ĐH Ngân hàng gửi ngàn yêu thương tới Trường Sa
Hướng về Trường Sa thân yêu, các bạn sinh viên ĐH Ngân Hàng TP.HCM đã dành một ngày cuối tuần để tổ chức hoạt động hướng về Trường Sa.
Ngày 3/12 – ngày cuối tuần đầy tiếng cười, trong cái nắng rực rỡ se se lạnh của những ngày cuối năm nhưng lại là cái nắng ngọt của niềm hân hoan khi yêu thương trở thành thông điệp gửi đến các chiến sĩ Trường Sa – Hoàng Sa.
Ngày hội sinh viên Ngân hàng hướng tới Trường Sa do ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức để thể hiện tình cảm đối với các chiến sĩ Trường Sa. Hoạt động nổi bật nhất trong ngày hội này chính là “Ngàn cánh thiệp gửi tới Trường Sa”- làm thiệp chúc Tết gửi tới vùng biên cương hải đảo xa xôi với mục tiêu 1000 tấm thiệp, 1000 tấm lòng của đất liền gửi đến biển khơi. Hưởng ứng ngày hội, rất nhiều sinh viên đã ghi tên mình vào danh sách ngay từ ngày đầu được thông báo.
Dương Thị Lan Quỳnh (ĐH 24A05) sau 15 phút hì hục đã cho ra một sản phẩm. Hào hứng khoe tấm thiệp màu đỏ với mặt cười màu xanh, bạn chia sẻ: “Mặt cười thể hiện tương lai tươi sáng, màu đỏ tượng trưng cho màu cờ. Màu xanh gợi vẻ tươi mát, yên bình và một cuộc sống đầy đủ. Cái quan trọng nhất trong cuộc sống là hạnh phúc, vì hạnh phúc chỉ có khi ta có đủ sức khoẻ, tiền bạc và những người mình yêu thương”.
Lan Quỳnh hào hứng khoe sản phẩm
Mỗi sinh viên đến tham gia làm thiệp đều tỉ mẩn với từng động tác, từ chọn kích cỡ cho thiệp, cắt dán, thắt nơ đến viết lời chúc. Cảm động hơn cả là hình ảnh một bạn sinh viên nam chưa từng biết làm thiệp, đã ngồi cặm cụi hơn cả tiếng chỉ để vẽ những hoạ tiết – có thể vụng về, có thể không bắt mắt nhưng chứa trong đó là cả những tấm lòng.
Có những nhóm bạn, mím môi để cắt cho tròn một cánh hoa trang trí, thỉnh thoảng lại ngước lên nói với ban tổ chức: “Anh ơi! Mở lại cái bài về Trường Sa nhé, làm cho nó “sung” ” (cười).
Video đang HOT
Nhạc về Trường Sa giúp các bạn “sung” hơn
Võ Mạnh Tân (lớp ĐH26A08) lại say sưa cắt vẽ một chú rùa. Được hỏi, anh bạn gãi đầu chia sẻ: “Mình thích rùa, vì con rùa cũng như Việt Nam vậy, luôn chăm chỉ, cần cù và siêng năng. Có thể là một quốc gia đang phát triển và có những bươc tiến chậm hơn so với bạn bè trên thế giới nhưng mình tin trong tương lai, chúng ta sẽ tiến nhanh hơn. Cũng như chú rùa chậm chạm nhưng về đích chắc chắn, không chủ quan nhanh nhảu đoảng như thỏ để rồi chuốc lấy thất bại”.
Có những anh chàng hậu đậu, bị “cách chức” xuống làm vận chuyển dụng cụ. Trái lại cũng có những tay làm thiệp cừ khôi cho dù là lần đầu ra quân, làm bạn bè hết thảy “mắt tròn mắt dẹt”. Điển hình đó lành anh bạn Nguyễn Tiến Dũng (lớp ĐH24A07) với tấm thiệp có bìa là một bài thơ tự sáng tác viết bằng chữ thư pháp.
Tấm thiệp thư pháp cầu kì của bạn Tiến Dũng
Có những “chàng khờ” học các trường khác như ĐH Sư phạm kĩ thuật, ĐH Bách khoa cũng vô tình bị bạn “dụ khị” đến góp mặt. Cũng tỉ mẩn và đầy say mê trong công việc, có thế mới thấy được rằng, tình yêu quê hương đất nước xoá nhoà mọi ranh giới.
Tình yêu quê hương đất nước xoá nhòa mọi ranh giới
Clip Video ĐH Ngân hàng với Trường Sa
Song song đó là hoạt động quyên góp sách cho vùng hải đảo và chương trình gắn hình đại diện lên bản đồ Avatar của Mạng xã hội Zing Me cũng được các bạn sinh viên tích cực tham gia. Thêm những yêu thương làm ấm lòng trái tim biển đảo, tình cảm được cụ thể hoá bỗng trở nên gần gũi và cao đẹp biết nhường nào.
Thảo Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có 10.000 đào tạo trong nước. Thực tế hiện nay phần đông giảng viên lại không mặn mà với việc làm nghiên cứu sinh trong nước.
Trầy trật tuyển nghiên cứu sinh
Những năm gần đây, nhiều trường ĐH tại TP.HCM được phép đào tạo tiến sĩ luôn trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết: từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm trường chỉ có 10 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng không năm nào tuyển đủ, trung bình chỉ đạt 50-60%/năm. Đến năm 2011, trường xét tuyển chứ không thi tuyển như trước nên mới đủ chỉ tiêu.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng không nằm ngoài thực trạng. Năm 2008 Trường ĐH Bách khoa có 20 chỉ tiêu nhưng đăng ký dự tuyển là 16 và chỉ có 7 trúng tuyển, năm 2010 tuyển được 22/30 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên liên tiếp mấy năm gần đây số nghiên cứu sinh (NCS) tuyển được khoảng 1/3 - 1/2 so với chỉ tiêu. Trường ĐH Kinh tế - Luật năm 2008 tuyển được 6/10 chỉ tiêu, năm 2009 được 8/12, năm 2010 được 6/12...
Chất lượng yếu kém
Số lượng đã vậy, chất lượng NCS trong nước cũng đáng báo động.
Quá nhiều chi phí không tên Không ít nghiên cứu sinh phải từ bỏ giấc mơ tiến sĩ vì những "khoản phí" tế nhị nằm ngoài luận án, chương trình nghiên cứu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi năm NCS được trường cấp kinh phí khoảng 10 triệu đồng để phục vụ việc học tập, nghiên cứu. Có người trong Nam làm nghiên cứu sinh ngoài Bắc thì số tiền trên không đủ chi phí xăng, xe. Đó là còn chưa kể đến những loại phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như "phí bảo vệ luận án, phí quà cáp"... Do vậy, hầu hết NCS đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu. Đối với NCS khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, nhận định: "Số trường đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần nhiều chương trình đào tạo ở các trường chưa đi vào thực chất, còn cả nể... Tôi từng ngồi rất nhiều hội đồng, thực chất có nhiều NCS theo tôi là không đạt nhưng hội đồng vẫn cho qua theo kiểu xí xóa. Có thể thấy rằng, những người giỏi, người học vì kiến thức thường không làm NCS trong nước". Trước thực tế này, ông Tống cho rằng: "Đào tạo tiến sĩ trong nước hiện còn nửa vời, chưa đúng mức và chủ yếu chạy theo bằng cấp, danh hiệu là chính. Đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa sát thực tiễn". Ông đề nghị: "Cần bắt buộc các NCS phải có những bài báo quốc tế, không thể để chuyện có cũng được không có cũng chẳng sao như hiện nay. Cũng cần tiến đến chuyện làm nghiên cứu trong nước nhưng để giáo sư nước ngoài chấm nhằm tạo tính khách quan, từ đó mới nâng được chất lượng đào tạo".
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, không phải ai lấy bằng tiến sĩ nước ngoài cũng giỏi hơn người trong nước. Nhưng trên bình diện chung, đa phần NCS ở nước ngoài có chuyên môn cao hơn. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa - Trưởng ban ĐH và sau ĐH (ĐHQG TP.HCM) cho rằng: "Đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở các nước tiên tiến thường gắn chặt với các đề án, hướng nghiên cứu lớn, với những tập thể các nhà khoa học. Do vậy họ có nhiều đề tài cụ thể thiết thực, có ý nghĩa khoa học - kỹ thuật. Cũng vì vậy mà họ có nhiều kinh phí từ đề án".
Một vấn đề khác là môi trường nghiên cứu. Thực chất ở nước ta chưa có môi trường nghiên cứu đúng nghĩa để NCS làm việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường, viện không thu hút được người làm NCS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nêu thực trạng: "Hiện nay chúng ta đào tạo tiến sĩ theo kiểu vừa học vừa làm nên chất lượng không cao. Chẳng hạn như khối ngành kỹ thuật không có cơ sở vật chất để NCS học tập".
Nước ngoài cũng có bằng dỏm Hiện nay, việc mua bằng tiến sĩ của các trường dỏm tại nước ngoài cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Hai nước có số lượng bằng tiến sĩ bán nhiều nhất là Nga và Mỹ. Hiện có cả các website được thiết kế công phu chỉ thực hiện mỗi việc rao bán bằng cấp cho những người có nhu cầu. Theo PGS-TS Dương Anh Đức - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhiều giảng viên vẫn liên tục nhận được thư mời chào từ các trường bán bằng tiến sĩ dỏm. Có trường chỉ mới đăng ký vài tháng đã có ngay bằng tiến sĩ.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa tâm sự: "Làm tiến sĩ rất vất vả. Người học phải đảm bảo nguồn lực về nhiều mặt. Trong đó phải đầu tư công sức, thời gian, thú vui cuộc sống, kể cả kinh phí. Không phải ai thi đậu đầu vào cũng có thể đảm bảo lấy được bằng tiến sĩ".
Những người đã qua giai đoạn làm NCS cũng thừa nhận có được tấm bằng tiến sĩ là phải hy sinh, đánh đổi nhiều thứ. Phải để lại công việc ổn định đang có, phải chấp nhận mất thu nhập trong nhiều năm để tập trung nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: "Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy NCS ở nước ngoài toàn tâm toàn ý trong quá trình học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở Việt Nam, NCS vừa phải làm tròn công việc cơ quan vừa phải nghiên cứu". Vì thế PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng tiến sĩ của nước ta đang đào tạo theo kiểu... tại chức.
Thực tế này cho thấy định mức tiến sĩ theo đề án của Chính phủ không dễ thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ không tránh khỏi tình trạng các trường thúc ép giảng viên làm tiến sĩ cho đủ số lượng, bất kể chất lượng thế nào. Đứng trước thực trạng này, GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) ngậm ngùi: "Đào tạo tiến sĩ ở nước ta đang rơi vào tình trạng nát bét. Cần có một hội đồng quốc gia soạn thảo chiến lược cho việc đào tạo, đánh giá. Nếu không, tiến sĩ dỏm sẽ ngày một đông".
Theo Thanh Niên
Ngành công nghệ thông tin mất sức hút Từ một ngành hết sức hấp dẫn và là thế mạnh của nhiều trường trong khoảng 5-10 năm trước, nay phần lớn các trường ĐH đào tạo ngành công nghệ thông tin (CNTT) khó khăn lắm mới tuyển đủ chỉ tiêu. Thị trường cần nhưng ít người học Năm 1995, cả nước chỉ có 7 khoa CNTT, đến năm 2010 có tới 133...