ĐH Luật TPHCM sắp tuyển sinh chuyên ngành Anh văn pháp lý
Đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong môi trường pháp lý, ĐH Luật TPHCM đã xây dựng đề án, tờ trình và chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý.
Dự kiến chương trình này bắt đầu tuyển sinh, đào tạo từ năm 2013.
Theo Dự thảo thì chương trình này có thời gian đào tạo 4 năm với 140 tín chỉ. Trong đó, có 47 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và 93 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Với các học phần được thiết kế trong chương trình đào tạo, sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý có ưu thế khi muốn học chuyên sâu về kiến thức pháp luật sẽ được học theo hình thức văn bằng 2 hệ chính quy, thời gian đào tạo tối đa là 2 năm và được miễn thi đầu vào. Hơn nữa, khi trường được tuyển sinh và đào tạo ngành này thì SV tốt nghiệp ngành Luật sẽ có thuận lợi khi muốn học tiếp văn bằng 2 hệ chính quy ngôn ngữ Anh trong 2 năm nhằm phục vụ tốt cho công tác tư vấn đầu tư, kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế… trực tiếp với đối tác nước ngoài.
Video đang HOT
PGS.TS Mai Hồng Qùy – hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho biết, dự thảo này nhà trường đã có từ 2 năm trước. Tuy nhiên, nhà trường cần thông qua một hội đồng khoa học, khảo sát thực tế, tiếp nhận những ý kiến phản hồi, đóng góp, trao đổi từ phía các nhà sư phạm, nhà nghiên cứu giáo dục, đơn vị sử dụng lao động… về những vấn đề chuyên môn trong chương trình đào tạo ngành mới này nên đến nay mới công bố. “Nhu cầu là có thật. Chúng tôi làm là làm bài bản. Tạo ra một sản phẩm có ích cho xã hội”, PGS.TS Mai Hồng Quỳ khẳng định.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho biết: “Đoàn luật sư TPHCM hoàn toàn ủng hộ chương trình đào tạo này vì mang tính cấp thiết”.
PGS.TS Mai Văn Thìn – đại diện Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM nhấn mạnh: “Việc mở ngành đào tạo Anh văn pháp lý là một ý tưởng táo bạo, đột phá và chắc chắn nhận được sự ủng hộ của Bộ. Tuy nhiên, trường cần khảo sát thật kỹ và có luận cứ khoa học”.
Được biết, ĐH Luật TPHCM quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp khá cao nhưng sau khi ra trường, 80% sinh viên lại đi học thêm Anh văn ở các trường khác như ĐH KHXH&NV, ĐH Sư phạm TPHCM… Thống kê, 97% sinh viên luật ra trường đều có việc làm. Thế nhưng, khi thăm dò các doanh nghiệp, hãng luật thì người sử dụng đánh giá cao về kiến thức nhưng lại không hài lòng về kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng Anh văn kém. Nhiều công ty phải đào tạo lại từ đầu cho các tân chuyên gia pháp lý này…
Ông Vũ Xuân Phong – phó giám đốc Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC cho rằng, hiện xã hội rất cần những người không chỉ có trình độ hiểu biết luật tốt mà kèm theo đó là những chuyên gia về ngôn ngữ Anh văn pháp lý. Ông Phong cho biết, hiện có khoảng 100.000 người tốt nghiệp luật nhưng số lượng người tham gia vào các vụ việc tranh chấp quốc tế rất ít. Xu hướng của thời kỳ hội nhập là cần những chuyên gia pháp lý và có trình độ Anh văn pháp lý nhất định thì mới tự tin “vươn mình” ra biển lớn được.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn luật sư TPHCM cho biết, nhiều luật sư tiếng Anh, tiếng Pháp giỏi nhưng không có chuyên sâu về thuật ngữ Anh văn pháp lý. Nhiều vụ án, tìm người phiên dịch rất khó vì không am hiểu về thuật ngữ chuyên ngành. Những phiên dịch không hiểu thuật ngữ pháp lý, vô tình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan rất nhiều.
Công Quang
Theo dân trí
Nhiều trường tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung
Hàng loạt trường ĐH, CĐ công lập đang thông báo tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) do số thí sinh trúng tuyển không đến nhập học. Đây là những cơ hội cuối để các thí sinh chưa trúng tuyển ĐH, CĐ tham gia xét tuyển.
Tại TPHCM: ĐH Luật TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung thêm 70 chỉ tiêu các ngành Luật: 10 chỉ tiêu (CT), khối C: 20 điểm Quản trị-luật 20CT, A,A1: 18 điểm, D1: 19, D3: 19,5 Quản trị kinh doanh 40CT, A-A1-D1-D3: 17,5 điểm.
Trường nhận hồ sơ trực tiếp tại phòng Đào tạo đến hết ngày 12/10 và chỉ nhận bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.
ĐH Công nghiệp TPHCM xét tuyển nguyện vọng bổ sung chương trình ĐH chất lượng cao với 210 chỉ tiêu các ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán-kiểm toán, Tài chính-ngân hàng. Đối tượng xét tuyển là thí sinh thi khối A, A1, D1 có điểm từ điểm sàn ĐH trở lên.
Trường nhận hồ sơ đến hết ngày 20/10. ĐH Tài nguyên và Môi trường xét tuyển 400CT cho 3 ngành mới: Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Chuyên ngành Trắc địa - Địa chính (A, A1, B) Khí tượng học (A, A1, B, D1) Chuyên ngành Thủy văn và Quản lý tài nguyên nước (A, A1, B, D1). Điểm xét tuyển bằng điểm sàn ĐH. Thời hạn nhận hồ sơ đến 26/10.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NVBS tại trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng ngày 9/10
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) xét tuyển bổ sung 170 CT, khối xét tuyển các ngành như sau: Công nghệ sinh học: 20CT, B Tâm lý học: 30CT, B-C Địa lý học 40CT, C Căn hóa học 50CT, C Công tác xã hội: 30CT, C-D1. Điểm xét tuyển bằng điểm sàn theo từng khối thi. Trường nhận hồ sơ tại Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng đến ngày 15/10 và chỉ nhận bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.
CĐ Công nghệ Thông tin (ĐH Đà Nẵng) tuyển bổ sung 330 CT các ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tin học ứng dụng.
Trường chỉ tuyển các thí sinh dự thi ĐH các khối A, A1 và D1 đạt từ điểm sàn CĐ trở lên, nhận hồ sơ đến ngày 23/10 và trường chỉ nhận bản điểm chính có dấu đỏ của trường tổ chức thi.
ĐH Tây Nguyên: Xét tuyển 405CT vào 10 ngành hệ ĐH và 7 ngành hệ CĐ. Điểm sàn xét tuyển các ngành hệ ĐH từ 13 đến 15 điểm, hệ CĐ từ 10 đến 11 điểm. Thời hạn nhận hồ sơ đến ngày 19/10.
Khu vực miền Tây: CĐ Kinh tế đối ngoại TPHCM xét tuyển 100 chỉ tiêu hệ CĐ chính quy tại cơ sở Cần Thơ. Đối tượng xét tuyển là thí sinh dự thi ĐH khối A và D1 có hộ khẩu tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Điểm xét tuyển khối A: 10 điểm, khối D1: 10,5 điểm.
Trường chỉ nhận bản chính giấy chứng nhận kết quả thi, nhận hồ sơ đến ngày 15/10. ĐH Trà Vinh tuyển NVBS vào 7 ngành bậc ĐH và 3 ngành bậc CĐ với điểm xét tuyển bằng điểm sàn từng khối, nhận hồ sơ đến 26/10...
Theo tiền phong
Khó khăn với thang điểm 4 ở trường ĐH So với thang điểm 10, thang điểm chữ khá "rộng rãi" đối với sinh viên giỏi nhưng lại rất "hà khắc" với sinh viên yếu. Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc ĐH,...