ĐH Vinh: Gần 600 SV dân tộc thiểu số, huyện nghèo nhập học
Sáng ngày 4/11, Trường ĐH Vinh (Nghệ An) đã tổ chức đón và làm thủ tục nhập học cho gần 600 tân sinh viên là người dân tộc thiểu số và có hộ khẩu thường trú tại 62 huyện nghèo trên địa bàn cả nước.
Thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của Chính phủ, ĐH Vinh tổ chức xét tuyển thí sinh người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo trên địa bàn cả nước theo quy định tại nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP (ngày 27/12/2008 của Chính phủ) học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại các huyện này.
Có gần 600 tân sinh viên là người dân tộc thiểu số và huyện nghèo trên cả nước nhập học tại ĐH Vinh.
Năm học 2012 – 2013, ĐH Vinh nhận được trên 600 bộ hồ sơ của các thí sinh dân tộc thiểu số và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 62 huyện nghèo trên địa bàn cả nước.
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tân sinh viên (SV), Trường ĐH Vinh đã bố trí chỗ ở trong KTX cũng như thành lập các nhóm SV tình nguyện hướng dẫn làm thủ tục nhập học. Từ sáng 4/11, các tân SV là người dân tộc thiểu số và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo trên địa bàn cả nước đã có mặt ở tiền sảnh của ĐH Vinh để làm các thủ tục nhập học năm học 2012- 2013.
Video đang HOT
Bố con ông Xồng Phái Đà đến từ huyện miền núi Kỳ Sơn làm thủ tục nhập học.
Ông Xồng Phái Đà (xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cùng con gái Xồng Y Cở nhập học ngành Sư phạm mầm non – ĐH Vinh tâm sự: “Ở trên xã điều kiện kinh tế, học tập còn khó khăn. Tôi chỉ mong cháu được học hành đầy đủ để đem cái chữ về giúp bà con dân bản thoát nghèo”.
Sau một ngày làm thủ tục đã có 560 thí sinh trúng tuyển nhập học các ngành đào tạo của trường. Sau khi trúng tuyển, nhập học, các tân SV phải học bổ sung kiến thức 1 năm theo chương trình do hiệu trưởng Trường ĐH Vinh quy định trước khi vào học chính thức.
Sau khi trúng tuyển, các tân sinh viên học bổ sung kiến thức 1 năm theo chương trình do hiệu trưởng Trường ĐH Vinh quy định trước khi vào học chính thức.
Hiện nay, Trường ĐH Vinh có 38.638 HS-SV, trong đó có 21.453 HS-SV học tập trung tại trường. HSSV Trường ĐH Vinh đến từ 54 tỉnh thành trong cả nước, trong đó đa số HSSV thuộc các tỉnh Nghệ An (chiếm gần 60%), Hà Tĩnh (chiếm gần 20%), còn lại là sinh viên ở các tỉnh khác.
Trong số HS-SV đang học tập trung tại Trường có 1.339 HS-SV là con liệt sĩ con thương binh, con bệnh binh, 938 HS-SV là người dân tộc thiểu số, 277 HS-SV là người nước ngoài. Được biết, năm học 2011 – 2012, nhà trường cũng đã cấp trên 2 tỷ đồng từ các nguồn học bổng tài trợ để hỗ trợ cho HS-SV thuộc diện chính sách, dân tộc, con mồ côi và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nguyễn Duy – Doãn Hòa
Theo dân trí
Các trường không được phép từ chối nhận thí sinh huyện nghèo
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Chính sách ưu tiên đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo là chủ trương lớn của Chính phủ, các trường không được phép từ chối".
Như Dân trí đã đưa tin, tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về chính sách ưu tiên đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo theo Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Theo đó, quy định thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.
Tuy nhiên, với chủ trương lớn như vậy khi mới bắt đầu thực hiện đã có một số trường ĐH, CĐ từ chối không nhận đối tượng này và thậm chí nhiều trường đặt tiêu chí quá cao, thí sinh khó lòng đáp ứng được.
Trao đổi với Dân trí, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: "Với chủ trương này, Bộ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể tới các trường thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ đã để các trường tự đưa ra tiêu chí tuyển chọn phù hợp với chương trình đào tạo của mình. Các trường có thể đặt ra các tiêu chuẩn riêng, nhưng bắt buộc phải thực hiện chủ trương này không được phép từ chối bởi đây là quy định chung có văn bản pháp quy các trường phải chấp hành".
Về vấn đề kinh phí đào tạo hỗ trợ cho các học sinh nghèo này đi học, ai sẽ chi trả và lo bố trí việc làm sau khi ra trường như nhiều địa phương thắc mắc. Thứ trưởng Ga cho biết: "Các thí sinh này không phải là học sinh thuộc diện cử tuyển. Chính sách nhà nước đã ưu tiên cho các em được tuyển thẳng vào đại học rồi nên kinh phí chi trả học tập các em phải tự lo như các sinh viên bình thường khác. Hơn nữa, hiện nay Chính phủ có chương trình hỗ trợ cho vay vốn học tập đối với sinh viên nghèo đó là điều kiện thuận lợi để các em yên tâm học tập".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
"Phổ cập" cử nhân? Cách đây không lâu, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cho tiếp tục vận dụng điểm c, điều 33 của quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ được ban hành năm 2010, áp dụng mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 khu vực kế tiếp là 0,5 lên 1 điểm đối với thí sinh có...