ĐH Quốc tế thay đổi lịch kiểm tra năng lực
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định thay đổi lịch thi kiểm tra năng lực năm nay của trường.
Thí sinh dự thi kiểm tra năng lực môn hóa tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) – Ảnh: HỒNG HẠNH
TS Trần Tiến Khoa – hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo kế hoạch trước đây, trường sẽ nhận hồ sơ từ 16-3 đến hết 26-4 và tổ chức kỳ thi này vào hai ngày 23 và 24-5-2020.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trường quyết định vẫn tổ chức một đợt thi kiểm tra năng lực, chỉ thay đổi thời gian thi phù hợp với sự điều chỉnh kế hoạch năm học và kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ GD-ĐT.
“Khi tình hình dịch bệnh ổn định, Trường ĐH Quốc tế sẽ thông báo đến phụ huynh và thí sinh lịch thi cụ thể thông qua các trang thông tin chính thống của nhà trường”, ông Khoa cho hay.
Được biết, kỳ kiểm tra năng lực của Trường ĐH Quốc tế (như đã tổ chức các năm 2017, 2018, 2019) là một trong sáu phương thức tuyển sinh năm nay của trường (chiếm 20% – 40% tổng chỉ tiêu).
Tiêu chí: xét tổng điểm hai môn thi thuộc tổ hợp các môn xét tuyển gồm 1 môn bắt buộc (Toán) và 1 môn tự chọn thuộc các môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh).
Video đang HOT
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT được miễn thi môn ngoại ngữ và được quy đổi điểm (theo quy định của trường).
TRẦN HUỲNH (tuoitre.vn)
Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3: Từ nữ sinh nghèo tới thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng
Ngồi trong quán, nhẹ nhàng khuấy ly cà phê sữa đá mát lạnh, Phan Huỳnh Thảo, thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng, khẽ cười: "Đây là món xa xỉ của em những ngày đầu mới lên thành phố mà không có tiền mua".
Thảo và những bạn học viên của mình - Ảnh: NVCC
Bạn nghe chuyện chắc tưởng đó là hồi ức của nhiều chục năm về trước. Nhưng đó là những gì có thật cách đây vài năm của Phan Huỳnh Thảo, 22 tuổi, nữ sinh viên năm 4 Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM. Hiện giờ, cô đang là giáo viên của nhiều lớp tiếng Anh, dạy IELTS cho các bạn trẻ trong dự án "IELTS with Thảo" do chính mình sáng lập với thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng.
Lên TP.HCM học trong nghèo khổ
Thảo quê xã Giao Hòa, H.Châu Thành, Bến Tre, mẹ là cô giáo mầm non nghỉ hưu, cha là tài xế nhưng đã nghỉ việc vì lớn tuổi (năm Thảo vào ĐH, cha đã 70 tuổi). Dưới Thảo còn một em gái kém cô 2 tuổi, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Những năm học tại Trường THPT chuyên Bến Tre, Thảo luôn cố gắng giành học bổng để được lo toàn phần về học phí, tuy nhiên cũng có lúc khoản đóng góp vài trăm ngàn đồng nhưng chưa thể xoay xở được.
Thảo về hỏi mẹ, nếu không được cô sẽ đi vay các bạn và sau đó làm thêm để trả (Thảo làm gia sư dạy tiếng Anh cho các bạn ở ký túc xá trong suốt 3 năm ở phổ thông). "Mẹ tôi nói con cứ yên tâm, mẹ có mà. Thế nhưng mấy ngày sau, tôi thấy đôi bông tai trên tai mẹ không còn nữa", Thảo bật khóc.
Ngày Thảo biết tin mình thi đậu ngành kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương, cả nhà ai cũng mừng, riêng mẹ Thảo đau đáu, rồi sẽ lấy đâu tiền nuôi con ăn học. Thảo trấn an mẹ "con đã lớn rồi, mẹ cứ yên tâm, con sẽ tự lo được". Thảo tự bắt xe khách lên TP.HCM tìm phòng trọ gần trường ĐH, trong người có chưa đến 1 triệu đồng.
Nữ sinh trưởng thành từ khó khăn - Thúy Hằng
Làm đủ các công việc để có tiền đóng học phí
Năm nhất, Thảo làm đủ các công việc để có tiền trang trải học phí, sinh hoạt phí ở TP.HCM đắt đỏ, từ PG - làm tiếp thị bán mật ong trong siêu thị, đứng mỏi nhừ đôi chân suốt 6 tiếng đồng hồ, nói khan giọng để kiếm được 200.000 đồng. Sau đó, cô làm gia sư dạy kèm, hay làm người dẫn chương trình song ngữ trong các sự kiện. Với lợi thế giỏi tiếng Anh, công việc nào Thảo cũng làm tốt hơn nhiều bạn. Thuê phòng trọ cùng 2 bạn khác, để tiết kiệm nhiều nhất có thể, món ăn triền miên của Thảo và các bạn là canh bắp cải.
"Mua một cái bắp cải về, thái nhỏ, cho thật nhiều nước để nấu được nồi canh to, chúng em có thể ăn cả ngày hoặc sang tới hôm sau. Có những lúc tới tháng đóng tiền nhà trọ mà trong người em không có nổi 800.000 đồng. Thế là em cứ đứng đợi ở cổng Trường ĐH Ngoại thương, chờ xem gặp được những bạn cùng lớp đi qua, mượn mỗi bạn 100.000 hay 200.000 đồng để gom cho đủ, vay mãi mà vẫn chưa đủ 800.000 đồng, nước mắt em cứ thế chảy ra", Thảo hồi tưởng về những năm tháng khó khăn nhất thời sinh viên.
Trong khi nhiều bạn bè đồng trang lứa có xe máy đi học, thời gian đầu Thảo đi bộ lên giảng đường, sau này cô mượn được một chiếc xe đạp, ngày ngày đạp lọc cọc đi học hay tới những nơi làm thêm. Thấy Thảo vất vả, một người bạn dư một chiếc xe máy đã cho Thảo mượn.
Vừa học vừa làm nhưng Thảo luôn đạt điểm số cao, cô luôn giành học bổng trong trường ĐH cũng như học bổng Lương Văn Can suốt 3 năm sinh viên, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ngoại khóa. Đồng thời cả 3 năm liên tiếp, Thảo đều đạt danh hiệu Sinh viên năm tốt cấp trường. Chương trình Nơi yêu thương ở lại của HTV9 từng kể câu chuyện về Thảo cùng chiếc xe đạp tới giảng đường, lấy nước mắt của nhiều khán giả.
Thảo (bìa phải) và cha mẹ, em gái ở quê nhà - NVCC
Và dự án IELTS with Thảo
Với nền tảng tiếng Anh rất tốt từ những năm là học sinh chuyên Anh, từng giành giải nhì học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh Bến Tre năm lớp 12, đồng thời là trợ giảng cho chính thầy giáo của mình ngày học phổ thông, Thảo tự ôn thi IELTS và đạt 7.5 từ lần thi đầu tiên. Lần thi thứ hai, Thảo đạt 8.0 và cô đang phấn đấu mục tiêu 8.5 trong thời gian gần.
Hiện tại, đang là sinh viên năm thứ 4, Thảo đã có một công việc rất ổn là giáo viên tiếng Anh, ôn luyện IELTS cho các bạn trẻ tại TP.HCM trong dự án do cô sáng lập từ năm thứ 2 ĐH - IELTS with Thảo. Thảo đang có thu nhập mà trước đây cô không dám nghĩ tới. Có tháng thu nhập lên tới hơn 20 triệu đồng, cô có thể chăm sóc cho cha mẹ, em gái. Đến nay đã có hơn 200 học viên trưởng thành từ các lớp học của Thảo, như bông hoa tự lan tỏa hương thơm, mỗi người giới thiệu thêm người bạn của họ tới học Thảo, để được lan tỏa năng lượng tích cực, sự tử tế trong từng bài giảng của cô giáo trẻ.
"Em nghĩ rằng hoàn cảnh khó khăn không phải là trở ngại trên con đường vào đời của mỗi người. Đó là động lực để chúng ta bản lĩnh hơn và khi gặp trở ngại thì đừng gục ngã. Em luôn biết ơn cuộc đời, đặc biệt cha mẹ đã luôn bên cạnh và cho em được yêu thương", nữ sinh ngoại thương thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng , bộc bạch.
Theo Thanh niên
Nữ sinh Hà Tĩnh giành học bổng của 7 trường đại học ở châu Âu Em Ngô Thị Ngọc Mai, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) xuất sắc giành được học bổng của 7 trường đại học ở Mỹ và Đức; trong đó, gói học bổng trọn gói 4 năm, trị giá là 6 tỷ đồng từ Trường Dickinson College (Mỹ). Đây là ngôi trường danh giá được xếp hạng 41 trong hơn...