ĐH Quốc gia Hà Nội tập trung đào tạo cử nhân tài năng theo hướng đại trà
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của ĐH Quốc gia Hà Nội là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Tại phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN mở rộng, giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, chú trọng điều chỉnh chiến lược của ĐH QGHN mà nền tảng là KH&CN đến năm 2025 và thực hiện linh hoạt đối với các nhiệm vụ khoa học và đào tạo; Chỉ ra hướng mới, tính khả dụng góp phần phát triển KHCN và giáo dục cho đất nước.
Về KHCN, ông Sơn cho hay tập trung đưa ra những định hướng đầu tư, huy động nguồn lực để tạo ra sản phẩm đầu ra mang tầm quốc gia. Đối với đào tạo, trong năm 2019 cấp thiết đổi mới đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, đồng thời đổi mới trong hoạt động giảng dạy.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế; lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Bên cạnh đó, đổi mới một cách tổng thể và hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế từ công nghệ dạy – học hiện đại, tiên tiến, cũng như giáo trình, học liệu, cơ sở vật chất, trình độ và kĩ năng của đội ngũ giảng viên.
Video đang HOT
Chuyển đổi chương trình theo chuẩn đầu ra, đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực (đến nay đã được nhân rộng mô hình áp dụng cho cả nước), xây dựng quy hoạch ngành/chuyên ngành đào tạo, mở mới các chương trình đào tạo thí điểm.
Trong đó, một số chương trình liên ngành, liên lĩnh vực đã trở thành “đặc sản” của ĐHQGHN, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội như: Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Vật liệu và linh kiện nano, Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
ĐH QGHN đặt mục tiêu đến năm 2025, hoạt động KHCN đóng vai trò nòng cột cho sự phát triển ĐHQGHN thành đại học định hướng nghiên cứu trong nhóm 100 đại học hàng đầu châu Á để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đặc biệt, ĐHQGHN sẽ tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm khoa học công nghệ cao, áp dụng với thực tiễn của xã hội. Góp phần vào việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng phát triển mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
Nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN thuộc top 3 Việt Nam trên cơ sở phát triển các phát minh sáng chế thuộc các lĩnh vực mà ĐHQGHN có thế mạnh là Công nghệ Sinh học, Hóa học, Công nghệ thông tin, Dược liệu, Điện tử Viễn thông, Cơ khí, Vật liệu/Năng lượng mới.
KHCN đặt mục tiêu nhiệm vụ cho năm 2019 và đến năm 2025 sẽ có 50 sản phẩm được thương mại hóa.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Văn bằng đại học đào tạo tại chức, từ xa, liên thông có giá trị như bằng đại học chính quy từ 1/7 năm nay
Đó là một trong những quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 với nhiều điểm mới quan trọng, Luật sẽ có hiệu lực từ 01/7/2019.
Theo Luật Giáo dục đại học (2012), tại Điều 38 quy định Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Nghĩa là người học theo học hình thức đào tạo nào thì khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tương ứng với hình thức đào tạo đó.
Tuy nhiên, quy định này được sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 (Luật Giáo dục đại học sửa đổi). Cụ thể, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Như vậy, quy định mới ghi nhận bằng cử nhân là văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không quy định hình thức đào tạo trên văn bằng. Có nghĩa là bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông... có giá trị ngang nhau.
Quy định mới tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy, quy định mới khuyến khích cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo. Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012.
Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi được thống nhất, ban hành cũng đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau với nội dung quy định này trong Luật, tuy nhiên theo khía cạnh tích cực, quy định này sẽ góp phần tạo điều kiện cho những đối tượng không có khởi điểm học tập như những người khác vẫn có thể hoàn thành chương trình học đại học. Chưa kể đây sẽ là một quy định tốt khi khuyến khích phần lớn những người có ý chí học tập mà điều kiện, hoàn cảnh gia đình không cho phép học đại học có thể vươn lên trong học tập.
Cái chính là những con người thực thi, giám sát thi hành có nghiêm túc và công bằng không mà thôi.
Quỳnh Nga
Theo toquoc
Học viện Hành chính Quốc gia: Bế giảng Lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp vụ Sáng ngày 28/12, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp vụ cho công chức, viên chức Bộ Nội vụ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường đến dự và phát biểu tại buổi Lễ. Dự Lễ bế giảng có TS. Đặng Xuân Hoan,...