ĐH Tôn Đức Thắng hợp tác đào tạo song bằng với ĐH Hà Lan
Tối ngày 7/2, tại TPHCM đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo song bằng giữa Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và Trường ĐH Khoa học ứng dụng Saxion (ĐH Saxion), Hà Lan.
Ông Siep Littooij (ĐH Saxion) và ông Trần Trong Đạo (ĐH Tôn Đức Thắng) ký kết văn bản hợp tác đào tạo
Sự kiện diễn ra trước sự chứng kiến của Bộ trưởng thương mại Hà Lan, bà Sigrid Kaag và đoàn đại biểu Hà Lan nhân chuyến thăm và xúc tiến thương mại của Hà Lan tại TPHCM.
Theo Tiến sĩ Trần Trong Đạo – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chương trình hợp tác này là kết quả tiếp nối mối quan hệ bền chặt giữa hai đơn vị trong suốt 10 năm qua với nhiều hoạt động hợp tác mật thiết như: chương trình liên kết 3 1; chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; đồng tổ chức Hội thảo quốc tế,… và nay là chương trình liên kết đào tạo song bằng cho sinh viên Khoa Điện-điện tử của TDTU.
Video đang HOT
Việc ký kết đào tạo song bằng, mở ra một bước tiến mới trong đào tạo của 2 dơn vị
Theo đó, hai bên sẽ công nhận chương trình đào tạo lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên được chuyển tiếp toàn bộ số môn học trong 2,5 năm tại TDTU sang ĐH Saxion để học tiếp trong 1,5 năm tiếp theo.
Đặc biệt, 0,5 năm đầu được xem như sinh viên trao đổi và không phải đóng học phí. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được TDTU cấp 1 trong 3 bằng tùy theo chuyên ngành sinh viên đăng ký: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử-viễn thông và được ĐH Saxion cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật điện-điện tử.
Được biết, ĐH Khoa học ứng dụng Saxion là học viện công lập lớn nhất Hà Lan có gần 150 năm lịch sử hình thành và phát triển, với 3 khu trường học ở 3 thành phố cổ của Hà Lan: Deventer, Enschede và Apeldoorn.
Hiện tại, trường có khoảng 27.000 sinh viên, trong đó có khoảng 3.500 sinh viên quốc tế đến từ 55 quốc gia khác nhau đang theo học các chương trình Dự bị, Cử nhân và Thạc sỹ ở 44 chuyên ngành khác nhau. Văn bằng Cử nhân và Thạc sĩ của Hà Lan nói chung cũng như tại Đại học Saxion được thế giới công nhận.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hoà Bình kiểm tra, cảnh báo chứng chỉ năng lực ngoại ngữ giả
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có văn bản về việc kiểm tra, cảnh báo chứng chỉ năng lực ngoại ngữ giả nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận trong đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh.
ảnh minh họa
Trong đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị, trường học nội dung Công văn số 74/ĐHNN-KT ngày 19/01/2018 của Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội về việc cảnh báo về chứng chỉ năng lực ngoại ngữ giả.
Đồng thời, rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đào tạo, liên kết với các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh để bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Kết quả báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT qua Phòng Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp trước ngày 28 tháng 2 năm 2018.
Theo Giaoducthoidai.vn
2 lý do số lượng GS, PGS tăng trong năm 2017 Lý giải số lượng ứng viên GS, PGS tăng trong năm 2017, GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y học - đưa ra 2 nguyên nhân. ảnh minh họa Thứ nhất: Thời gian xét chậm hơn 6 tháng, nên số ứng viên đã đạt gần đủ các tiêu chuẩn thì với thời gan 6 tháng...