ĐH Ngoại thương sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng
Trong trường hợp không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, Trường ĐH Ngoại thương sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng với cách thức và nội dung thi tương tự như bài thi của THPTQG.
Trường ĐH Ngoại thương
Ngày 17/4, thông tin từ trường ĐH Ngoại thương cho biết, trong bối cảnh phức tạp của dịch Covid-19, Trường Đại học Ngoại thương đã thông qua 2 phương án tuyển sinh căn cứ theo hai phương án đối với kỳ thi THPT Quốc gia đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ ngày 14/04/2020.
Phương án 1, nếu Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 được tổ chức, trường sẽ giữ nguyên 04 phương thức xét tuyển như năm 2019. Cụ thể, với phương thức thứ nhất, nhà trường xét tuyển theo kết quả thi THPTQG với các tổ hợp môn A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07, và thời gian xét tuyển thực hiện theo Kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó, điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 năm học 2019-2020) từ 7,0.
Phương thức thứ hai là Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG, trong đó điều kiện nộp hồ sơ là thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm hai môn không phải ngoại ngữ nằm trong tổ hợp xét tuyển của trường đạt ngưỡng chuẩn tối thiểu theo thông báo của nhà trường.
Video đang HOT
Phương thức thứ ba là Phương thức xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 03 năm THPT đối với học sinh hệ chuyên của các trường chuyên với thời gian xét tuyển dự kiến trong tháng 06 và 07/2020. Ngoài ra, trường còn thực hiện Phương thức xét tuyển thẳng theo quy định về xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo và quy định cụ thể của Nhà trường.
Phương án 2, trong trường hợp Chính phủ quyết định không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, Trường Đại học Ngoại thương sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng với cách thức và nội dung thi tương tự như bài thi của THPTQG.
Trong trường hợp này, nhà trường sẽ vẫn thực hiện tuyển sinh theo 4 phương thức trong đó phương thức xét tuyển dành cho học sinh hệ chuyên, trường chuyên và phương thức xét tuyển thẳng giữ nguyên, hai phương thức xét tuyển có sử dụng kết quả thi THPTQG sẽ được thay bằng xét tuyển dựa trên kết quả thi theo tổ hợp xét tuyển của nhà trường.
Dự kiến Nhà trường sẽ tổ chức đăng ký trên hệ thống xét tuyển online từ ngày 01/06/2020.
Được biết, năm 2020, ngoài các ngành/chương trình đào tạo đã tuyển sinh từ trước, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh thêm 4 chương trình chất lượng cao mới gồm các chuyên ngành:
Tiếng Nhật Thương mại; Tiếng Trung Thương mại; Tiếng Pháp Thương mại và Quản trị khách sạn. Trong đó, mô hình đào tạo gắn với thực tiễn được áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.
Dự kiến nhà trường sẽ tổ chức giải đáp, tư vấn trực tuyến cho thí sinh về phương án tuyển sinh và ngành/chương trình đào tạo vào ngày 26/04/2020 sắp tới. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2020 là 3990 chỉ tiêu.
Hồng Hạnh
Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh thêm 4 chương trình đào tạo mới
Theo thông tin Trường ĐH Ngoại thương vừa cung cấp, năm 2020 trường sẽ tuyển sinh thêm 4 chương trình đào tạo chất lượng cao mới, áp dụng 3 phương thức xét tuyển.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: CHU HÀ LINH
Ngoài các ngành đào tạo đã tuyển sinh từ năm 2019, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh thêm 4 chương trình chất lượng cao mới gồm các chuyên ngành: Tiếng Nhật Thương mại; Tiếng Trung Thương mại; Tiếng Pháp Thương mại và Quản trị khách sạn.
Trường ĐH Ngoại thương cũng cho biết sẽ áp dụng đồng thời ba phương thức tuyển sinh.
Thứ nhất, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập 3 năm của học sinh hệ chuyên thuộc các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2020 (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15-2-2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên).
Trong đó, đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, xét tuyển căn cứ trên điểm quy đổi của kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn tiếng Anh theo quy định cụ thể của nhà trường và điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10,11, 12 của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ văn).
Đối với ngành Ngôn ngữ, chuyên ngành Ngôn ngữ thương mại, xét tuyển căn cứ trên điểm quy đổi của kết quả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn Ngoại ngữ theo quy định cụ thể của trường và điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 2 môn Toán và Văn. Phương thức này thực hiện trong tháng 5-2020.
Thứ hai, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo đó, việc xét tuyển căn cứ trên điểm quy đổi của kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn Tiếng Anh theo quy định cụ thể của trường và tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia năm 2020 trong tổ hợp môn xét tuyển của trường, trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn). Phương thức này sẽ thực hiện trong tháng 7-2020.
Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, theo các tổ hợp môn xét tuyển trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07). Phương thức này thực hiện trong tháng 8-2020.
Theo tuoitre
Sinh viên quốc tế tại Việt Nam xoay xở thế nào trong dịch Covid-19? Trong khi bạn bè cùng trang lứa tránh dịch trong vòng tay của gia đình thì những bạn trẻ mang quốc tịch nước ngoài tại Hà Nội xoay xở như thế nào trong mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam? Năm 2020 khởi đầu bằng những bất ngờ không ai mong muốn. Cách ly toàn xã hội, các doanh nghiệp, trường học, hàng quán...