ĐH Kinh tế Quốc dân phản hồi việc tăng học phí
Thông tin ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) tăng học phí, có ngành lên đến 530.000 đồng một tín chỉ khiến nhiều sinh viên lo lắng. Lãnh đạo nhà trường khẳng định, mức tăng này hợp lý.
Từ năm học 2016 – 2017, mức học phí của ĐH Kinh tế Quốc dân là 530.000 đồng một tín chỉ với nhóm ngành Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế và Tài chính doanh nghiệp, và 375.000 đồng một tín chỉ với một số ngành khác. Trước đó, năm học 2015 – 2016, học phí những ngành “hot” tại trường là 450.000 một tín chỉ
Một số sinh viên ước tính, học những ngành uy tín tại trường, họ phải trả 17 triệu đồng cho 10 tháng học, tương đương 31 tín chỉ. Những ngành bình thường, sinh viên trả 12 đến 14 triệu đồng cho 10 tháng học.
Một sinh viên thuộc khối ngành có mức điều chỉnh học phí cao nhất, cho biết, em và nhiều bạn khác biết thông tin trường tăng học phí theo lộ trình nhưng không nghĩ mức cao như vậy.
“Theo quy định, mỗi năm, sinh viên được đăng ký học tối đa 50 tín chỉ. Nhiều bạn tính toán năm nay đăng ký nhiều nhất 50 tín chỉ, vì sợ với lộ trình tăng học phí trên, những năm học sau sẽ không gánh nổi”, sinh viên này tâm sự.
Một sinh viên K57 khác cho rằng, học phí cao tương xứng chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất thì không kêu ca, nhưng thực tế không được như vậy.
Ông Phạm Hồng Chương – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Lê Hiệp.
Chiều 21/7, ông Phạm Hồng Chương – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: Lộ trình tăng học phí được nhà trường tuân thủ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 2/10/2015. Sinh viên đã được thông báo về việc này.
Video đang HOT
Năm học 2016 – 2017, nhà trường tăng mức học phí của 5 chuyên ngành “ xã hội hóa cao” lên mức bình quân 17 triệu đồng một năm, trong khi 12 chuyên ngành chỉ ở mức bình quân 12 triệu đồng một năm.
Ông Chương khẳng định, về tổng thể, mức tăng học phí của trường thấp hơn nhiều so với trần học phí cho phép thu tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính Phủ (17,5 triệu đồng một năm).
“Khi quyết định tăng học phí, nhà trường cân nhắc nhiều khía cạnh và xác định mức này được xây dựng trên cơ sở cân đối chi phí đào tạo, đồng thời đảm bảo cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thuộc đối tượng chính sách. Đây là mức học phí không phải cao nhất trong các trường công lập khối kinh tế”, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân nói.
Cũng theo ông Chương, mức học phí cao (530.000 một tín chỉ) chỉ áp dụng với 5 chuyên ngành “xã hội hóa” và sinh viên K57, K58. 12 ngành đang có mức học phí thấp hơn nhiều với 375.000 đồng một tín chỉ. Đối với sinh viên K56 trở về trước, mức học phí chỉ là 290.000 một tín chỉ.
Trước ý kiến của sinh viên cho rằng ĐH Kinh tế Quốc dân hiện phải thuê phòng học bên ngoài, chất lượng đào tạo chưa được cải thiện, ông Chương cho biết: Năm học 2013 – 2014, trường thuê 72 phòng học tại 3 cơ sở, do đang thi công Nhà trung tâm đào tạo. Sau khi rà soát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất tại các giảng đường thuê ngoài, nhà trường quyết định đầu tư thêm giảng đường thuộc khuôn viên trường.
Đến nay, nhà trường chỉ còn thuê ngoài tại 1 địa điểm (54 Vũ Trọng Phụng) với 35 phòng học. Kế hoạch đến năm 2017, nhà trường không còn phải thuê giảng đường bên ngoài. Sinh viên được học trong giảng đường hiện đại của toà nhà Trung tâm đào tạo trước kế hoạch 1 năm.
Đại diện nhà trường thông tin, trong năm học 2016 – 2017, các giảng đường thuê ngoài tại 54 Vũ Trọng Phụng sẽ được đảm bảo về máy chiếu, hệ thống chiếu sáng, âm thanh và các tiện nghi cơ bản.
Cách đây 1 tháng, trường đưa vào áp dụng công cụ TURNITIN để tăng cường sự liêm chính trong học tập và nghiên cứu, hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Theo Zing
Bị đình chỉ thi THPT quốc gia, thí sinh mất hai quyền lợi
Theo Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT, thí sinh không được xét tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển đại học nếu bị đình chỉ thi THPT quốc gia 2016.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều quy chế thi THPT quốc gia năm 2016. Năm nay, quy chế này dự kiến có nhiều điều chỉnh.
Ngày 12/3, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Bộ GD&ĐT đưa ra một số lưu ý cho thí sinh trong quá trình thi và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016.
Ông Nghĩa cho biết: Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường thuộc khối Công an Nhân dân phải chú ý đăng ký cả hai nơi. Đó là đăng ký sơ tuyển tại công an địa phương và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường THPT, nơi đang học hoặc đăng ký tại những điểm thu hồ sơ do sở GD&ĐT quy định đối với thí sinh tự do. Năm 2015, nhiều thí sinh chỉ đăng ký một nơi dẫn đến tình trạng hồ sơ đăng ký dự thi bị thiếu, phải bổ sung, điều chỉnh.
Với thí sinh dự thi các trường năng khiếu, những năm trước thực hiện "3 chung", các em chỉ cần nộp hồ sơ vào trường, thi các môn văn hóa và năng khiếu do trường tổ chức. Từ năm 2015, khi thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia, các trường năng khiếu thực hiện tuyển sinh theo đề án riêng, môn năng khiếu do các trường tự tổ chức ra đề và coi thi.
Tuy nhiên, với môn văn hóa, thí sinh vẫn phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp hoặc lấy điểm các môn văn hóa để xét tuyển theo yêu cầu của trường năng khiếu. Do đó, ngoài hồ sơ nộp cho những trường này, thí sinh vẫn phải làm hồ sơ dự thi THPT quốc gia.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa tư vấn cho học sinh. Ảnh: Quyên Quyên.
- Năm ngoái, nhiều thí sinh bị sai đối tượng, khu vực ưu tiên dẫn đến tình trạng đỗ thành trượt. Ông lưu ý gì với thí sinh về vấn đề này?
- Năm nay, quy chế của Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể vấn đề này. Từ trước đến nay, văn bản của Bộ GD&ĐT quy định rất rõ về đối tượng ưu tiên, cũng như khu vực ưu tiên. Do đó, trước khi khai hồ sơ, các em cần đọc kỹ để khai đối tượng, khu vực cho đúng. Thí sinh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin. Các trường THPT, khi nhận hồ sơ của các em, cũng cần rà soát trước khi nộp cho các sở GD&ĐT.
- Trong thông tư có nêu điểm d khoản 4 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung: Thí sinh bị đình chỉ thi môn thi nào sẽ bị điểm 0 môn đó; không được dự thi các môn thi tiếp theo. Thí sinh sẽ không được sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ? Như vậy có thiệt cho sĩ tử?
- Nếu thí sinh bị đình chỉ thi sẽ mất đồng thời cả hai quyền lợi: Xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Thí sinh bị đình chỉ nghĩa là vi phạm lỗi rất nặng hoặc đã vi phạm nhiều lần. Năm 2015, quy chế không có điều này nhưng sau đó Bộ trưởng Phạm Vũ Luận yêu cầu ban hành văn bản kèm theo để xử lý. Văn bản yêu cầu nếu bị đình chỉ, thí sinh sẽ bị tước quyền xét tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Đây là hình thức để răn đe nghiêm khắc những thí sinh có ý định vi phạm quy chế thi. So với năm ngoái, quy định này được đưa ngay từ đầu.
- Trong quy chế cũng nêu mỗi thí sinh được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất. Mã số này có nhận biết được thí sinh chỉ thi xét tốt nghiệp hay vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ không?
- Chỉ những thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia với 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ mới có mã số xác định. Những em chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp sẽ không có mã số này.
Năm 2015, thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả để xét tuyển ĐH, còn những em chỉ xét tốt nghiệp không có giấy chứng nhận này.
Theo Zing
Buộc học sinh vi phạm giao thông nghỉ học là trái luật Đại diện Bộ Tư pháp và một số luật sư cho rằng Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản về xử lý học sinh vi phạm giao thông với hình thức buộc nghỉ học một tuần là trái luật. Trao đổi với Zing.vn chiều 11/3, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp)...