ĐH Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực
Hôm nay (1/4), ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi này dự kiến kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 với nhiều đợt thi.
Đợt thi đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 8 – 9/5. Các thí sinh được thi nhiều đợt trong năm, mỗi đợt thi cách nhau 28 ngày. Thí sinh cũng được phép lựa chọn kết quả thi cao nhất để đăng ký xét tuyển.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tại Cổng thông tin khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, địa chỉ: khaothi.vnu.edu.vn hoặc qua cet.vnu.edu.vn.
Quy trình đăng ký dự thi như sau:
Bước 1: Truy cập khaothi.vnu.edu.vn, chọn “Đăng ký” ở trang chủ (hình khoanh đỏ). Nếu đã đăng ký tài khoản thì chọn “Đăng nhập” bên cạnh để thực hiện các thao tác tiếp theo.
Bước 2: Đăng ký tài khoản. Màn hình hiện ra trang đăng ký như sau:
Bước 3: Kiểm tra email (đã dùng để đăng ký tài khoản), mở thư có tiêu đề “Xác nhận
đăng ký tài khoản” để xác thực. Sau khi xác thực tài khoản thành công, hệ thống tự động chuyển đến trang đăng nhập.
Bước 4: Thí sinh đăng nhập với tên đăng nhập là địa chỉ email và mật khẩu đã tạo ở
Bước 2. Trường hợp quên mật khẩu thì bấm chọn “Quên mật khẩu”.
Video đang HOT
Sau đó, nhập địa chỉ email và chọn “Gửi”.
Tiếp theo, mở thư có tiêu đề “Lấy lại mật khẩu” trong email của bạn để nhận mật khẩu mới. Đăng nhập bằng mật khẩu mới được cấp lại. Bạn nên đổi lại mật khẩu bằng việc chọn “Thông tin tài khoản” như hình dưới đây:
Bước 5: Chọn chức năng “Hồ sơ thí sinh” và chọn “Nhập hồ sơ thi” để khai báo.
Thông tin của thí sinh được sử dụng cho giấy báo dự thi và giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh phải đảm bảo tính chính xác và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo (gồm cả ảnh).
Chọn “Ghi nhận” sau khi hoàn thành đầy đủ việc khai báo hồ sơ thí sinh.
Bước 6: Tại trang chủ, chọn “Đăng ký thi” như hình dưới đây:
Chọn “Đợt thi mới mở”. Sau đó, chọn “Mã đợt thi” để chọn điểm thi, ca thi.
Chọn địa điểm thi, ca thi và chọn “Ghi nhận” để chính thức đăng ký dự thi. Ngay sau đó, bạn sẽ nhận được email “Xác nhận thông tin đăng ký dự thi”. Nếu cần sửa kết quả đã đăng ký, hãy chọn “Sửa đăng ký thi” để thay đổi ca thi, bổ sung ca thi mới, chuyển địa điểm thi.
Chọn đợt thi cần điều chỉnh và thực hiện thay đổi nếu bạn muốn. Sau đó, chọn “Ghi nhận thay đổi”.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn “Hủy đăng ký đợt thi” để hủy đợt thi này hoặc chọn “Quay lại” nếu không thay đổi thông tin.
Lệ phí đăng ký không hoàn trả với bất kỳ trường hợp thay đổi hay “Hủy đăng ký đợt thi”.
Bước 7: Thí sinh xem lại toàn bộ thông tin đăng ký dự thi ở chức năng “Tra cứu”.
Bước 8: Nộp phí đăng ký dự thi. Phí đăng ký dự thi tính theo từng ca thi theo thông báo của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 2021, phí đăng ký dự thi là 200.000đ/ thí sinh/ lượt thi.
Sau 48 giờ kể từ khi đăng ký đợt thi, thí sinh không nộp phí đăng ký dự thi thì cổng thông tin tự động xóa đợt thi của thí sinh đã đăng ký.
Bước 9: Thí sinh xem thông tin dự thi, tải và in phiếu báo dự thi tại chức năng “Tra cứu” trước ngày thi.
Cổng thông tin sẽ hiển thị thông tin đăng ký dự thi và cho phép in phiếu báo dự thi để xuất trình trước khi vào phòng thi.
ĐH Ngoại thương bổ sung phương thức tuyển sinh mới
Phương thức tuyển sinh mới của ĐH Ngoại thương là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.
Sáng 19/3, ĐH Ngoại thương thông báo phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021.
Theo đó, ngoài 5 phương thức xét tuyển thực hiện từ năm 2020, nhà trường bổ sung một phương thức mới là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.
Thí sinh tham dự kì thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh minh họa: V.L
Đối với phương thức xét tuyển này, ĐH Ngoại thương quy định chỉ tiêu tuyển sinh là 7%, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến 2 đợt trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường. Dự kiến đợt một từ ngày 21/5 đến ngày 28/5 và đợt hai vào giữa tháng 7.
Điều kiện tham gia xét tuyển ở phương thức này là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên.
Bên cạnh đó, thí sinh phải có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 105/150 điểm hoặc kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 850/1200 điểm.
Khi xét tuyển theo phương thức này, thí sinh chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại một trong hai cơ sở của trường là trụ sở chính Hà Nội hoặc cơ sở II ở TP.HCM.
Năm phương thức xét tuyển còn lại của nhà trường được giữ nguyên như năm 2020. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 30% chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại chiếm 28% chỉ tiêu.
Nhà trường cũng dành 25% chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chiếm 7% chỉ tiêu. 3% chỉ tiêu còn lại của trường là ở phương thức xét tuyển thẳng.
Năm 2021, ĐH Ngoại Thương duy trì 3.990 chỉ tiêu tại cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh. Đây cũng là năm nhà trường bắt đầu tuyển sinh 2 chương trình đào tạo chất lượng cao mới là chương trình chất lượng cao Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và chương trình chất lượng cao Tiếng Anh thương mại.
Chuyên gia bày cách làm bài thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất Sau khi Trung tâm Khảo thí (ĐHQGHN) công bố đề thi tham khảo của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông (THPT) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của thí sinh, thầy cô giáo. Thông tin về bài thi đánh giá năng lực mẫu, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, Trung tâm...