ĐH Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp hai ngành quản trị kinh doanh (DBA) và quản lý giáo dục (EdD) trong năm nay.
PGS.TS Vũ Phan Tú giới thiệu chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng tại hội thảo giới thiệu chương trình này hồi tháng 9-2018 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Sau hơn 2 năm xây dựng đề án, dự kiến năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM nghiên cứu thí điểm triển khai chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng cho ngành quản trị kinh doanh và quản lý giáo dục. Dựa trên kết quả thí điểm, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ nghiên cứu mở rộng cho các ngành khác.
Theo lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM, đây là những ngành đã được đào tạo phổ biến trên thế giới nên đại học này có thể tham khảo kinh nghiệm tại các trường đại học uy tín. Việc nghiên cứu đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển một loại chương trình đào tạo mới, đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng. Từ đó, ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm điều kiện để phát huy thế mạnh đa ngành, thực hiện nhiệm vụ “gắn kết và phục vụ cộng đồng”.
Video đang HOT
PGS.TS Vũ Phan Tú – trưởng ban sau đại học ĐH Quốc gia TP.HCM – cho biết trên thế giới đào tạo tiến sĩ theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng. Nhưng tại Việt Nam hiện chỉ có một loại chương trình đào tạo tiến sĩ và một loại bằng tiến sĩ.
“Đây là chương trình học tập và nghiên cứu bậc cao, vừa đáp ứng tiêu chuẩn của trường đại học để nhận bằng tiến sĩ, vừa đáp ứng những nhu cầu cụ thể của nghề nghiệp. Tuy nhiên, cả nước vẫn chưa có cơ sở giáo dục đại học nào đào tạo trình độ tiến sĩ định hướng ứng dụng.
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo sâu chuyên môn của các nhà quản lý và từ thực tiễn đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng của các nước, ĐH Quốc gia TP.HCM đã nghiên cứu xây dựng chương trình này triển khai thí điểm. Hiện ĐH Quốc gia TP.HCM đã hội nhập, xếp hạng cao trong khu vực và quốc tế, các chương trình tiến sĩ ứng dụng là phù hợp với thế giới và nhu cầu tại Việt Nam”, ông Tú nhấn mạnh.
Theo đề án, các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng giúp phát triển năng lực người học để tạo ra những đóng góp quan trọng trong nghề nghiệp thông qua hoạt động nghiên cứu. Đối tượng của chương trình là những người làm việc thực tế, có kinh nghiệm chuyên môn. Người học sẽ áp dụng việc nghiên cứu của mình để giải quyết các vấn đề thực tế, có những đóng góp mới cho thực tiễn, tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Theo đó chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp gồm 35-45 tín chỉ các môn học, 45-55 tín chỉ luận án. Thời gian đào tạo là 3-5 năm (toàn thời gian) và 4-7 năm (bán thời gian).
Điều kiện tốt nghiệp: giống các chương trình đào tạo tiến sĩ nhưng phải có một dự án giải quyết vấn đề thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Trường ĐH Kinh tế Huế trao bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ khóa 2018-2020
Chiều ngày 28/11, Trường Đại học Kinh tế Huế trao bằng cho 5 tân tiến sĩ, 107 tân thạc sĩ các lớp K19 khóa 2018-2020 và các khóa trước.
Cũng trong dịp này, nhà trường đã khen thưởng cho 21 tân Thạc sĩ đã có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào lớp. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định rằng, thành công của các tân Tiến sĩ, tân Thạc sĩ ngày hôm nay là niềm tự hào của nhà trường, đồng thời việc có được tấm bằng ngày hôm nay đã thể hiện và minh chứng cho sự kiên trì và lòng say mê học tập, đã giúp các học viên vượt qua một chặng đường gian nan và đầy thử thách để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Đồng thời, PGS Trần Văn Hòa khẳng định: "Kết quả của ngày hôm nay cũng là minh chứng cụ thể cho những nỗ lực của Trường Đại học Kinh tế Huế đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám đốc và các ban chức năng của Đại học Huế.
PGS.TS Trần Văn Hòa trao bằng Thạc sĩ cho các học viên.
Thành công của các anh chị mới chỉ là bước đầu trên con đường khoa học. Những kiến thức được nhà trường trang bị là tiền đề quan trọng, bước đầu để các tiến sỹ, thạc sỹ tiếp tục học tập, rèn luyện và vận dụng vào trong cuộc sống, công tác, để trở thành những nhà quản lý kinh tế giỏi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị và địa phương".
PGS.TS Trần Văn Hòa lần lượt trao bằng cho các tân Tiến sĩ.
Trường Đại học Kinh tế Huế được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học từ năm 1999. Đến nay, đã đào tạo được 2.821 thạc sĩ và hiện có 415 học viên đang theo học ở 3 chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh và Kinh tế chính trị. Về đào tạo trình độ tiến sĩ, đến nay đã đào tạo được 26 tiến sĩ và hiện có 14 nghiên cứu sinh đang theo học.
Chặng đường 20 năm đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Học viện Biên phòng "Sau 20 năm đào tạo sau đại học, HVBP đã có 101 giảng viên có trình độ Tiến sĩ; trong đó, 21 đồng chí có học hàm Phó Giáo sư, 1 đồng chí có học hàm Giáo sư, đáp ứng yêu cầu hướng dẫn nghiên cứu sinh" - Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp nhấn mạnh. Năm 2000, Học viện Biên phòng (HVBP) đã...