ĐH Tây Đô: Bằng tốt nghiệp không ghi năm cấp, sinh viên gặp khó khi xin việc
Bằng tốt nghiệp ĐH không ghi năm cấp, sinh viên đi xin việc bị từ chối vì bằng không hợp lệ. Sinh viên đến trường yêu cầu chỉnh sửa, cấp lại bằng thì được phòng đào tạo trả lời rằng nếu chỗ xin việc không chấp nhận bằng đó thì kệ em!
Bằng tốt nghiệp của em Nguyễn Thị Minh Hiền (sinh năm 1988), tốt nghiệp ĐH Tây Đô, ngành đào tạo Tin học, hệ chính quy, ngày tháng cấp bằng ghi: Cần Thơ ngày 18 tháng 2 năm 20. Các thông tin này được in bằng máy vi tính mực màu đen.
Em Minh Hiền đi xin việc bị từ chối vì bằng không ghi năm cấp nên em quay về trường đề nghị phòng đào tạo giải quyết. Tại đây em Hiền được thầy Lương Lễ Nhân – phó phòng Đào tạo tự dùng bút bi màu đen ghi vào 2 con số 11 ở năm cấp (thành năm 2011). Em Hiền không chấp nhận và thầy Nhân dằn giọng: “Nếu chỗ xin việc không chấp nhận bằng đó thì kệ em, bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, không chịu thì thôi”.
Bằng tốt nghiệp của ĐH Tây Đô không ghi năm cấp khiến hàng chục sinh viên gặp khó khi xin việc.
Thông tin Dân trí có được hiện nay có hơn 40 sinh viên ĐH Tây Đô được cấp bằng không ghi năm hoặc bằng có ghi năm 2011 nhưng 2 con số 11 là do phòng đào tạo tự ý ghi vào bằng bút bi và những sinh viên này đang lâm vào tình trạng không thể xin được việc.
Ngày 16/3/2011, khi phóng viên Dân trí đến gặp ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang – quyền hiệu trưởng thừa nhận 3 vấn đề: Việc cấp bằng tốt nghiệp không có năm cấp là sai, khi cấp sai sinh viên đến khiếu nại để cấp lại thì phòng đào tạo tự ý lấy bút tự thêm vào 2 số 11 (2011) lại càng sai và thái độ thiếu nhã nhặn, trả lời thiếu trách nhiệm với sinh viên như đơn thư phản ánh thì ban giám hiệu sẽ xác minh và xử lý theo mức độ sai phạm.
Video đang HOT
Bằng tốt nghiệp đã ghi thêm năm cấp do phòng đào tạo ĐH Tây Đô tự viết bằng bút bi.
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Văn Quang còn đề nghị báo Dân trí thông báo cho những sinh viên được cấp bằng thiếu năm tốt nghiệp và những bằng được phòng đạo tự ý viết năm cấp bằng vào thì đến trường để được cấp quyết định bổ sung.
Được thông tin trên, nhiều sinh viên đến để nhận bằng và nhận quyết định bổ sung tuy nhiên nhiều em vẫn nhận được bằng là chữ số 11 thêm vào bằng chữ viết tay. Duy nhất chỉ có em Nguyễn Thị Minh Hiền là được cấp quyết định bổ sung sau nhiều lần đi lại và hứa hẹn.
Em Nguyễn Thị Minh Hiền cầm quyết định số 136/QĐ-ĐHTĐ về việc công nhận số 11 viết tay vào năm cấp bằng tốt nghiệp 2011 đến cơ quan xin việc để nộp bổ sung liền bị từ chối.
Lãnh đạo công ty nơi em Hiền xin việc nêu câu hỏi: “Bằng tốt nghiếp đại học là tài sản quốc gia không ai được phép tự chỉnh sửa, tại sao Trường đại học Tây Đô lại tự ý sữa chữa bằng tay? Quyết định bổ sung của hiệu trưởng nơi cấp bằng kèm theo bằng theo bằng tốt nghiệp là trường hợp hy hữu và cũng lần đầu tiên tôi mới thấy”.
Theo Dân Trí
Nhiều ngành học chưa hấp dẫn
PGS. TS Phạm Văn Điển - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Lâm nghiệp, hiện đang nghiên cứu tại Đại học Bayreuth - CHLB Đức chia sẻ một số nhận định về tuyển sinh khối ngành nông - lâm nghiệp.
Thông tin ban đầu cho thấy ngành nông - lâm đang vô cùng thiếu nhân lực có trình độ nhưng các trường khối ngành này chưa thu hút được thí sinh.
Sinh viên Trường Đại học Nông lâm trong giờ thực hành.
Nhìn từ góc độ chuyên gia và người tuyển sinh, PGS - TS Phạm Văn Điển khẳng định:
- Nhu cầu nhân lực nông - lâm nghiệp là rất lớn và có tính ổn định cao. Tuy nhiên khối ngành này hiện vẫn khó tuyển sinh do nhiều nguyên nhân. Trước mắt ngành nông - lâm nghiệp vẫn đang đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển, như nguồn vốn đầu tư của Chính phủ còn hạn chế, chính sách phát triển ngành còn bất cập, thu nhập của trí thức nông - lâm nghiệp chưa cao... nên tính hấp dẫn của khối ngành chưa mạnh.
Về phía chủ quan thì còn do chương trình và phương pháp đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội. Kết quả là chưa được xã hội chấp nhận hoặc chưa thu hút được người học.
Ngoài ra, một lý do quan trọng khác đó là sự hiểu biết qua lại giữa nhà trường, doanh nghiệp và thí sinh, gia đình còn rất hạn chế. Thí sinh không thể dự thi vào ngành mà họ không biết ngành ấy nhằm mục tiêu gì, sau này làm gì, ở đâu. Nhà trường cũng không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu nếu không biết phân khúc người học...
Theo ông, các trường cần tác động thế nào để thu hút thí sinh dự thi khối ngành này?
- Quan điểm của tôi là phải tuyển sinh theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Như vậy, việc đầu tiên là các trường phải nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra những sinh viên tốt nghiệp đảm bảo chất lượng, có khả năng thích ứng và cạnh tranh tốt trong môi trường hội nhập quốc tế. Thứ 2 là tăng cường thông tin khối ngành đào tạo tới thí sinh. Thứ 3 là tạo các cuộc "vận động chính sách" hỗ trợ về tài chính cho sinh viên khối ngành này như miễn giảm học phí, cung cấp chỗ ở...
Ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh để các em tự tin hơn khi đăng ký vào ngành nông - lâm nghiệp?
- Có nhiều trường đại học tên là nông - lâm nhưng đã tổ chức đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Chẳng hạn, tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, hiện có 22 ngành được đào tạo, trong đó chỉ có 6 ngành về nông - lâm nghiệp với số sinh viên chiếm khoảng 30% số sinh viên toàn trường. Ngoài ra, trường còn đào tạo các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Hệ thống thông tin... Theo tôi, các thí sinh nên cân nhắc kỹ về điều kiện của bản thân như học lực, kinh tế, cơ hội việc làm... để chọn lựa ngành, trường cho phù hợp. Trong tương lai, nông - lâm nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, nhu cầu nhân lực vẫn rất lớn nên các thí sinh có thể yên tâm khi đăng ký vào khối ngành này.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt
Học ngành Tài chính ngân hàng có dễ xin việc? Học ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn có thể làm chủ một nhà hàng? Ngành Tài chính - Ngân hàng điểm thi khoảng 16 - 18 nên thi trường nào? Học ngành Báo chí ra trường có dễ xin việc? Học song song 2 chuyên ngành Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được không? ảnh minh họa Năm nay em thi...