ĐH Kinh tế, Y dược TP HCM công bố tuyển thẳng
Cac ĐH lớn tại TP HCM như Khoa học tự nhiên, Sư phạm TP HCM… vưa công bố thông tin tuyển thẳng, trong đo nhiều trường không hạn chế số lượng.
ĐH Kinh tế TP HCM sẽ ưu tiên xét tuyển các thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Anh văn vào các ngành học tương đương.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các huyện nghèo, người dân tộc thiểu số, học sinh là người biên giới hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều được ưu tiên với điều kiện học lực 3 năm cấp ba và kết quả thi tốt nghiệp THPT đều đạt loại giỏi trở lên. Tuy nhiên những thí sinh này phải học bổ sung 1 năm trước khi vào học chính thức.
Thí sinh dự thi ĐH 2013. Ảnh: VnExpress.
ĐH Y dược TP HCM cho biết sẽ ưu tiên nhận các thí sinh đã tốt nghiệp THPT là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ngoài ra, các thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế môn hóa sẽ được tuyển thẳng vào ngành dược, môn sinh học sẽ được tuyển thẳng vào một trong các ngành học khác ngoại trừ ngành dược.
Tương tự, thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh được tuyển thẳng vào hầu hết các ngành học hệ ĐH; môn Hoá sẽ được tuyển thẳng vào học ĐH ngành dược, vao hê CĐ vơi giải khuyến khích.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục tổ chức trong năm, có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực y dược được tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp do hiệu trưởng quyết định; đoạt giải khuyến khích được tuyển thẳng vào hệ CĐ.
ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM cung se nhân cac thí sinhtham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế, trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế sẽ được tuyển thẳng vào hệ ĐH.
Cụ thể, thí sinh đoạt giải môn Toán, Lý và Hóa được tuyển thẳng vào ngành học có tuyển sinh khối A; môn Sinh được tuyển thẳng vào ngành tuyển sinh khối B. Còn môn Tin học được tuyển thẳng vào nhóm ngành công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Con hoc sinh đoạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán đươc tuyên vào ngành Toán học; môn Vật lý vào ngành Vật lý học, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật điện tử và Truyền thông; môn Hóa vào ngành Hóa học hoặc Khoa học môi trường; môn Sinh vào ngành Sinh học, Công nghệ sinh học hoặc Khoa học môi trường; môn Tin vào nhóm ngành công nghệ thông tin; môn Địa lý vào Địa chất hoặc Hải dương học.
Những thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Toán, Vật lý, Hóa học và Tin học được tuyển thẳng vào bậc CĐ ngành Công nghệ thông tin. Chỉ tiêu xét tuyển mỗi ngành sẽ không quá 10%.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, được tuyển thẳng vào đại học các ngành đúng hoặc ngành gần với môn đoạt giải ơ ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM. Tương tự, thí sinh đoạt giải khuyến khích được tuyển thẳng vào cao đẳng.
Cụ thể, thí sinh đạt giải môn Hóa học sẽ được tuyển vào ngành Công nghệ thực phẩm hoặc Công nghệ kĩ thuật hóa học; môn Sinh sẽ được tuyển vào ngành Công nghệ sinh học; thí sinh đạt giải Tin học sẽ được tuyển vào ngành Công nghệ tin học.
Còn thí sinh đoạt giải trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ Giáo dục tổ chức sẽ được trường căn cứ vào kết quả dự án, đề tài nghiên cứu đoạt giải để xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp.
Cac thí sinh đoạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT hoặc thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia Olympic khu vực và quốc tế vào hầu hết các ngành tương đương với các môn đoạt giải ơ ĐH Sư phạm TP HCM.
Riêng ngành giáo dục thể chất, thí sinh được tuyển thẳng phải là thành viên đội tuyển quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức.
Những thí sinh đoạt giải trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục tổ chức và thí sinh là thành viên đội tuyển dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, hội đồng tuyển sinh trường căn cứ vào kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật để xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp.
Bên cạnh đó, những thí sinh khuyết tật có học lực từ loại khá trở lên sẽ được trường kiểm tra khả năng học tập để xem xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp.
Về ưu tiên xét tuyển, thí sinh đoạt huy chương vàng các giải hạng nhất quốc gia tổ chức thi một lần trong năm và thí sinh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận cấp kiện tướng quốc gia đã dự thi tôt nghiêp đủ các môn văn hóa theo đề chung của Bộ Giáo dục không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào ngành giáo dục thể chất.
Theo VNE
Thi cử năm 2014: Những ma trận cũ - mới
"Ma trận đề thi" cụm từ này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, học sinh và nhiều thầy cô giáo từ khi Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tuyên bố: Trong đề thi môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT không đưa ra khái niệm cấu trúc đề thi mà chỉ thực hiện theo ma trận đề thi!
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng: Những đổi mới về thi tuyển sinh cũng đưa các sĩ tử và toàn xã hội vào cái gọi là... "ma trận" mới.
"Chúng tôi đang ở trong ma trận rồi!"
Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellspring (Hà Nội) cho biết, với dạng đề như lãnh đạo Bộ nói, Văn có 2 câu, đọc hiểu và bài làm văn.
Ngay bản thân tôi, với phần đọc hiểu, tôi vẫn chưa hiểu là Bộ sẽ làm theo kiểu cũ hay làm theo kiểu khảo sát PISA của Hoa Kỳ. "Nhìn chung, học sinh hoang mang, thầy giáo lúng túng", ông Đại nói.
Đặc biệt, trong tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Văn và Ngoại ngữ mà Bộ vừa đưa ra, chưa thấy thể hiện những đổi mới mà Bộ nói vừa qua.
Ông Đại cho biết: Năm nay, ngay với môn Tiếng Anh, hướng dẫn ôn tập cũng chung chung, chưa thể hiện cái đổi mới như Bộ đã nói - đề thi gồm một phần trắc nghiệm như mọi năm, một phần là viết luận. Theo ông Đại, mọi thứ còn "bùng nhùng hơn cả một ma trận".
Kết luận vấn đề, ông Đại nêu: "Tôi không phủ nhận có khái niệm ma trận và nói nghe có vẻ rất khoa học nhưng, chắc Thứ trưởng không đến mức nói nghĩa bóng của 2 từ này, chắc ông yên tâm giáo viên biết về ma trận rồi nhưng ông lại không biết rằng có những môn không có ma trận và cũng không biết rằng thầy trò chúng tôi đang ở trong một ma trận khác, không tìm được đường ra".
Chưa hề yên với đổi mới tuyển sinh
Trong một cuộc hội thảo về đổi mới tuyển sinh do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG HN) tổ chức, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TPHCM nói: Năm 2013 trong 353 trường ĐH, CĐ có tuyển sinh, hơn 1/3 số trường đạt tỷ lệ nhập học dưới 50% chỉ tiêu, trong đó bậc ĐH có 25 trường và tất cả đều là các trường ngoài công lập (NCL).
Liền sau đó là một cuộc đấu tranh của nhiều trường NCL đòi bỏ điểm sàn tuyển sinh, đòi bỏ thi ba chung, đòi tự tuyển sinh... Kết quả là, từ 3 nhóm tuyển sinh năm 2013 đến năm 2014 Bộ đã đưa ra 5 nhóm tuyển sinh với gần 470 trường ĐH, CĐ.
Ông Nghĩa dẫn ra 5 nhóm: Trường có tổ chức thi chung và chỉ xét tuyển theo kết quả thi chung và nhóm trường không tổ chức thi chỉ xét tuyển theo kết quả thi chung (gần 400 trường); Trường tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển theo tiêu chí riêng, không dùng kết quả thi ba chung (nhóm này chỉ hơn 10 trường); 2 nhóm còn lại chiếm khá lớn là trường có tổ chức thi chung, xét tuyển theo kết quả thi chung và dành một phần chỉ tiêu xét tuyển theo tiêu chí riêng và nhóm trường không tổ chức thi chung, xét tuyển theo kết quả thi chung và dành một phần chỉ tiêu xét tuyển theo tiêu chí riêng (hầu hết đều căn cứ vào kết quả học tập phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp - phần lớn cũng là trường NCL).
Theo ông Nghĩa, sự phức tạp kể trên đòi hỏi thí sinh phải căng ra tham khảo thông tin của từng trường vì sự phân bổ chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả phổ thông và điểm thi tốt nghiệp THPT của các trường là rất khác nhau. Ví dụ, có trường dành 25% -30%, nhưng có trường như ĐH Đà Nẵng dành 50% và ĐH quốc tế Sài Gòn dành tới 60% chỉ tiêu... Xét ở góc độ nào đó, đây dường như cũng là một loại "ma trận"!
Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, trong việc công bố đề án tuyển sinh, có lẽ, bộ phận quản lý còn rất lúng túng. Chứng minh điều này, ông Nghĩa phân tích: Tại hội nghị tổng kết năm học diễn ra tháng 12/2013, Bộ công bố: Trường nào muốn tuyển sinh riêng phải trình đề án trước 10/2/2014 và Bộ sẽ công bố đề án được duyệt trước 10/3.
Đến 10/2 có 31 trường nộp hồ sơ và có 25 trường đạt yêu cầu, trong đó có 10 trường đã tuyển sinh riêng từ năm ngoái. Đến 15/3, Bộ công bố 53 trường ĐH, CĐ được xây dựng đề án tuyển sinh riêng, ngày 18/3 bổ sung thêm 9 trường.
Không cần quan tâm đến "nạn nhân"
Nhận xét về việc đổi mới trong cách ra đề thi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Đình Đại, người có bề dày làm quản lý THPT, nói: Bộ làm gấp quá và không nghĩ đến đối tượng phải thực hiện là học trò. Không thể nói chung chung là học sinh đã được học cả năm rồi gặp đề thế nào thì làm thế. Đổi mới thì giáo viên phải biết để dạy, học trò phải được luyện tập.
Nếu thực sự quan tâm và đứng vào vị trí người học thì phải công bố rành mạch từ đầu năm học, hoặc ít nhất là sau Tết âm lịch để người dạy và người học kịp chuyển mình.
Nay đã là giữa tháng 4, đầu tháng 6 thi, trong khi vẫn chưa kịp hiểu, chưa thấy hình hài của "ma trận" đã công bố đâu thì đã bị ném vào một ma trận mới vì chưa tìm cho mình một con đường đi trong ôn tập, và với đầy sự nghi ngờ: 2 môn đã nói rất rõ là sẽ thay đổi nhưng hướng dẫn chả có gì là thay đổi; vậy các môn khác thế nào... Đổi mới không có tính minh bạch thế này khác nào đánh đố cả thầy lẫn trò!
hTheo Tienphong
Có 3-4 mức điểm thay thế điểm sàn Ngày 17.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã quyết định phương án thay thế điểm sàn kỳ thi ĐH, CĐ năm nay để lấy ý kiến đóng góp của xã hội trước khi thực hiện. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ ở Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM sáng 17.4 -...