ĐH Mở TPHCM: Trường thay đổi điều kiện xét làm luận văn, SV xoay không kịp
Trong một năm học nhưng nhà trường lại thay đổi đến 3 quyết định với nội dung mâu thuẫn nhau về điều kiện làm luận văn tốt nghiệp. Các sinh viên trở tay không kịp và chỉ biết ngán ngẩm vì “ chương trình đào tạo đặc biệt mà sao thiếu chuyên nghiệp thế”.
Bất ổn trong một chương trình đào tạo chất lượng
Với điều kiện đầu vào điểm “cao ngất”, học phí cũng cao gấp 2-4 lần chương trình bình thường, những tưởng các sinh viên chương trình đào tạo đặc biệt (CTĐTĐB) của ĐH Mở TPHCM sẽ được nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, thực sự cách làm “bất nhất” của các thầy quản lý và điều hành chương trình khiến các sinh viên cảm thấy bất an.
Từ đầu năm 2011, nhiều sinh viên năm cuối khóa 2 (2007 – 2011) gồm các lớp Tài chính ngân hàng, Quản trị Marketing, Kế toán đầu tư đã cật lực học, thi và viết báo cáo thực tập với mong muốn được làm khóa luận tốt nghiệp. Đơn giản là vì ngày 16/11/2010, Trưởng ban điều hành chương trình lúc này là thầy Đặng Văn Thành có ra thông báo nêu rõ “điều kiện để bảo vệ khóa luận tốt nghiệp là điểm trung bình học tập là 7.0 trở lên, báo cáo thực tập từ 8.0 trở lên và được giáo viên hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ khóa luận..”.
Sau những nỗ lực, các sinh viên háo hức chờ thấy tên trong danh sách được làm luận văn thì ngỡ ngàng nhận được thông báo mới “chuẩn được làm luận văn là 7.5 điểm”. Quyết định bất nhất này do thầy Lê Thái Thường Quân, phó trưởng ban điều hành ký ngày 12/5/2011, khiến từ 98 sinh viên đủ điều kiện bảo vệ luận văn “rớt xuống” còn phân nửa. Một nửa số sinh viên bị chới với vì chưa chuẩn bị tinh thần trong khi ngày thi tốt nghiệp chỉ còn 1 tháng.
Quyết định gây bức xúc cho sinh viên CTĐTĐB khóa 2007.
H, sinh viên khóa K2007 “khóc ròng” rằng: “Chúng em đồng ý việc nhà trường siết chuẩn cao nhưng phải thông báo sớm từ đầu. Các thầy toàn thay đổi quyết định vào những phút cuối cùng làm sao chúng em xoay xở kịp”.
Bức xúc, các sinh viên đôn đáo “chạy” khiếu nại lên Ban giám hiệu và Thanh tra đào tạo của nhà trường. Thế nhưng, chờ mãi vẫn không thấy phản hồi. Cố tìm gặp lãnh đạo ban điều hành thì nhận được câu trả lời của tân Trưởng ban điều hành – thầy Nguyễn Thành Nhân rằng “do sơ suất trong khâu kiểm tra thông báo nên giờ thông báo lại thôi”.
Điều này khiến sinh viên nghi vấn rằng “phải chăng ban điều hành mới và ban điều hành cũ không đồng thuận với nhau. Người mới lên đã ra chính sách đối lập với người cũ?”. Được biết, CTĐTĐB chỉ mới ra đời được hơn 5 năm nhưng đã thay Ban điều hành tới 5 lần. Trong đó, năm học 2010 – 2011 thay 2 lần trưởng ban điều hành.
Không chỉ thế, sinh viên của chương trình cũng lo lắng về những cam kết về chất lượng đào tạo cao, mà lúc tuyển sinh nhà trường đã hứa hẹn. Khi tuyển sinh, trường thông báo sinh viên sẽ được học chương trình ngoại ngữ được thiết kế chuyên sâu với giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy, được học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, được tham gia ngoại khóa tại các doanh nghiệp… Thế nhưng, đến nay thì hầu như các môn chuyên ngành đều học bằng tiếng Việt. Môn tiếng Anh cũng mời các thầy của các trường khác về thỉnh giảng, còn ngoại khóa chỉ được vài lần, sang năm 3, 4 thì mất hẳn.
Video đang HOT
Học phí cao, nhưng so với chương trình bình thường thì sinh viên CTĐTĐB chỉ hơn về tiếng Anh giao tiếp và vài kỹ năng mềm. Còn về chuyên ngành thì chưa chắc được bằng hệ bình thường. Cụ thể, dù theo chuyên ngành Kế toán, nhưng nhiều sinh viên CTĐTĐB phải xách cặp qua lớp thường để học các môn như Kế toán doanh nghiệp, Kế toán Mỹ…
“Thậm chí môn Thuế chúng em cũng không được học như các bạn lớp thường, phải phản ánh nhiều thì các thầy mới xếp môn này vào đầu năm thứ 3″, một sinh viên học kế toán cho biết.
Sẽ thay đổi?
Trao đổi với Dân trí, ông Hoàng Mạnh Dũng, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính cũng là người phát ngôn của Trường ĐH Mở TPHCM thừa nhận: “Những điều sinh viên phản ánh với báo là hoàn toàn đúng và trường cũng chậm trễ trong công tác xử lý khiếu nại của sinh viên”.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của sinh viên thì chiều ngày 26/5/2011, Ban giám hiệu nhà trường đã họp và quyết định thay đổi điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp trở về mức 7.0 điểm trở lên. “Để xảy ra sự việc như trên là do chúng tôi có sự thay đổi ở Ban điều hành chương trình đào tạo đặc biệt và còn chậm trong công tác xử lý khiếu nại của sinh viên”, ông Dũng cho biết.
Quyết định lần thứ 3 trong năm được đưa lên web trường chỉ sau quyết định trên 1 tháng.
Như vậy, đây là lần thứ 3 trong năm học, ban điều hành có thay đổi quyết định về điều kiện xét làm luận văn cho sinh viên.
Ông Dũng cho biết thêm: “Theo thông báo mới thì đã có 61 sinh viên đăng ký bảo vệ luận văn, còn 37 sinh viên đủ điều kiện nhưng chưa đăng ký. Nhà trường đang tìm cách liên lạc với các em này”. Trường sẽ tổ chức bảo vệ luận văn trong 2 đợt. Sinh viên nào không chuẩn bị kịp luận văn để bảo vệ vào đợt 1(ngày 27,28/6/2011 ) sẽ chuyển sang đợt 2 (13, 14/7/2011).
Theo ông Dũng, trong tháng 6, nhà trường sẽ bổ nhiệm 2 tiến sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài về để chấm dứt tình trạng thay đổi nhân sự liên tục như hiện nay. Riêng việc sinh viên phản ánh không được học giống như lời hứa ban đầu, ông Dũng cũng tiếp thu và làm việc lại với Ban giám hiệu, Ban điều hành CTĐTĐB.
Theo Dân Trí
Du học Thụy Sỹ: BB Edelweiss giới thiệu thành phố Geneva
Bài viết này dành cho các bạn chuẩn bị đi du học Thụy Sĩ, muốn khám phá thêm về thành phố Geneva. Geneva là nơi rất phù hợp với các bạn muốn học về Quan hệ quốc tế, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh tại BMU (GBS) và EU.
Geneva là một thành phố thực sự quốc tế! Bang Geneva chỉ giáp 5 km với bang láng giềng của mình ở Thuy Sĩ, nhưng lại giáp với biên giới nước Pháp đến trên hơn 100 km. Vì vậy, việc nhiều người Pháp tưởng Geneva là một thành phố của nước mình là một sai lầm dễ tha thứ! Ngoài ra, người nước ngoài (453.000 người) chiếm 45 % dân số bang Geneva, và chiếm hơn một nửa (188.000 người) dân số của thành phố Geneva. Từ những người ty nạn theo đạo tin lành phải chạy trốn từ Pháp sang vào thế kỷ 16, đến việc Lênin phải chạy lại vào đầu thế kỷ 20, rồi những người ty nạn từ Bosnia hay Kosovo gần đây, lịch sử phát triển của Geneva liên quan rất nhiều đến sự đóng góp của người nước ngoài.
Geneva lại cũng là một thành phố đậm bà bản sắc Thụy Sĩ mặc dù mới chỉ nhập vào liên bang Thụy Sĩ chưa được hai trăm năm (1815). Giống như các thành phố khác của Thụy Sĩ Thụy Sĩ, về mặt địa lý, Geneva cũng nằm bên bờ hồ (hồ Leman, tiếng anh là Lake Geneva) và hậu cảnh của nó cũng là những dãy núi (núi Jura ở phia Bắc và núi Alpes ở phía Nam). Khi bầu trời quang mây, từ bên bờ hồ Leman, bạn có thể thấy đỉnh phủ tuyết cao nhất châu Âu - đỉnh Mont-Blanc.
Cho thiên nga ăn bên hồ Geneva một chiều mùa hè. Ảnh chụp bởi Du học BB Edelweiss - đội ngũ tư vấn du học Thụy Sĩ của công ty Cầu Xanh
Về mặt kinh tế, Geneva đã biết tận dụng danh tiếng của Thụy Sĩ về tính chính xác, tế nhị và tin cậy để phát triển, đó là phát triển các ngành ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ đồng hồ và du lịch.
Tuy nhiên, điểm đặc trưng nhất của Thụy Sĩ là tính trung lập được thể hiện rõ nhất ở Geneva, làm cho một thành phố bé nhỏ như Geneva được khắp thế giới biết đến. Sau khi thua ông vua Pháp Francois đệ nhất ở Ý vào năm 1515, Thụy Sĩ bỏ ý định mở rộng lãnh thổ bằng các chiến dịch quân sự. Từ lúc đấy, người Thụy Sĩ may mắn không bao giờ phải tham chiến nữa, ngoại trừ vai giai đoạn ngắn nội chiến vì lí do tôn giáo. Trong suốt 500 năm gần đây, chỉ có hoàng đê Napoleon mới dám xâm phạm tính trung lập của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, sau khi Napoleon thất bại, các nước châu Âu chính thức công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ ở Viên vào năm 1815. Vì vậy, Thụy Sĩ không tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lúc phải chọn nơi đặt trụ sở của Liên Hợp các quốc gia vào năm 1919 để phòng ngừa thế chiến, thì việc chọn Thụy Sĩ và Geneva là lựa chọn hiển nhiên cả về mặt địa lý lẫn về mặt lịch sử. Ngay từ lúc đó biểu tượng của Geneva đã là cái nôi của Hội chữ thập đỏ. Tầm quan trọng trong ngoai giao của Geneva đã khiến nhiều nước chỉ đặt cơ sở ngoại giao của mình ở thành phố Geneva bé nhỏ này (đại sứ quán, lãnh sự quán, v.v.), chứ không đặt ở thủ độ Bern. Đó là để được có mặt gần các thế chế quốc tế.
Rừng cờ của các nước tại trụ sở của Liên hợp Quốc đóng tại Geneva. Ảnh chụp bởi Du học BB Edelweiss - đội ngũ tư vấn du học Thụy Sĩ của công ty Cầu Xanh
Dù vị thế của nó thật to tát, nhưng Geneva vốn là thành phố nhỏ xinh xắn. Bạn hoàn toàn có thể đi bộ tham quan các khu vực chính. Hẹn bạn ở Place des Nations (quảng trường các quốc gia). Trước công trình của LHQ, hãy thử tìm ngôi sao vàng của lá cờ Việt Nam trong một rừng bạt ngàn các quốc kỳ treo tại đây ! Nơi này, rất hay có các cuộc biểu tình của những người dân của các miền trên thế giới mà trước đó bạn chưa từng biết tới. Trước khi đi tiếp, bạn hãy suy nghĩ xem tại sao cái tượng của cái ghế ở giữa quảng trường lại bị mất một chân thế? Bạn đoạn ra chưa ? Có phải là lâu ngày bị hỏng hay do một thằng quỷ nào đó đã nghịch phá? Không phải, nghệ sĩ điêu khắc muốn hàm ý đến số phận của các nạn nhân tàn tật vì bom đạn và nhắc nhở LHQ về nghĩa vụ phòng chống chiến tranh.
Đài phun nước tại giữa hồ Geneva, đài phun nước cao nhất thế giới. Ảnh chụp bởi Du học BB Edelweiss - đội ngũ tư vấn du học Thụy Sĩ của công ty Cầu Xanh
Nói tóm tắt về Geneva, như ông Talleyrand, cố vấn của Napoleon đã nói, trên thế giới có tất cả năm châu lục và Geneva.
Tại Geneva, Công ty Cầu Xanh giới thiệu với các bạn có định hướng du học các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, quan hệ quốc tế và MBA với rất nhiều chuyên ngành ở trường GSB và trường EU. Công ty Cầu Xanh luôn giành cho các bạn những hỗ trợ và ưu đãi tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết và hỗ trợ du học Thụy Sĩ, xin Quí vị phụ huynh và các bạn vui lòng liên hệ với nhóm chuyên tư vấn du học Thụy Sĩ BB Edelweiss tại công ty Cầu Xanh.
Công Ty Cầu Xanh
Vì Thanh Niên Việt Nam Du Học Và Lập Nghiệp
3B, Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Tel.: 04 3 7325 896. Hotline: 098 40 23247.
Email.: study@bridgeblue.edu.vn.
Website: www.bridgeblue.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocBB
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Khốc liệt cuộc đua vào kinh tế Tới ngày "khóa sổ" nhận hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ năm 2011, nhận định ban đầu từ phía các chuyên gia tuyển sinh, năm nay khối ngành kinh tế vẫn giữ vị trí đầu bảng về lượng thí sinh đăng kí. Nhìn tổng quan, lượt hồ sơ đăng ký thi năm nay không tăng. Khối Kinh tế vẫn "nóng" Trao đổi...