ĐH Quốc gia TPHCM đứng tôp đầu về công bố quốc tế
(VietQ.vn) – ĐH Quốc gia TP HCM là một trong những đơn vị dẫn đầu về công bố quốc tế.
Theo thống kê, tính đến tháng 12/2014, ĐH Quốc gia TP HCM (ĐHQG-HCM) đã công bố tất cả 1823 bài báo trên tất cả các lĩnh vực. Riêng số bài báo công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước là 774 bài; trong đó có 410 công bố được đăng trên các tạp chí quốc tế, chiếm tỉ lệ 53% và số bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh sách ISI là 272 (66%).
Thống kê công bố quốc tế của ĐH Quốc gia TP HCM. Bảng 1
Bảng xếp hạng công bố quốc tế
Thống kê công bố quốc tế của ĐH Quốc gia TP HCM
Trong số 272 bài báo thuộc danh sách ISI được công bố năm 2014 của thầy và trò ĐHQG-HCM thì 110 bài có IF lớn hơn 2 (40%); 237 bài (87%) mà tác giả chính là người thuộc ĐHQG-HCM và 136 bài (50%) mà tất cả các tác giả là người của ĐHQG-HCM, điều này cho thấy ĐHQG-HCM ngày càng phát huy năng lực nội tại của mình trong nghiên cứu khoa học.
Năm 2014, tiêu biểu cho xu hướng “nội lực” này có thể kể đến các nhóm sau: Nhóm nghiên cứu về cấu trúc vật liệu của PGS.TS. Phan Thanh Sơn Nam & TS. Trương Vũ Thanh (trường ĐH Bách khoa) côngbố 11 bài báo ISI với tổng điểm IF là 46.703; nhóm cơ học tính toán của PGS.TS. Nguyễn Thời Trung (trường ĐH Khoa học Tự nhiên) & PGS.TS. Lương Văn Hải (trường ĐH Bách khoa) – 11 bài ISI, tổng IF là 19.027; nhóm vật lý tính toán của GS.TS. Võ Văn Hoàng (trường ĐH Bách khoa) – 05 bài ISI, tổng IF là 9.341; nhóm nghiên cứu về lý thuyết tối ưu của GS.TSKH. Phan Quốc Khánh (trường ĐH Quốc tế) – 08 bài ISI,tổng IF là 12.045; nhóm nghiên cứu về giải tích số của PGS.TS. Mai Đức Thành (trường ĐH Quốc tế) – 07 bài ISI, tổng IF là 10.226; nhóm nghiên cứu về giải tích của GS.TS. Đặng Đức Trọng và TS. Nguyễn Huy Tuấn (trường ĐH Khoa học Tự nhiên) – 09 bài ISI, tong IF là 7.756; nhóm nghiên cứu tế bào gốc của TS. Phạm Văn Phúc (trường ĐH Khoa học Tự nhiên) – 05 bài ISI, tổng IF là 10.458, đặc biệt trong năm 2014 vừa qua nhóm cũng đã xuất bản được 02 tạp chí bằng tiếng Anh có bình duyệt là Progress in STEM CELL và Biomedical and Research and Therapy,…
Đặc biệt trong năm qua, ĐHQG-HCM tiếp tục công bố một số bài báo trên các tạp chí được cộng đồng khoa học đánh giá cao Advanced Functional Material (IF2013 = 10,439), Journal of the American Chemical Society (IF2013 = 11,444), Angewandte Chemie International Edition (IF2013 = 11,336), Nature Communications (IF2013 = 10,742), Nature Genetics (IF2013 = 29,648), Cancer Cell (IF2013 = 23,893).
Tháng 8/2013, theo báo cáo của SCImago Institutions Rankings trong số 2744 trường đại học, viện và tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới, Việt Nam có 04 đơn vị có tên trong bảng xếp hạngbao gồm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, ĐHQG-HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG-HN) và trường Đại học Bách khoa Hà Nội (T ĐHBK-HN).
Phân tích của SCImago dựa vào các tiêu chí: (i) Đầu ra (số bài báo khoa học công bố giai đoạn 2007 – 2011); (ii) Hợp tác quốc tế (phần trăm số bài báo có hợp tác với đồng nghiệp quốc tế); (iii) Chỉ số chuyên biệt hoá (chỉ số chuyên biệt hoá có giá trị từ 0 (đa ngành) đến 1 (chuyên ngành)); (iv) Chỉ số chất lượng khoa học (tỉ lệ số bài báo được công bố trên các tạp chí thuộc nhóm top 25% trên thế giới); (v) Chỉ số xuất sắc (số bài báo được trích dẫn nhiều nhất); (vi) Chỉ số tác động (phản ảnh mức độ ảnh hưởng của nghiên cứu); (vii) Chỉ số lãnh đạo(Scientific leadership: phần trăm bài báo mà tác giả chính là người của đơn vị, có thể xem đây là “chỉ số nội lực”); (viii) Chỉ số Excellencewith Leadership (số lượng các bài báo được đánh giá xuất sắc trong đó cán bộ của đơn vịlà tác giả đóng góp chính). Thống kê của SCImago cho thấy nếu xét về số lượng đầu ra thì ĐHQG-HCM đứng thứ hai. Tuy nhiên, nếu xét về các chỉ số tầm ảnh hưởng, mức độ xuất sắc, nội lực thì ĐHQG-HCM đứng đầu cả nước.
Theo VietQ