ĐH Quốc gia được quyền thí điểm mở ngành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về ĐH Quốc gia áp dụng đối với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM.
Theo đó, ĐH Quốc gia được trao các quyền tự chủ cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH Quốc gia, cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
ĐH Quốc gia cũng được thí điểm mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định, báo cáo Bộ GD-ĐT theo dõi, kiểm tra. Ngoài ra, ĐH Quốc gia cũng có quyền phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, tổ chức tại ĐH Quốc gia.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) trong lễ tốt nghiệp
Video đang HOT
Giám đốc ĐH Quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐH Quốc gia khi cần thiết.
Nghị định cũng nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng ĐH Quốc gia, Giám đốc và Phó giám đốc ĐH Quốc gia. Giám đốc, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Theo TNO
ĐH Quốc gia sẽ tự quyết định cách thức tuyển sinh
Đây là điểm mới mà Bộ GD - ĐT vừa công bố trong dự thảo về quy chế tổ chức, hoạt động của ĐH Quốc gia.
Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Đáng chú ý, trong điều 28 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức thi của dự thảo này nêu rõ:
Giám đốc ĐH Quốc gia sẽ quyết định tổng chỉ tiêu đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo và năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đảm bảo yêu cầu cao về chất lượng, đồng thời phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh của các đơn vị thành viên; chỉ đạo thống nhất công tác tuyển sinh.
Đặc biệt, trường còn có thể được quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác này.
ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh internet)
Ngoài ra, dự thảo này cũng quy định thẩm quyền mở ngành mới đã có trong danh mục ngành mà Bộ GD - ĐT phê duyệt hoặc thí điểm sẽ thuộc về giám đốc ĐH Quốc gia.
Về chương trình đào tạo và giáo trình, dự thảo này cũng nêu rõ: ĐH Quốc gia và các đơn vị thành viên được phát triển và sử dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến ở nước ngoài. Trong đó, giám đốc sẽ quyết định các khối kiến thức, các môn học chung trong chương trình đào tạo, còn hiệu trưởng sẽ là người tổ chức thực hiện.
Về văn bằng, chứng chỉ cấp cho người học: Giám đốc ĐH Quốc gia cấp bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho người học được đào tạo tại đơn vị trực thuộc; và bằng tiến sĩ danh dự, còn hiệu trưởng sẽ cấp bằng, chứng chỉ cho người học được đào tạo tại đơn vị thành viên. Công tác in, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ GD - ĐT.
Ngoài ra, dự thảo này quy định về tổ chức và hoạt động của trường và các cơ sở giáo dục thành viên, bao gồm: Cơ cấu tổ chức, công tác nhân sự, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục, tài chính, tài sản, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kỷ luật.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo trong quy định về đội ngũ cán bộ là hiệu trưởng các đại học thành viên do giám đốc ĐH Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cũng theo quy định trong dự thảo, trường sẽ có 4 phó giám đốc không kiêm nhiệm lãnh đạo đơn vị thành viên.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TP.HCM Ngày 22.11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh minh họa Trung tâm này có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đây...