ĐH Luật TP.HCM công bố mức học phí 16 triệu đồng/năm

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Luật TP.HCM.

Theo đề án, ĐH Luật TP.HCM được thực hiện tự chủ, tự quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội.

Trường được xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án riêng, đồng thời quyết định các hoạt động đào tạo; in cấp phát và quản lý văn bằng; hợp tác trong nghiên cứu và triển khai với các đối tác quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo.

Trường quyết định chịu trách nhiệm về việc tổ chức bộ máy, nhân sự; cơ cấu lao động; vị trí việc làm; khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động.

ĐH Luật TP.HCM công bố mức học phí 16 triệu đồng/năm - Hình 1

Sinh viên ĐH Luật TP.HCM. Ảnh: Website nhà trường.

Học phí tối đa năm học 2017-2018 của trường là 16 triệu đồng/sinh viên. Năm học 2018-2019 là 17 triệu đồng/sinh viên. Năm học 2019-2020 là 17,5 triệu đồng/sinh viên.

Mức học phí đào tạo tiến sĩ gấp 2,5 lần và đào tạo thạc sĩ gấp 1,5 lần so với học phí bình quân tối đa.

Đề án có mục tiêu phát triển ĐH Luật TP.HCM thành đại học định hướng nghiên cứu các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến trên khu vực và thế giới.

Theo Zing

Lý, tình trong vụ cấm học vì phôtô giáo trình

Về lý, sinh viên phôtô giáo trình là sai nhưng căn cứ cấm học chưa ổn; về tình, buộc một sinh viên nghèo dừng học chỉ vì sinh viên này phôtô giáo trình là bất nhẫn.

Chiều 14-2, Trường Đại học (ĐH) Luật TP.HCM phát đi thông cáo báo chí về vụ đình chỉ học tập một năm đối với sinh viên (SV) phôtô tám cuốn giáo trình. Trong thông cáo, trường này khẳng định vẫn kiên quyết đình chỉ học tập cô SV phôtô giáo trình.

Video đang HOT

"Phôtô tám cuốn nghĩa là vi phạm tám lần"

Trong thông cáo, ĐH Luật khẳng định: "Nhà trường kiên quyết xử lý để ngăn chặn nhằm cảnh báo, tăng tính hiệu quả giáo dục, giúp SV nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là đối với SV ngành luật - những người trong tương lai có thể trở thành những người bảo vệ, thực thi công lý".

"Có ý kiến cho rằng đây là một hình thức kỷ luật quá nghiêm khắc. Chúng tôi cho rằng đối với SV này, nếu việc vi phạm chỉ mang tính hiện tượng, vi phạm lần đầu và duy nhất thì đây có thể xem là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Tuy nhiên, SV NTNA đã nhiều lần phôtô nhiều giáo trình của nhà trường, không những chỉ để sử dụng cho cá nhân mà còn chuyển giao để người khác tiếp tục sử dụng" - thông cáo nêu.

Thông cáo nhấn mạnh: "Nữ SV này đang học năm thứ hai và đã phôtô tám cuốn sách của tám đầu giáo trình khác nhau, nghĩa là SV này không chỉ vi phạm một lần mà là tám lần trong tám môn học khác nhau. Không những thế, SV này còn lôi kéo các SV khác vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, chuyển giao lại các tác phẩm vi phạm bản quyền cho SV năm thứ nhất. Dù bạn SV năm thứ nhất đã từ chối nhận vì biết là vi phạm nội quy của nhà trường, nữ SV này vẫn khuyến khích và thuyết phục để bạn SV năm thứ nhất nhận giáo trình phôtô".

Thông cáo cho rằng hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH có quyền căn cứ nội dung của quy chế này xây dựng quy chế, quy định cụ thể về công tác SV phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tổ chức giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Lý, tình trong vụ cấm học vì phôtô giáo trình - Hình 1

Sinh viên tham khảo tài liệu trong thư viện. Ảnh: TL

Phôtô để học là sai nhưng kỷ luật quá nặng

Luật sư (LS) Phạm Vũ Khánh Toàn, Trưởng Văn phòng LS Phạm và Liên danh (nơi có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ), khẳng định việc phôtô sách, giáo trình để học tập là vi phạm bản quyền.

Nhiều người cho rằng giáo trình không phải là tác phẩm sáng tác "cao siêu" gì để mà bảo hộ bản quyền. Hiểu vậy là sai! LS Khánh Toàn phân tích: Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình... Điều 28 luật này cũng quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm "sao chép tác phẩm mà không được phép", "phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép"...

"Tuy nhiên, không phải việc sao chép nào cũng sai. Luật có cho phép một số trường hợp được sao chép, trong đó "tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân" thì không phải xin phép, không phải trả t.iền nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ). Sao chép một bản là trọn bản, 100% các trang đều được chấp nhận. Do luật không cho sao chép nhằm mục đích "học tập" nên việc SV sao chép để học là vi phạm bản quyền.

LS Châu Huy Quang (Công ty RAJAH & TANN LCT, chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ) phân tích: Đúng là nữ SV này có vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nặng lắm thì cô cũng chỉ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả. Hoặc cô phải bồi thường dân sự nếu tác giả, chủ sở hữu chứng minh được thiệt hại và rằng việc sao chép tác phẩm của n.ữ s.inh này làm ảnh hưởng đến quyền khai thác thương mại của họ. "Việc ĐH Luật TP.HCM căn cứ nội quy riêng để buộc ngưng học một năm là quá khắt khe. Chế tài này cũng không phù hợp để xử lý đối với hành vi vi phạm quyền tác giả" - LS Quang nhận định.

Căn cứ pháp lý của trường không vững

ThS Trần Tuấn Duy (Học viện Cán bộ TP.HCM) phân tích: Hành vi phôtô của em SV này rõ ràng đã vi phạm khoản 2 Điều 8 nội quy nhà trường. Tuy nhiên, xét theo quy chế SV (ban hành kèm Thông tư 10/2016 của Bộ GD&ĐT) thì hành vi của em này có thể chỉ bị khiển trách hoặc tối đa là cảnh cáo vì em mới vi phạm lần đầu.

Thông tư 10 không liệt kê cụ thể vi phạm bản quyền nhưng có ghi "vi phạm khác". Theo khoản 3 Điều 9 thì hình thức đình chỉ học tập chỉ áp dụng ba trường hợp: Một là đang bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm; hai là vi phạm nghiêm trọng các hành vi SV không được làm; ba là vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Trường hợp SV NTNA là vi phạm lần đầu. Trước đó SV này chưa từng bị nhắc nhở, chưa từng bị kỷ luật khiển trách, cũng chưa từng bị cảnh cáo. SV này cũng không bị phạt tù vì xâm phạm bản quyền (trường hợp ba). Lập luận của nhà trường "phôtô tám lần nghĩa là vi phạm tám lần" là hoàn toàn không chính xác.

"Liệu việc phôtô tám cuốn giáo trình khác nhau để học và mang tặng người khác có bị xem là trường hợp thứ hai "vi phạm nghiêm trọng các hành vi SV không được làm" theo nội quy của Trường ĐH Luật TP.HCM? Dựa trên tiêu chí nào mà trường đ.ánh giá việc phôtô tám cuốn giáo trình là vi phạm nghiêm trọng? Nếu trường không có quy định rõ ràng từ trước thì việc xử lý nặng như vậy là không phù hợp" - ThS Trần Tuấn Duy nói.

Cũng cần lưu ý thêm rằng Thông tư 10/2016 ban hành năm 2016, còn nội quy của ĐH Luật lại có từ năm 2012. Đúng ra, sau khi có Thông tư 10/2016 thì nhà trường cần ban hành nội quy mới để cụ thể hóa thông tư này và làm căn cứ để xử lý vi phạm của SV.

"Một quyết định kỷ luật nếu chưa đạt về tình cũng phải ổn về lý; đằng này cả lý và tình đều chưa ổn thì quyết định ấy cần phải được Bộ GD&ĐT xem lại" - một chuyên gia luật chia sẻ.

Góc nhìn khác về bản quyền giáo trình đại học

Vấn đề nhiều người hay thắc mắc là làm sao phân biệt "học tập" với "nghiên cứu khoa học".

Trong giới chuyên môn đã có khá nhiều tọa đàm, hội thảo bàn luận về việc phôtô sách để học tập. Có thể phân tích để hiểu thế này: Giáo trình là để cho ai? Giáo trình của một trường chủ yếu là phục vụ việc học của sinh viên (SV) trường đó. Thậm chí cùng một môn nhưng trường A dùng giáo trình của trường A, trường B dùng giáo trình trường B, không dùng giáo trình của nhau.

SV, học sinh là đối tượng chính mà giáo trình phục vụ, nhắm đến. Vậy nếu SV được pháp luật cho phép phôtô một bản giáo trình cho tất cả giáo trình, cho toàn bộ năm học thì giáo trình bản quyền gốc sẽ bán cho ai? Vấn đề không phải việc kinh doanh giáo trình mà là tác quyền phải trả cho những người tham gia viết giáo trình đó, in giáo trình đó và sự tôn trọng bản quyền...

Nếu SV được quyền phôtô thì nhà trường lại không thể soạn giáo trình nữa vì không bán được, không có t.iền để trả tác giả viết sách. Nó là một vòng luẩn quẩn, không thúc đẩy được sáng tạo, nâng cao sáng tạo, giá trị sáng tạo.

Như vậy, về tình, về lý thì phôtô giáo trình để học là vi phạm bản quyền.

Vậy vấn đề ở đây tại sao lại cho phôtô để "giảng dạy"? Hiểu nôm na là SV thì không được phôtô, còn giảng viên lại được. Giảng viên sử dụng giáo trình để tham khảo, để làm tài liệu, phục vụ một phần cho bài giảng của mình. Thậm chí giảng viên phải giảng theo giáo trình, sách giáo khoa, không được lệch đi nhiều. Giảng viên không hoàn toàn lệ thuộc, không chỉ dựa vào một quyển giáo trình, không lấy toàn bộ giáo trình để giảng dạy. Vì vậy cho phép giảng viên sao chép một bản để phục vụ mục đích giảng dạy là có lý.

Tuy nhiên, pháp luật cũng đã rào trước đón sau. Cũng ở Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ có thòng thêm khoản 2, tuy cho phép nhưng có điều kiện là "không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả". Như vậy, nếu thấy việc sao chép của giảng viên mà gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu thì tác giả, chủ sở hữu có quyền ngăn cản.

Tuy nhiên, việc ngăn cản nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng phải tuân thủ pháp luật. Không thể vì muốn ngăn chặn triệt để, muốn răn đe nhiều SV khác mà kỷ luật cô nữ SV nặng nề, chưa thấu lý đạt tình như cách mà ĐH Luật TP.HCM đã làm.

QUỲNH NHƯ

Bộ Giáo dục yêu cầu ĐH Luật báo cáo

Chiều 14-2, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết Bộ đang đề nghị Trường ĐH Luật TP.HCM báo cáo cụ thể, chi tiết việc đình chỉ học một năm đối với SV NTNA do phôtô giáo trình.

Trước đó, sáng 14-2, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã gửi câu hỏi tới Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga về quan điểm của Bộ xung quanh sự việc này. Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đã giao việc xử lý thông tin cho Vụ Công tác học sinh SV. Trả lời PV, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh SV, cho biết hiện vụ này đang chờ nghe báo cáo từ phía ĐH Luật TP.HCM và sẽ thông tin chi tiết tới báo sau.

H.GIANG

Tin giờ chót: Có thể được giảm mức kỷ luật

Tối 14-2, thông tin từ các đồng nghiệp Truyền hình Quốc hội thì trong cuộc trao đổi với phóng viên Truyền hình Quốc hội tại TP.HCM, vào phút cuối của cuộc trao đổi, trước câu hỏi liệu mức kỷ luật đấy có quá nặng không và liệu trường có thay đổi án kỷ luật với n.ữ s.inh phôtô giáo trình không, sau một chút cân nhắc, bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, đã trả lời: "Căn cứ vào sự thành khẩn của SV, xem xét dư luận, cân nhắc giữa lý và tình, tôi đã chỉ đạo hội đồng kỷ luật xem xét lại vụ này. Và nếu n.ữ s.inh phạm khuyết điểm có đơn xin được giảm mức kỷ luật thì hội đồng sẽ nghiên cứu và rất có thể mức kỷ luật sẽ thay đổi".

(Theo Pháp Luật Việt Nam)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau tập 1 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Đẹp, tài năng, đời tư siêu kín tiếng
20:04:08 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024
Đêm nọ, sau khi gần gũi với chồng, tôi ngủ chập chờn nhưng ai ngờ gần sáng lại nghe tiếng chồng khóc nức nở, miệng còn liên tục nói xin lỗi
17:59:55 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Mùa hè đẹp nhất' đ.ánh dấu lần chào sân điện ảnh của Vũ Khắc Tuận trong vai trò đạo diễn

Hậu trường phim

23:27:58 30/06/2024
118 phút phim điện ảnh đầu tay Mùa hè đẹp nhất của đạo diễn Vũ Khắc Tuận hoàn toàn để lại cho người xem một cảm xúc đẹp, dung dị và rất thanh xuân.

Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"

Sao việt

23:23:08 30/06/2024
Nam thiếu gia cho biết lần đầu gặp gỡ bà xã trên du thuyền, sau đó cả hai có tiếng sét ái tình và cảm nhận được sự bình yên khi ở bên cạnh nhau.

"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ

Sao châu á

23:18:41 30/06/2024
Dương Mịch nhiều năm mang tiếng vì nghi vấn bỏ rơi nam tài tử đình đám một thời này sau khi anh bị bỏng nặng, ngoại hình biến dạng và sự nghiệp lao dốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

Thế giới

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

ĐTCL mùa 11: Top 3 tướng mạnh tới mức game thủ phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt để sở hữu

Mọt game

22:46:37 30/06/2024
Nói không quá thì Illaoi là vị tướng hưởng lợi cực lớn từ meta ĐTCL trong những phiên bản trở lại đây nhờ bộ tộc - hệ quá mạnh. Từng có thời điểm tộc U Linh trở nên quá mạnh nhờ lượng sát thương cộng thêm khổng lồ nên Illaoi rất được ti...

Lisa lập kỷ lục mới với MV chục triệu lượt xem "Rockstar"

Nhạc quốc tế

22:46:04 30/06/2024
Chỉ sau một ngày ra mắt, MV mới nhất của Lisa Rockstar đã lập loạt kỷ lục mới. MV đạt hơn 20 triệu lượt xem chỉ sau 12 giờ phát hành và hiện có hơn 36 triệu lượt xem trên YouTube.

Hà Lê không nhận là đại gia, tự nhận "ngoan" hơn khi lấy vợ

Nhạc việt

22:40:48 30/06/2024
Chia sẻ với phóng viênDân trí, Hà Lê cho biết, ngay khi được mời vào chương trìnhAnh trai vượt ngàn chông gai (gọi tắt làAnh Tài), anh đồng ý ngay vì muốn được thử sức với những điều mới mẻ.

Nữ coser hóa thân xuất sắc thành nàng waifu tóc xanh trong Mushoku Tensei

Cosplay

22:28:50 30/06/2024
Người mẫu Malaysia Sally đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ anime và cosplay với màn hóa thân thành cô nàng Roxy Migurdia, một nhân vật được yêu thích trong loạt phim Mushoku Tensei: Jobless Reincarnation.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...