ĐH Luật TPHCM sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho nữ sinh bị cưa chân vừa trúng tuyển
Chiều 25.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Đồng, đại diện trường Đại học Luật TPHCM cho biết, thời gian tới, em Lê Thị Hà Vi (cô bé bị cưa mất một chân) sẽ theo học tại trường. Nhà trường sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em vượt qua những khó khăn…
Niềm vui của Hà Vi bên bố mẹ khi nhận tin báo trúng tuyển vào trường Đại học Luật TPHCM.
Trước đó, trưa 6.3.2016, trên đường đi học về, em Lê Thị Hà Vi (lớp 12A5, trường THCS&THPT Đông Du, tỉnh Đắk Lắk) bị tai nạn giao thông (người gây ra tai nạn đã bỏ trốn). Em Hà Vi được Bệnh viện Đa Khoa (BV BVĐK) huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) chẩn đoán gãy mâm chày chân phải và xử lý bó bột. Những ngày sau đó, Hà Vi liên tục kêu đau, bàn chân mất cảm giác, tuy nhiên khi gia đình xin tháo bột thì không được bệnh viện chấp thuận.
Ngày 11.3.2016, khi chân phải bị sưng vù, nổi bóng nước, Hà Vi mới được chuyển lên BVĐK tỉnh Đắk Lắk và được nhận định hoại tử, đứt các mạch máu. Sau đó, Hà Vi được chuyển đến BV Chợ Rẫy TPHCM. Tại đây, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ chân phải của em do để quá muộn…
Sau biến cố trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã hứa sẽ tạo công ăn việc làm cho Vi sau khi tốt nghiệp bất kỳ trường nào của ngành y. Tuy nhiên, cô học trò này đã từ chối, bởi em theo đuổi đam mê và muốn trở thành luật sư để bảo vệ người dân.
Video đang HOT
Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Hà Vi đạt được kết quả xứng đáng, khối C: đạt 24,5 điểm (chưa tính điểm cộng), trong đó môn Văn là 7,75 điểm, 9 điểm Sử và Địa là 7,75 điểm. Sau khi có điểm, Hà Vi đã xuống TPHCM dự thi phần thi năng lực của Trường ĐH Luật TPHCM và đã hoàn thành tốt phần thi.
Theo TS Hoàng Trần Hoàng Hải (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM), sau khi báo chí thông tin về việc em Hà Vi dự thi THPT quốc gia 2018 và được biết mơ ước của em là thi đỗ và học ngành Luật của trường, nhà trường đã tìm cách liên hệ với em và gia đình. Trong thời gian Hà Vi đã xuống TPHCM dự thi phần thi năng lực, nhà trường đã hỗ trợ em trong vấn đề đi lại, ăn ở…
Tại phần thi năng lực, rất vui là em Hà Vi đã hoàn thành tốt và chính thức thi đỗ vào ngành Luật của Trường Đại học Luật TPHCM.
“Tới đây, Hà Vi sẽ xuống TPHCM nhập học. Trong khoảng thời gian này, nhà trường sẽ hỗ trợ tìm chỗ ăn ở, đi lại… cho em. Ngoài ra, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em có thể theo học. Còn về một số vấn đề khác, nhà trường sẽ bàn bạc kỹ và dựa vào nguyện vọng của em”, TS Hoàng Trần Hoàng Hải nói.
KIM ĐỒNG
Theo Laodong
Xét tuyển đại học giữa cơn bão gian lận điểm thi: Thí sinh kém sẽ tự đào thải
Các trường đại học khẳng định dù có vào được trường nhưng nếu học lực kém thí sinh sẽ tự đào thải mình, hoặc rơi vào tình trạng vào được nhưng không thể tốt nghiệp ở các trường đào tạo y dược.
Thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: Nguyễn Hải)
Gian lận điểm thi bị phanh phui ở các điểm thi Hà Giang, Sơn La... khiến nhiều người lo ngại về chất lượng đầu vào đại học của các thí sinh khi hiện nay các bài thi trắc nghiệm ở Sơn La vẫn chưa được chấm thẩm định, kết quả công bố tạm thời vẫn được dùng để công nhận tốt nghiệp, đại học.
PGS Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội cho biết: "Ở Sơn La hiện vẫn cho các em thí sinh dùng điểm thi đã được công bố làm điểm xét tuyển tốt nghiệp và đăng kí vào các trường đại học, tôi có cảm giác khiến các trường hơi băn khoăn, không biết điểm giả điểm thực và năng lực của các em ra sao".
Thế nhưng, vị hiệu trưởng này cho rằng đối với đào tạo đại học, hầu như trường nào cũng làm theo cách đào tạo hình chóp, em nào thực lực yếu sẽ tự đào thải mình. "Ở trường tôi, nếu sau năm nhất, năm hai, các em yếu không theo được thì sẽ phải đăng kí học lại, có em học lại cả năm hoặc buộc thôi học. Những em không có thực lực sẽ phải ra khỏi trường theo kiểu đào thải rất tự nhiên" - ông Trào nói.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Hoàng Tú Anh - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin TPHCM cho biết, bà cũng có phần lo lắng về chất lượng đầu vào nhưng nhà trường không chỉ có một phương pháp tuyển sinh mà có đến 4 phương án: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GDĐT, ưu tiên xét tuyển đại học quốc gia và kì thi đánh giá năng lực đồng thời dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia.
"Trường chúng tôi theo dõi các đối tượng học sinh khác nhau khi vào trường, xem kết quả học tập của các em ra sao để đánh giá và đưa ra quyết định cho những năm sau. Tôi cho rằng, khi xây dựng những quy trình chấm thi trắc nghiệm, chúng ta đã chưa đánh giá hết những lỗ hổng khiến đối tượng xấu lợi dụng nó" - bà Tú Anh chia sẻ.
Còn đối với trường đào tạo y khoa, lãnh đạo nhà trường chia sẻ, nếu em nào không đủ thực lực sẽ rơi vào trạng thái vào được nhưng không thể ra khỏi được trường y.
TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Đại học Y Hà Nội cho biết, đặc thù của khối ngành khoa học sức khỏe nói chung, trong đó có ngành về bác sĩ, y khoa khoa, đòi hỏi những phẩm chất cá nhân, kĩ năng, cam kết thì mới có thể theo đuổi được nghề nghiệp.
"Quá trình đào tạo của trường y chúng tôi sàng lọc liên tục, kể cả những em có thành tích tốt nhưng không phù hợp với tính chất đào tạo ngành nghề thì sau 1 - 2 năm cũng phải ngừng học. Tôi tin, những em không có thực lực thì không thể ra khỏi được trường y. Dù dựa vào kết quả của kì thi để đăng kí vào các trường nhưng trong quá trình đào tạo, hệ thống lượng giá, đánh giá của nhà trường vẫn hoạt động hiệu quả" - ông Tùng cho biết.
Ông Tùng cũng cho biết, quan điểm của Bộ GDĐT đang rất mở, các trường đại học hoàn toàn có thể xây dựng các đề án tuyển sinh riêng của mình. Việc lựa chọn kết quả thi THPT Quốc gia chỉ là một trong số các lựa chọn và nhiều trường cũng đã làm điều này.
NGUYỄN HÀ
Theo Laodong
Nữ sinh bị cưa chân đoạt huy chương bạc Olympic Địa lý Hà Vi - nữ sinh bị cưa chân do tắc trách của bác sĩ - đã giành huy chương bạc môn Địa lý trong kỳ thi Olympic diễn ra ngày 5/3. Sáng 8/3, thầy Lê Ngọc Sơn, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Đông Du (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết em Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 11) vừa...