ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM dự kiến 3 phương án tuyển sinh
Trường đang đưa ra phương án tuyển sinh năm 2014 dự kiến gồm thi theo ba chung, thi tuyển kết hợp xét tuyển; tổ chức phỏng vấn bổ sung.
Thi tuyển theo ba chung:
Danh sách các ngành đào tạo của trường được tổ chức thi tuyển theo hình thức thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức như sau:
Theo hình thức thi kết hợp xét tuyển
Các ngành sẽ áp dụng hình thức thi này:
1. Các ngành Kỹ thuật Công nghiệp, Kinh tế gia đình và Kỹ thuật In:
- Thi trong kỳ thi chung: dành 70% chỉ tiêu (tối thiểu): Xét tuyển: dành 30% chỉ tiêu (tối đa):
- Hình thức: Xét tuyển theo học bạ THPT;
- Điều kiện cần:
* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;
* Tất cả điểm trung bình (ĐTB) từng môn học theo khối thi đã đăng ký tương ứng (5 học kỳ tính đến HK 1 lớp 12) phải đạt từ 6.5 trở lên;
Video đang HOT
2. Ngành Sư phạm tiếng Anh ( miễn học phí)
- Thi trong kỳ thi chung: dành 75% chỉ tiêu (tối thiểu), Xét tuyển: dành 25% chỉ tiêu (tối đa):
- Hình thức: Xét tuyển theo học bạ THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;
- Điều kiện cần (thỏa cả 3 điều kiện sau):
* Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tếI ELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương (được Bộ GD&ĐT công nhận và Cục khảo thí thẩm định);
* Điểm trung bình từng môn Toán, Ngữ văn trong 5 học kỳ THPT ( 5 HK tính đến HK 1 lớp 12) phải đạt từ 5.5 trở lên;
* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;
3. Ngành Thiết kế Thời trang
- Thi trong kỳ thi chung kết hợp xét tuyển theo học bạ.
- Hình thức: Thi trong kỳ thi chung kết hợp xét tuyển;
- Thi hai môn Toán (theo đề của Bộ), Vẽ trang trí màu (theo đề riêng của Trường) và xét tuyển môn Ngữ văn theo học bạ THPT.
- Điều kiện cần xét tuyển (thỏa cả 3 điều kiện):
* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;
* ĐTB môn Ngữ văn (5 HK tính đến HK 1 lớp 12) đạt từ 5.5 trở lên;
* Điểm thi môn Vẽ trang trí màu (chưa nhân hệ số) phải đạt từ 5.0 trở lên;
Theo hình thức phỏng vấn bổ sung sau khi trúng tuyển
Bao gồm 9 chương trình đào tạo Sư phạm Kỹ thuật (SPKT – là các ngành đào tạo được miễn học phí):
SPKT Điện tử truyền thông;
SPKT Điện, điện tử;
SPKT Cơ khí;
SPKT Công nghiệp;
SPKT Cơ điện tử;
SPKT Ô tô;
SPKT Nhiệt;
SPKT Công nghệ thông tin;
Thí sinh sau khi trúng tuyển qua các đợt thi hoặc xét tuyển chính thức vào các ngành đào tạo hướng công nghệ, sinh viên làm đơn xin phục vụ sư phạm (mẫu đơn có thể load tại: để được xét tuyển vào các chương trình đào tạo SPKT tương ứng. Số sinh viên đăng ký các chương trình SPKT sẽ được hội đồng xét tuyển của trường xét tuyển dựa vào điểm trung bình môn Ngữ văn của 6 học kỳ ở trường THPTvà phỏng vấn trực tiếp.
Hình thức:
- Tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh tại trường ngay sau thời gian đăng ký phục vụ sư phạm. Thời gian phỏng vấn: 10 – 15 phút/thí sinh. Thang điểm: 10;
Điều kiện cần: ĐTB môn Ngữ văn 6 học kỳ THPT từ 6.0 trở lên;
Xét tuyển: theo điểm phỏng vấn từ cao xuống thấp; Trường hợp bằng điểm, ưu tiên ĐTB môn Ngữ văn theo học bạ THPT.
Theo TNO
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
Trước sự dư thừa nhân lực ngành sư phạm, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH sẽ giảm mạnh chỉ tiêu các ngành này trong mùa tuyển sinh 2014.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Giảm tới 30%
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giảm 500 chỉ tiêu so với năm 2013. Cụ thể, trong nhóm các ngành sư phạm, trường cân nhắc tăng 2 ngành giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học, mỗi ngành 30 chỉ tiêu; còn lại hầu hết đều giảm từ 20 đến 30 chỉ tiêu so với năm 2013. Trong số những ngành giảm chỉ tiêu, có nhiều ngành cơ bản như: vật lý, sinh học, ngữ văn, địa lý, lịch sử... Đặc biệt, có những ngành giảm chỉ tiêu tới 30% so với năm ngoái, chẳng hạn sư phạm hóa học, giáo dục quốc phòng an ninh đều giảm từ 150 xuống còn 100...
Không chỉ trường ĐH trọng điểm, việc giảm chỉ tiêu ngành sư phạm cũng diễn ra mạnh mẽ ở các trường ĐH vùng và địa phương. Thạc sĩ Nguyễn Minh Trí, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cho hay năm 2014 nhà trường đang cân nhắc giảm chỉ tiêu một số ngành. PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng nhà trường khẳng định các ngành sư phạm sẽ giảm từ 5 đến 10%.
Trường ĐH Đồng Tháp cũng dự kiến sẽ giảm một số ngành như sư phạm kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, một trong hai ngành sư phạm địa lý và sư phạm lịch sử. Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, cho biết tùy theo tình hình thực tế thí sinh nộp hồ sơ vào các ngành, trường sẽ phân bổ chỉ tiêu cho phù hợp.
Trường ĐH Tây nguyên cũng quyết định sẽ giảm khoảng 10% chỉ tiêu các ngành sư phạm. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, việc giảm chỉ tiêu này sẽ tiến hành đồng loạt ở tất cả các ngành.
Tuyển sinh chưa theo dự báo
Trước khi các trường thực hiện việc giảm chỉ tiêu thì trong năm 2013, Bộ đã 2 lần ra văn bản yêu cầu các trường giảm dần việc tuyển sinh các ngành sư phạm. Trong văn bản ra ngày 11.7, Bộ thông báo tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ. Giữa tháng 12, Bộ tiếp tục yêu cầu các trường khi xác định và đăng ký cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh các ngành sư phạm chính quy năm 2014 phải theo hướng giảm dần. Lý do việc điều chỉnh chỉ tiêu này để phù hợp nhu cầu sử dụng thực tế, đảm bảo cân đối cung cầu nhân lực ngành này.
Tình trạng dư thừa nhân lực ngành sư phạm đã diễn ra nhiều năm nhưng đến năm nay Bộ mới chính thức có động thái cảnh báo. Và chỉ khi có yêu cầu của Bộ, các trường mới bắt đầu cắt giảm chỉ tiêu. Tuy nhiên, theo đại diện một số trường, việc cắt giảm chỉ tiêu không chỉ thực hiện theo tinh thần văn bản của Bộ mà còn xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội. Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, quyền Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết việc điều chỉnh chỉ tiêu các ngành sư phạm nhằm phù hợp với yêu cầu nhân lực thực tế qua dự báo của các địa phương. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa cũng cho rằng việc điều chỉnh một mặt theo yêu cầu của Bộ nhưng quan trọng là để tuyển sinh cho sát với yêu cầu thực tế của xã hội: "Thực tế có rất nhiều sinh viên sư phạm ra trường khó tìm được việc làm đúng ngành đào tạo. Chẳng hạn như ở tỉnh Đắk Lắk, sinh viên sư phạm chỉ có mấy người được nhận vào dạy". Tương tự, thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Vinh thừa nhận: "Do cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp sư phạm khó khăn nên ngày càng ít người học quan tâm các ngành này và cũng vì người học không có nên trường quyết định cắt bớt chỉ tiêu".
Rất tâm tư, thạc sĩ Nguyễn Minh Trí phân tích: "Các ngành sư phạm nhu cầu người học vẫn cao nhưng thực tế nhu cầu nhân lực của xã hội hiện không ổn định. Tuy nhiên, có thể do chưa có đủ thông tin để nhận biết điều này nên người học vẫn đăng ký thi vào sư phạm. Là đơn vị đứng giữa, căn cứ vào nhu cầu thực tế việc làm, trường cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo cho phù hợp hơn".
Khái quát nguyên nhân hiện tượng này, lãnh đạo một trường ĐH sư phạm cho rằng việc giao chỉ tiêu của Bộ trước nay chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo của các trường mà không bám vào dự báo nhu cầu nhân lực thực tế. Điều ấy kéo dài đã dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực sư phạm như hiện nay. Để giải quyết căn bản vấn đề, Bộ cần tiến hành rà soát kỹ nhằm quy hoạch mạng lưới các trường đủ năng lực đào tạo sư phạm. Với ngành sư phạm chỉ nên giao cho những trường trọng điểm thay vì dàn trải như hiện nay. Đặc biệt, việc giao chỉ tiêu các ngành sư phạm cần phải bám sát vào dự báo nhu cầu nhân lực thực tế của các địa phương.
Theo TNO
Khâm phục những thủ khoa "kép" của năm 2013 Ghi tên mình ở ngôi vị thủ khoa không chỉ một lần, những cô cậu học trò này đã khiến mọi người trầm trồ khâm phục bởi thành tích học đáng nể. Thủ khoa tốt nghiệp THPT lại đỗ thủ khoa ĐH Với tổng số 26,5 điểm, trong đó, môn Sử đạt 9,5 điểm, môn Địa đạt 10 điểm tròn, Lương Thùy Vy...