ĐH Waikato, New Zealand triển khai Du học bán phần

Theo dõi VGT trên

Đại học Waikato, New Zealand Top 1% thế giới phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế TP. HCM tuyển sinh chương trình Du học bán phần ngành Kinh doanh, hỗ trợ sinh viên nhập học giữa mùa dịch Covid-19.

Với chương trình Du học bán phần ngành Kinh doanh của Đại học Waikato, New Zealand, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng tại Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM trong một đến hai năm đầu tiên, sau đó chuyển tiếp du học tại Đại học Waikato, New Zealand để học tiếp các môn chuyên ngành.

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ nhận tấm bằng có giá trị quốc tế Bachelor of Business của Đại học Waikato, New Zealand. Bằng cấp cũng như các tiện ích, dịch vụ hỗ trợ dành cho sinh viên du học bán phần và toàn phần của trường hoàn toàn không có sự khác biệt: sinh viên được hỗ trợ về mặt chăm sóc sức khỏe, luật pháp, nơi ở, học tập cũng như tham gia các hoạt động thể thao, giao lưu văn hóa và tôn giáo.

ĐH Waikato, New Zealand triển khai Du học bán phần - Hình 1

Đại học Waikato, Thành phố Halminton, New Zealand

Về chất lượng đào tạo, Đại học Waikato là một trong những trường đi đầu trong đào tạo các ngành Kinh doanh của thế giới, chiếm giữ các vị trí Top 250 đại học thế giới về Tài chính – Kế toán và Top 300 đại học thế giới về Kinh tế và Kinh doanh – Quản lý (2019). Trình độ chuyên môn của giảng viên tại Đại học Waikato được công nhận quốc tế, các học giả của trường đều là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Thêm vào đó quy mô của các lớp học nhỏ giúp sinh viên được tương tác nhiều hơn với giảng viên.

Trường còn đặc biệt chú trọng thiết kế chương trình đào tạo tích hợp với thực hành thông qua các dự án nghiên cứu ứng dụng và cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thế giới thực. Cụ thể, tất cả các ngành học ở bậc cử nhân đều có phần thực tập, thường vào năm thứ 3, ít nhất 1 ngày mỗi tuần và kéo dài 15-20 tuần. Các hoạt động hỗ trợ khác của trường như ngày hội ‘Job-Ready Day’ cũng tạo cơ hội để sinh viên được tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.

Không chỉ chiếm vị trí cao trong các bảng xếp hạng Đại học thế giới, các chương trình đào tạo ngành Kinh doanh của Đại học Waikato cũng được công nhận bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới. Trường Quản lý Waikato, Đại học Waikato được biết đến là 1 trong 97 trường kinh doanh ưu tú trên thế giới đạt danh hiệu “Triple Crown” danh giá từ 3 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trường kinh doanh uy tín hàng đầu AACSB, EQUIS và AMBA.

Ngành Quan hệ công chúng của Đại học Waikato là 1 trong 10 chương trình đào tạo đại học ngoài Mỹ được công nhận bởi Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA), đạt tiêu chuẩn vàng xuất sắc trên toàn cầu. Chuyên ngành Kế toán được công nhận bởi một loạt tổ chức nghề nghiệp uy tín trong ngành như Hiệp hội Kế toán viên công chứng Úc (CPAA); Hiệp hội Kế toán viên Úc và New Zealand (CAANZ); và Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh Quốc (ACCA). Chất lượng đào tạo ngành Quản trị Du lịch, một trong những ngành mũi nhọn của New Zealand cũng được công nhận quốc tế bởi Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO TedQual.

Tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kinh doanh tại Đại học Waikato, sinh viên sẽ phát triển tư duy táo bạo và ham học hỏi – tố chất mà các nhà tuyển dụng ngày nay đang tìm kiếm, đồng thời sở hữu các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh như kỹ năng phân tích, tài chính, ra quyết định, làm việc nhóm, quản lý dự án và giao tiếp, đảm bảo sinh viên sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp.

ĐH Waikato, New Zealand triển khai Du học bán phần - Hình 2

Sinh viên Đại học Waikato trong một buổi học tập tại giảng đường

Một ưu điểm phải kể đến của chương trình Du học bán phần tại Đại học Waikato là tiết kiệm chi phí đến 60% so với du học toàn phần. Bên cạnh đó, để khuyến khích sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong giai đoạn học tại Viện ISB, Đại học Waikato còn hỗ trợ các suất học bổng đặc biệt lên đến 50% trong suốt thời gian sinh viên chuyển tiếp du học tại New Zealand.

Ngoài ra, mặc dù là thành phố đông dân thứ 4 của New Zealand nhưng chi phí sinh hoạt tại Hamilton lại khá dễ chịu so với các thành phố khác của xứ sở Kiwi như Auckland và Wellington, khoảng 15.000 NZD/năm. Chi phí này cũng thấp hơn 15-20% so với du học tại các thành phố lớn ở Úc trong cùng châu lục, và chỉ bằng mức sinh hoạt phí tại Anh, Mĩ.

Nổi tiếng là đất nước có chính sách ưu đãi du học sinh hàng đầu thế giới, trong mùa dịch, sinh viên quốc tế tại New Zealand đang đi làm và đáp ứng các điều kiện nhận hỗ trợ sẽ nhận mức trợ cấp là 580 NZD nếu làm trên 20 giờ/ tuần, và 350 NZD nếu làm dưới 20 giờ/ tuần. Sinh viên đang làm trong những ngành thiết yếu như siêu thị, nhà thuốc có thể làm trên 20 giờ/ tuần nếu muốn. Ngoài ra, sinh viên còn được ở lại làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp.

Video đang HOT

GS. Neil Clayton Quigley – Hiệu trưởng Trường Đại học Waikato, đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương New Zealand cho biết, các trường đại học ở New Zealand đánh giá rất cao sinh viên đến từ Việt Nam. Các em rất chăm và có nền tảng tốt từ bậc phổ thông ở Việt Nam. Khi các em đến New Zealand các em hòa nhập tốt, đạt điểm số cao. Vì vậy, ĐH Waikato luôn mở rộng và tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam chuyển tiếp sang. Trường cũng đang hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm (con số hiện tại đang là 90%).

ĐH Waikato, New Zealand triển khai Du học bán phần - Hình 3

Để hỗ trợ phụ huynh và học sinh chọn giải pháp du học phù hợp giữa đại dịch, Đại học Waikato phối hợp cùng Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM tổ chức hội thảo trực tuyến: “Du học bán phần New Zealand: Thêm lựa chọn giữa mùa dịch Covid-19″.

Thời gian: 09h00, Thứ 7 ngày 12/09/2020

Đăng ký tham dự chương trình tại đây:

https://isb.edu.vn/du-hoc-ban-phan-new-zealand-them-lua-chon-giua-mua-dich-covid-19/

Chương trình Du học bán phần tại Đại học Waikato là chương trình chuyển tiếp du học dựa trên sự công nhận chuyển đổi tín chỉ giữa Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) với Đại học Waikato (New Zealand) Top 1% Đại học xuất sắc nhất thế giới. Chương trình gồm hai giai đoạn đào tạo:

- Giai đoạn 1- Học tại Việt Nam: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và nâng cao ngành kinh doanh với chương trình đào tạo bậc đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Giai đoạn 2- Học tại New Zealand: Sinh viên theo học chương trình Bachelor of Business với 10 chuyên ngành.

Xem thêm chi tiết chương trình Du học bán phần tại Đại học Waikato: TẠI https://isb.edu.vn/ket-cau-va-noi-dung-chuong-trinh/dai-hoc-waikato/?utm_source=dantri&utm_medium=cpc.pr0909&utm_campaign=pathway

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi

Ở New Zealand, sống với "host" (chủ nhà) ở homestay là sự lựa chọn phổ biến đối với du học sinh dưới 18 tuổi nếu các em không có người thân làm người giám hộ, dưới sự đồng ý của phụ huynh, nhà trường.

Khi cho con đi du học, có lẽ một trong những nỗi lo lớn nhất với các bậc phụ huynh là nơi ăn chốn ở của các con, đặc biệt đối với các bạn du học sinh bậc phổ thông.

Trên thực tế, homestay là lựa chọn lý tưởng cho du học sinh phổ thông, bởi ngoài việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi văn hóa của người bản địa, nhất là từ "host" (chủ homestay) còn có nhiều lợi ích khác cho các du học sinh, đặc biệt các bạn dưới 18 tuổi.

Ở New Zealand, không phải gia đình bản địa nào cũng có thể trở thành homestay.

Trao đổi với PV Dân trí, chị Nga Blanchard, có nhiều năm sống tại New Zealand cho biết: "Để được chấp nhận cung cấp dịch vụ homestay cho du học sinh, chủ nhà (thường được gọi là host) phải đảm bảo mỗi du học sinh có một phòng riêng với đầy đủ vật dụng cơ bản, như giường, tủ quần áo, bàn học. Nhà trường cũng đảm bảo chủ nhà (host) có đủ kỹ năng và kiến thức trong việc chăm sóc học sinh quốc tế."

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình host cũng phải được cảnh sát New Zealand kiểm tra nhân phẩm để đảm bảo không ai đã từng có tiền án, tiền sự.

Trong thời gian du học sinh ở với host, nhà trường sẽ đến thăm ít nhất 2 lần mỗi năm, mục đích là để giám sát tình hình homestay. Trước khi học sinh chính thức qua học, trường sẽ gửi học sinh mẫu thông tin về các yêu cầu hay mong muốn của học sinh về nhà host, ví dụ như gia đình có vật nuôi hay không, nhà host thường nấu món Âu, Ấn, Á, v.v.

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 1

Chị Nga Blanchard (áo đen, ở giữa) có nhiều năm kinh nghiệm làm homestay ở New Zealand và thường nhận làm host của các du học sinh từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Thậm chí khi host đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, vẫn có khả năng du học sinh và host không phù hợp về thói quen, sở thích. Trong trường hợp này nhà trường sẽ linh động hỗ trợ du học sinh chuyển sang gia đình homestay khác.

Chị Minh, phụ huynh của bạn Sáng, một du học sinh đang theo học tại trường Paraparaumu College chia sẻ: "Sáng đã chuyển sang gia đình homestay thứ hai chỉ vì một lý do nhỏ thôi chứ không phải do vấn đề của host.

Đó là gia đình homestay sẽ tắt internet từ 22h30 mỗi tối để đảm bảo cả nhà đi ngủ đúng giờ, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe cho con. Tuy nhiên vì vừa sang du học nên con cần nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, lên mạng đọc sách nên chưa đủ thời gian để sinh hoạt.

Vì vậy, gia đình đã trao đổi với trường và cô giám đốc bộ phận học sinh quốc tế với mong muốn con có thể sử dụng internet nhiều hơn cho mục đích học tập.

Thế là một tuần sau nhà trường đã tìm cho con một gia đình homestay mới. Hiện giờ con rất hài lòng về việc học hành, thời gian, cũng như những phương tiện sử dụng trong học tập".

Theo phụ huynh này, New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students).

Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn, và được chăm sóc tận tình.

Hành trình du học thêm đáng nhớ nhờ gia đình thứ hai

Mỗi ngày, du học sinh bậc phổ thông có giờ học ở trường từ 9g sáng tới 3g chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc về nhà homestay.

Ngoài việc đảm bảo chỗ ở, chỗ học tập, sinh hoạt và các bữa ăn cho du học sinh, gia đình homestay còn quan tâm, chăm sóc du học sinh, đặc biệt trong những lúc ốm đau.

Với bản tính thân thiện, hiếu khách của người New Zealand, homestay thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều du học sinh quốc tế.

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 2

Sống cùng gia đình homestay, học sinh quốc tế có cơ hội tìm hiểu văn hóa và kết nối hơn với người bản địa. Ảnh: Nga Blanchard

Người Kiwi nói chung rất năng động trong việc tham gia các hoạt động thể thao, dã ngoại, du lịch dài ngày và thường sẵn lòng mời du học sinh homestay cùng tham gia. Một số gia đình còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

Vì vậy, ở homestay chính là cách tốt nhất để du học sinh hoà nhập với cộng đồng người bản xứ và khám phá văn hoá địa phương. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cho học sinh, đặc biệt trong việc mở mang khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa.

Em Gia Huy, hiện đang du học tại trường Trung Học Green Bay cho biết: "Việc đi du học giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Đặc biệt nhất trong số đó chắc hẳn là mối quan hệ với gia đình homestay của em.

Các thành viên trong gia đình đều có cá tính khác nhau nhưng họ có một điểm chung là tất cả đều xem em như một thành viên trong nhà, khiến em cảm thấy chẳng khác gì ở cùng với họ hàng của mình cả.

Ở New Zealand thường thì gia đình đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, nhưng hôm đó em đi chơi về muộn và bác sợ em quên chìa khóa nên đã chờ em đến tận khuya. Em thật sự cảm kích sự nhiệt tình của gia đình homestay em đang ở."

Chị Hường (phụ huynh của bạn Tuấn Minh, hiện đang học trung học tại trường Avondale College) cũng rất cảm kích gia đình homestay của con trai: "Ông bà homestay đối xử rất tốt với con mình và tận tình chăm sóc việc học hành của con.

Ông bà đón tiếp các bạn Việt Nam của Minh đến thăm nhà, tư vấn cho con khi Minh muốn chuyển từ hệ NCEA sang chương trình Cambridge.

Ông bà cũng dành thời gian đến xem con tham gia kỳ thi âm nhạc, đưa đi đá bóng, quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con. Mình cảm thấy họ thay mình làm tất cả mọi thứ như người bố người mẹ thứ hai".

Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi - Hình 3

Tuấn Minh (ngoài cùng, bên phải) trong hoạt động ngoại khoá ở trường

New Zealand hiện có hơn 11.000 du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đang theo học bậc phổ thông trung học và hầu hết các bạn đều ở cùng các gia đình homestay.

Chính vì vậy, việc chính phủ và nhà trường đảm bảo các homestay là gia đình thứ hai của du học sinh là cực kì quan trọng, giúp du học sinh và phụ huynh an tâm có một hành trình du học an toàn, hiệu quả và nhiều kỉ niệm thân thương ở xứ sở Kiwi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

Thế giới

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.