ĐH Sư phạm Đà Nẵng Cái nôi của sinh viên hiếu học miền Trung
ĐH Sư phạm Đà Nẵng là 1 trong 7 trường thành viên của ĐH Đà Nẵng, tọa lạc tại 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, tiền thân là trường CĐ Sư Phạm tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập năm 1994 theo nghị định 32/CP của chính phủ.
Hiện đang là 1 trong 7 trường thành viên của ĐH Đà Nẵng, tọa lạc tại 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng đã được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (2002) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng…
Trường hiện có 4 phòng chức năng, 2 tổ trực thuộc, 11 khoa chuyên nghành và 1 trường mầm non thực hành.
Video đang HOT
Trường có khuôn viên khá rộng và sạch đẹp.
Khu giảng đường rộng rãi, khang trang và hiện đại.
Hiện tại trường đang đào tạo nhiều cấp học, hệ đào tạo khác nhau.
Hàng năm, chỉ tiêu tuyển sinh gần 4000 sinh viên các hệ.
Hiện có khoảng 6000 sinh viên chính quy đang theo học tại trường và gần 5.200 sinh viên hệ vừa hoc vừa làm đang theo học tại 15 cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước.
Trường có sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông và nhà tập thể dục đa năng hiện đại dành cho sinh viên.
Lối đi rộng và vô cùng sạch, với nhiều cây xanh và hoa tươi.
Hồ sen trước trường là nơi hẹn hò lãng mạng, lý tưởng của các cặp đôi.
Với chuẩn đầu vào khá cao, ngôi trường này là đích đến mơ ước và nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều sinh viên của các cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Theo TTVN
Chuyện học của người Hà Nhì
"Dân tộc Hà Nhì là dân tộc có truyền thống hiếu học. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà có nhiều người Hà Nhì đã làm cán bộ ở huyện, ở tỉnh. Đó là cả hành trình vượt qua gian khổ đi tìm chữ của rất nhiều thế hệ".
Ông Sừng Cá Lồng - Bí thư chi bộ bản Tạ Phu, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) bảo vậy.
Ông Lồng nhớ lại: Chuyện học của người Hà Nhì đã có truyền thống từ những năm 1960, khi được các thầy, cô giáo dưới xuôi lên, đến từng nhà vận động học sinh đi học. Thời ấy, ở Ka Lăng vẫn còn đói nặng, chỉ lo cái ăn không đã khổ chứ chưa nói gì tới chuyện đi học. Đường từ bản xuống huyện phải đi bộ mất 3 ngày. Phải băng rừng, lội suối, đi chùn chân mỏi gối qua dốc Lé Ma.
Để có được thức ăn, có sức cuốc bộ trong rừng, ai cũng dắt theo con dao, chiếc thuổng nhỏ. Trên đường đi, gặp củ sắn, củ khoai mọc dại ven đường cũng bới lấy bỏ vào giỏ, đói thì lôi ra ăn. Không có sắn, có khoai thì vào rừng đào củ mài, củ dong riềng. Suối cạn thì lội vào hốc đá mò cá, bắt cua, ốc nấu với rau rừng. Cũng có lúc đói quá, còn phải đào cả củ chuối để ăn. Nơi nào có người đông đúc thì vào xin khoai, xin gạo, xin ngủ nhờ.
Các em học sinh ở bản Tạ Phu cùng nhau học nhóm
Khó khăn, vất vả là thế nhưng ông Lồng và những người cùng thế hệ với ông chưa bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ học. Chỉ đến lúc mẹ mất, nhà khó khăn, đông anh em, ông mới phải nghỉ học. Đến giờ ông vẫn tiếc nuối vì mình không có điều kiện theo học đến cùng.
Kế thừa tinh thần ham học của ông, đứa con đầu, Sừng Chừ Quý học rất giỏi và em vừa được nhận học bổng Vừ A Dính. "Từ lúc đi học tới giờ, năm nào nó cũng nhận được giấy khen. Giờ trên tường chẳng còn đủ chỗ để dán giấy khen nữa, nên cứ nhận về là xếp để đấy thôi" - ông Lồng cười tự hào.
Cả bản Tạ Phu có 17 hộ thì đã có đến 10 hộ nghèo, nhưng trong bản không có nhà nào không cho con đi học. "Năm ngoái, các cháu đi học ở trung tâm xã vẫn phải đi theo đường mòn. Trời mưa gió, rét lạnh, nhưng các cháu vẫn quyết tâm mặc áo mưa, che dù đi học. Những năm trước, trường chưa được đầu tư cứng hoá, trước năm học mới một tháng, nhiều phụ huynh cặm cụi mang gỗ, tre đến trường sửa sang lại lớp học của con em mình khỏi bị gió lùa vào mùa đông sắp tới" - ông Lồng cho hay.
Chủ tịch UBND xã Ka Lăng - Pờ Pó Chừ, cũng là một người con Hà Nhì, tự hào bảo: "Người Hà Nhì có được truyền thống hiếu học rõ ràng là do các bậc cha mẹ đã đồng hành cùng với con em mình trên hành trình tìm cái chữ. Thầy cô chỉ bảo ân cần, học sinh chăm ngoan, cha mẹ không tiếc công sức vì sự nghiệp "trồng người", chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để con em trong xã có được cái chữ. Ở nơi xa xôi, khó khăn nhất của Lai Châu, tạo được một môi trường học tập như thế này là một điều rất đáng tự hào".
Theo TTVN
Nhặt phế liệu, quét rác thuê lấy tiền đi học Bố mất vì căn bệnh suy tim lúc ôn thi học kỳ 1, mẹ lại bị căn bệnh này hành hạ từ lâu, Quyên chỉ biết cố gắng học thật tốt để giúp mẹ vơi nỗi buồn và đấu tranh với bệnh tật. Nhặt phế liệu, quét rác thuê lấy tiền đi học Nguyễn Thị Quyên trong lễ tốt nghiệp Thạc sĩ. Ảnh:...