ĐH Quốc gia Hà Nội ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Viện sẽ nghiên cứu về công nghệ xử lý ảnh phục vụ trinh sát UAV, trinh sát vệ tinh.
Lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Ảnh: Bùi Tuấn
Chiều 18/12, lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (School of Aerospace Engineering), viết tắt là SAE, trực thuộc Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cùng với việc thành lập Viện, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phê duyệt chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ – chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn mực của các trường hàng đầu thế giới, chú trọng đào tạo kỹ năng cơ bản và công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0.
Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Nguyễn Kim Sơn, Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ sẽ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ bậc đại học, sau đại học; nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản phẩm khoa học trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đáp ứng yêu cầu dân sự và an ninh, quốc phòng của đất nước…
“Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, SAE sẽ triển khai một số định hướng nghiên cứu về công nghệ xử lý ảnh phục vụ trinh sát UAV, trinh sát vệ tinh; truyền tin UAV; MEMS ứng dụng trong chế tạo con quay vi cơ; công nghệ dẫn đường và điều khiển; tên lửa và vệ tinh”, ông Sơn nói.
Chương trình đào tạo của Viện thực hiện trong 4,5 năm, cấp bằng kỹ sư. Sinh viên sẽ được đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước giảng dạy, trong đó có các chuyên gia đến từ Tập đoàn Viettel.
Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được thực hành, thực tập tại các phòng thí nghiệm hiện đại của Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập đoàn Viettel, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam… Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi được tuyển thẳng vào công tác tại Viettel.
Việc tuyển sinh khóa đầu tiên sẽ bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017-2018. Đối tượng là sinh viên năm thứ nhất của các đại học thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, viễn thông và nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử và Cơ kỹ thuật, có đam mê lĩnh vực hàng không vũ trụ và chấp nhận thách thức. Từ năm học 2018-2019, chương trình sẽ tuyển sinh theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng thời là đơn vị phối thuộc của Tập đoàn Viettel.
Theo VNE
Ngôi trường 15 năm tiên phong đào tạo cử nhân quản lý sở hữu trí tuệ
Đến tháng 6/2019, Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn sẽ chính thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ.
Tiên phong đào tạo sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. ó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
Với tư cách là một trong ba trụ cột của thương mại quốc tế hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đang đặt ra ngày càng gay gắt và cấp bách. Mặc dù vậy, những hiểu biết của cộng đồng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn quá ít ỏi trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ của cán bộ cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.
Phó giáo sư Trân Văn Hai (người ngồi bên phải)- Chu nhiêm bô môn Quan ly Sơ hưu tri tuê, Khoa Khoa hoc Quan ly, Trương Đại học Khoa hoc Xa hôi va Nhân văn (Ảnh: tác giả cung cấp)
Nắm bắt được nhu cầu này, ngay từ năm 2004, Khoa Khoa học Quản lý đã là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo cấp chứng chỉ C "Pháp luật và nghiệp Sở hữu trí tuệ" cho các đối tượng là những người đã tốt nghiệp đại học, đang công tác tại các cơ quan, tổ chức có liên quan đến sở hữu trí tuệ như cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, văn phòng đại diện sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp...
Thời gian đào tạo chương trình kéo dài 6 tháng. Đến nay, Khoa đã đào tạo được 6 khóa với khoảng 500 học viên tốt nghiệp.
Loại hình đào tạo này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội, nhất là đối với những người đang công tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà chưa qua đào tạo.
Các khóa học đã thu hút những người công tác tại các cơ quan như Cục Sở hữu trí tuệ, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Tòa án, Ủy ban nhân dân các cấp, các Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác...
Như vậy sở hữu trí tuệ đã trở thành một hoạt động với tính chuyên nghiệp ngày càng tăng và phạm vi ngày càng mở rộng đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải có những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu với chuyên ngành sở hữu trí tuệ.
Trước nhu cầu đòi hỏi cần phải có một nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực này, bắt đầu năm 2003, Khoa Khoa học Quản lý đã mở chuyên ngành đào tạo cử nhân về sở hữu trí tuệ. Mỗi năm, Khoa đào tạo từ 15 - 20 sinh viên.
Với 16 học phần có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong các chương trình đào tạo, có thể nói đến nay Khoa là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo cử nhân về chuyên ngành này và cũng là đơn vị có quy mô đào tạo lớn nhất trong các trường đại học ở Việt Nam.
Ngoài việc trang bị kiến thức khoa học cơ bản về sở hữu trí tuệ, sinh viên của Khoa tốt nghiệp hướng chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ còn được trang bị những kỹ năng về:
Quản lý tài sản trí tuệ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, biết cách lựa chọn hình thức bảo hộ sao cho đạt hiệu quả khoa học và công nghệ, hiệu quả kinh tế cao nhất, phát hiện và đề nghị xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do cá nhân, tổ chức thực hiện khi không được sự cho phép của chủ sở hữu tài sản trí tuệ;...
Đây là các kỹ năng được xem là khó nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là kỹ năng viết bản mô tả sáng chế đối với các giải pháp kỹ thuật không chỉ khó đối với các doanh nghiệp mà còn là công việc rất khó khăn ngay cả đối với các nhà khoa học.
Ngoài các kiến thức và kĩ năng đó, sinh viên còn được rèn luyện kĩ năng tìm các sáng chế, giải pháp kỹ thuật dạng quy trình/phương pháp do nước ngoài cấp patent (nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam) để chuyển giao cho các doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả phí license.
Có thể khẳng định chỉ duy nhất sinh viên hướng chuyên ngành quản lý sở hữu trí tuệ đạt được kỹ năng này. Cách làm này là phù hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khả năng tài chính thấp, năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D) thấp, nhưng lại được sử dụng sáng chế ở tầm công nghệ cao mà không phải trả phí license.
Đặc biệt, vào tháng 4/2017, nhóm sinh viên năm thứ hai của Khoa đã tìm được đầy đủ sáng chế phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản do cơ quan sáng chế của một quốc gia có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh cấp patent (nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam), nhóm sinh viên đã chuyển giao thành công sáng chế này cho một doanh nghiệp chế biến thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Hiện tại, nhóm sinh viên hướng chuyên ngành sở hữu trí tuệ đang tiến hành khai thác các sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, như quy trình canh tác rau hữu cơ, phương pháp bảo quản và chế biến rau quả... để chuyển giao theo đề nghị của một doanh nghiệp ở Hải Dương và chuyển giao cho các doanh nghiệp khác khi có yêu cầu.
Thành công đạt được
Được biết, từ ngày 10/1/2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Pháp luật và Nghiệp vụ sở hữu trí tuệ, chương trình đào tạo hướng Chuyên ngành Quản lý sở hữu trí tuệ tại Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Khoa các sinh viên tốt nghiệp tại hướng chuyên ngành sở hữu trí tuệ của Khoa hiện nay đều đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước, văn phòng sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp khác.
Không chỉ đào tạo sinh viên học tập tốt mà Khoa còn hướng, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học. Khoa phối hợp với đơn vị chức năng của Cục Sở hữu Trí tuệ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sở hữu trí tuệ, tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên về sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì và thực hiện Dự án xây dựng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ tại Trường.
Dự án này bao gồm việc xây dựng Đề án đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ, Khung Chương trình và đề cương chi tiết các học phần đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ, với yêu cầu chương trình đào tạo phải có khoảng 70% khối kiến thức tương đương với kiến thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ tại một trường đại học thuộc top 200 trên thế giới.
Hiện nay, Khoa Khoa học quản lý đang khẩn trương triển khai dự án, phấn đấu đến tháng 6/2019, Khoa sẽ chính thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ.
Theo GDVN
Tới năm 2020 vẫn cấp sổ hộ khẩu, chứng minh thư như cũ Thượng tá Trần Hồng Phú - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72 - Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) - khẳng định, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2019-2020, tất cả thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu hay chứng minh thư...