỉ tiêu ngành luật với điểm nhận hồ sơ khối A-A1 từ 18 điểm, khối C từ 19,5, khối D1-D3 từ 18,5 điểm trở lên nhưng ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: "TS không đủ điểm vào chuyên ngành luật thương mại đều được chuyển vào các chuyên ngành luật còn lại như dân sự, quốc tế, hình sự, hành chính nếu đạt điểm trúng tuyển của ngành luật".
Năm nay, hai trường thành viên ĐH Đà Nẵng là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế lấy điểm trúng tuyển vào trường rồi mới lấy điểm theo ngành, trong khi các trường thành viên còn lại lấy điểm trúng tuyển theo ngành. Như vậy, những TS rớt ngành đăng ký dự thi nhưng vẫn đậu nếu đạt điểm trúng tuyển vào trường. Trong giấy báo nhập học sẽ hướng dẫn TS đăng ký lại ngành khi nhập học.
Tuy thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 15,5 đến 20 điểm cho 18 ngành, chuyên ngành nhưng Trường ĐH Điện lực cũng tận dụng tối đa những TS đã dự thi vào trường nhưng chưa trúng tuyển. Trên giấy báo nhập học dành cho các TS diện này có ghi rõ những chuyên ngành TS được chuyển, TS tự đánh dấu vào chuyên ngành mình chọn trước khi nhập học.
Trường ĐH Sài Gòn cũng tự chuyển ngành cho những TS không đủ điểm vào ngành dự thi sang ngành khác. Hầu hết đây là những ngành gần với ngành dự thi ban đầu của TS. Chẳng hạn, không trúng tuyển ngành sư phạm toán được chuyển sang ngành toán ứng dụng, sư phạm tiếng Anh sang ngôn ngữ Anh, sư phạm vật lý sang công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông...
Trừ các ngành sư phạm, kỹ thuật hạt nhân và luật thì 22 ngành còn lại của Trường ĐH Đà Lạt đều có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Không để những TS rớt ngành kỹ thuật hạt nhân (16,5 điểm), trường chuyển TS có điểm 13-16 của ngành này sang ngành vật lý học còn TS thi ngành luật học có điểm 15 được tuyển vào ngành lịch sử, cùng ngành luật nếu đạt 14,5 điểm thì được chuyển vào ngành Việt Nam học.
Câu kéo TS bằng học bổng Để hút TS, các trường ĐH ngoài công lập lại dùng "chiêu" học bổng giá trị lớn, "nằm mơ" cũng khó đạt được. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cấp 80 suất học bổng toàn phần trong bốn năm trị giá khoảng 168-193 triệu đồng, với điều kiện "không tưởng": có điểm thi ĐH ít nhất là 26 (không cộng ưu tiên khu vực và đối tượng), có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Mỹ không quá hai năm, có điểm trung bình ba năm THPT đạt từ 9,5 trở lên! Không chịu thua kém, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) có học phí 3.000 USD/năm dành đến 500 suất học bổng toàn phần (năm thứ nhất) cho sinh viên trúng tuyển vào trường. Học bổng bao gồm: học phí, chi phí ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều kiện mà trường này đưa ra là: có điểm thi ĐH năm 2012 trên điểm sàn 4 điểm, có điểm trung bình ba năm THPT từ 7.0 trở lên khi hội đủ hai điều kiện trên, TS còn phải phỏng vấn trực tiếp từ trường. Còn Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM sẽ trao học bổng toàn phần trị giá khoảng 360 triệu đồng cho TS dự thi vào trường có điểm thi ĐH từ 21 điểm trở lên và mỗi năm học đạt điểm trung bình các môn học từ 7 điểm trở lên. Học bổng khác trị giá 290 triệu đồng sẽ được trao cho các TS xét tuyển vào trường với điểm từ 21 trở lên học bổng trị giá 30-50 triệu đồng dành cho TS có điểm 18-20...
Theo pháp luật Tp.HCM
Vụ 'vây' ĐH Y dược TP.HCM: Phụ huynh 'sẽ khiếu nại tới cùng' Không tìm hiểu kỹ về chỉ tiêu tuyển sinh nên dù điểm cao, thí sinh vẫn không đỗ vào ĐH Y dược. Nhưng phụ huynh cũng có bằng chứng về thông tin "mập mờ" mà trường đưa ra và quyết khiếu nại. Trong 2 ngày 13-14/8, các phụ huynh có con em thi vào ĐH Y dược TP.HCM đã có mặt tại Văn...