ĐH Quốc gia HN và Ban Kinh tế TƯ đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học
Ngày 19/10/2021, Ban Kinh tế Trung ương do Phó Trưởng ban Nguyễn Thành Phong dẫn đầu đã có buổi làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về các cơ hội hợp tác giữa hai đơn vị trong thời gian tới.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong và Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đồng chủ trì buổi làm việc.
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Ban Kinh tế Trung ương đã ký kết Quy chế phối hợp lần đầu tiên vào năm 2013. Các nội dung hợp tác tập trung vào việc thực hiện nghiên cứu tư vấn góp ý dự thảo chính sách kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước; nghiên cứu lý luận và chính sách liên quan đến các vấn đề hội nhập khu vực và quốc tế, các vấn đề mới mang tính thời đại hoặc toàn cầu.
Ngày 22/08/2019, ĐHQGHN và ĐHQG TPHCM đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Ban Kinh tế Trung ương. Sự kiện này tiếp tục khẳng định vai trò tư vấn chính sách của hai đại học hàng đầu để phát huy nguồn lực, thế mạnh của ba cơ quan trong hợp tác nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách lớn phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội đất nước.
Theo đó, ba cơ quan sẽ hợp tác trong nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội đất nước, tập trung vào một số nội dung, đó là Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế – xã hội và kinh doanh mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mô hình hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và mô hình tăng trưởng kinh tế; Dự báo phát triển kinh tế – xã hội; Giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Phát triển và liên kết vùng; liên kết ngành, cụm ngành, đặc biệt là cụm liên kết đổi mới sáng tạo; Nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển đổi số quốc gia, xây dựng và phát triển nền kinh tế số.
Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã điểm qua một số thành tựu của ĐHQGHN trong thời gian vừa qua, trong đó nhấn mạnh tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ĐHQGHN với tỷ lệ giảng viên/sinh viên tiệm cận tiêu chí của đại học nghiên cứu. Thứ hạng của ĐHQGHN trong các bảng xếp hạng uy tín như QS, THE liên tục gia tăng theo từng năm. Đặc biệt nhiều lĩnh vực của ĐHQGHN được các tổ chức xếp hạng đại học thế giới đánh giá với các tiêu chí nghiêm ngặt.
Với vị thế là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam, ĐHQGHN đã tham gia đóng góp trong việc tham mưu, tư vấn chính sách cho Chính phủ, các bộ ngành và địa phương.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học từ Ban Kinh tế Trung ương, đặc biệt là nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch Covid-19. Ngoài ra, ĐHQGHN sẵn sàng hỗ trợ cùng Ban Kinh tế Trung ương trong việc xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu về chính sách xã hội.
Video đang HOT
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong đánh giá cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan, kể từ khi Quy chế phối hợp năm 2013 được ký kết đến nay. Qua đó giúp cho Ban Kinh tế Trung ương đưa ra những tham mưu, đề xuất hợp lý, khả thi trong phát triển kinh tế – xã hội cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Nhiều đề án do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá cao, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học và chuyên gia của Trường ĐH Kinh tế và một số đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số nội dung hợp tác trong thời gian tới giữa ĐHQGHN và Ban Kinh tế Trung ương.
Hai cơ quan tiếp tục hợp tác trong nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội đất nước: Nghiên cứu các mô hình kinh tế mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Mô hình hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo… và mô hình tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN mong muốn Ban Kinh tế Trung ương ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện đề xuất và triển khai Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam và giai đoạn 2 Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Hai đơn vị cũng sẽ phối hợp trong nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các đề án, báo cáo thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Theo đề nghị của Ban Kinh tế Trung ương, ĐHQGHN cung cấp tài liệu phục vụ cho việc tham gia ý kiến, thẩm định các báo cáo, đề án về kinh tế – xã hội trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, các cơ quan trao đổi thông tin, ấn phẩm, các tư liệu, kết quả nghiên cứu về kinh tế – xã hội để phục vụ các nhiệm vụ và lĩnh vực công tác.
Ngoài ra, hai bên phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hai bên nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện cũng như tham mưu, tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước.
Sửa đổi trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh: Thuận lợi cho trường đại học
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2018/NĐ-CP Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến rộng rãi, trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của UBND cấp tỉnh được mở rộng.
Trường Đại học Bình Dương giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ảnh minh họa
Nhiều ý kiến cho rằng, sửa đổi này là hợp lý, thuận lợi hơn cho cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn.
Phù hợp với quy định trong Luật và thực tiễn
Thực hiện Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục.
Theo ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT), nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý nhất liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh. Cụ thể, Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 127 năm 2018 quy định, một trong những trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh là "Quản lý các trường ĐH công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật".
Trong khi đó, theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm "Thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh; các cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc các bộ, ngành khác; cơ sở giáo dục ĐH tư thục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục đặt trụ sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật".
Khẳng định quy định trong dự thảo là phù hợp, ông Đặng Tự Ân lý giải: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh được mở rộng nhằm đáp ứng quy định trong Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn giáo dục. Chẳng hạn quản lý Nhà nước các "cơ sở giáo dục nghề nghiệp" trên địa bàn tỉnh, vốn thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
"Tuy nhiên, nếu sửa đổi Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 127 thì một số nội dung khác của Nghị định cũng cần điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ. Đơn cử: Khoản 2, Điều 1, Nghị định 127 với quy định Nghị định này không áp dụng với giáo dục nghề nghiệp; Điều 7 về trách nhiệm quản lý Nhà nước của chủ tịch UBND cấp tỉnh liệu có cần bổ sung hay vẫn giữ nguyên?" - ông Đặng Tự Ân đặt câu hỏi.
Nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Ảnh minh họa/INT
"Quốc hội còn có riêng một Nghị quyết về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Thiết nghĩ, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng nên cần phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình đổi mới giáo dục tại địa phương. Bên cạnh đó, Khoản 11 Điều 6 nên ghi "Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất..." để từ đó UBND tỉnh phải ưu tiên bố trí quỹ đất cho các nhà trường học 2 buổi/ngày và cho trường giãn lớp, lớp giãn học sinh, nhằm bảo đảm các quy định chuẩn của Bộ GD&ĐT. Điều này cần thiết cho triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018" - ông Đặng Tự Ân góp ý thêm.
Ngoài nội dung này, góp ý sửa đổi Nghị định 127, ông Đặng Tự Ân cũng cho rằng: Khoản 1 Điều 3, Nghị định 127 có ghi đảm bảo tính thống nhất quản lý Nhà nước về giáo dục; tuy nhiên trách nhiệm của UBND tỉnh cũng như UBND huyện không đề cập tới hệ thống các trường tư thục ở phổ thông, trong khi nhiều hoạt động ở các trường tư còn có bất cập. Khoản 9 Điều 4 có nêu "Quản lý, hướng dẫn thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục"; nên chăng bổ sung những điều khoản về kiểm tra giám sát; chấp hành quy định chuyên môn, thực hiện thỏa thuận mức thu học phí, thời gian kế hoạch năm học... đối với hệ thống các trường tư thục.
Thuận lợi cho trường đại học
GS.TS Thái Văn Thành, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đồng quan điểm việc sửa đổi Nghị định 127 là đúng với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điểm mới liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh cũng là hợp lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tạo động lực cho các nhà trường phát triển; thực hiện giám sát trách nhiệm giải trình của các trường ĐH chặt chẽ, hướng tới lợi ích tốt hơn cho người dân nói chung, người học nói riêng.
ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cũng nhận định việc sửa đổi Khoản 7, Điều 6, Nghị định 127/2018/NĐ-CP là phù hợp với Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học sửa đổi khi bổ sung trường đại học công lập trực thuộc các bộ và phân hiệu của các trường đại học cho tỉnh/thành phố quản lý.
Theo đó, các trường đại học sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ tỉnh/thành phố trong chính sách phát triển của nhà trường như: Quỹ đất; hạ tầng công cộng; chế độ chính sách cho cán bộ giảng viên (đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, người tài), người học; ưu tiên đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học của địa phương... Sự phát triển của trường đại học sẽ gắn liền với sự phát triển của tỉnh/thành phố và ngược lại.
"Lâu nay, các trường đại học vẫn chịu sự quản lý về mặt hành chính bởi chính quyền nơi trường đóng chân. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ trong thông tư hướng dẫn, tỉnh/thành phố quản lý các trường đại học ở những lĩnh vực gì, tránh can thiệp vào hoạt động chuyên môn khi mà định hướng phát triển của các trường đại học là tự chủ và đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, cũng như hướng tới hội nhập thị trường lao động quốc tế" - ThS Nguyễn Vinh San nêu quan điểm.
Bí thư Thái Nguyên: "Tôi đã rất run... khi lần đầu đứng trên bục giảng" Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, cựu giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội về giờ dạy đầu tiên của bà khi còn trẻ. Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Thanh Hải...