ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển
Điểm sàn xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2019 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là 18 điểm.
Ngày 15-7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) đã chính thức chính thức thông báo điểm sàn xét tuyển vào trường này là 18 điểm.
Mức điểm này bao gồm điểm thi theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1.
Đối với các ngành có tổ hợp môn tiếng Anh tính hệ số 2, các môn khác tính hệ số 1, quy về thang điểm 30 theo công thức (điểm môn 1 điểm môn 2 điểm tiếng Anh*2)*3/4 điểm ưu tiên.
Theo kết quả đăng ký xét tuyển đợt 1 tháng 4-2019, Trường ĐH Kinh tế quốc dân có tổng số 41.000 hồ sơ đăng ký, tăng 9.000 so với năm 2018.
Năm nay, trường tuyển sinh 5.650 chỉ tiêu, tăng 2,7% so với năm 2018.
Theo PLO
Đào tạo song bằng tú tài Hà Nội: Làm gì để tránh lặp lại lùm xùm tuyển sinh?
Là chương trình đào tạo song bằng chứng chỉ quốc tế IGCSE tại 7 trường THCS công lập được thực hiện từ năm học 2018 - 2019, năm nay Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục tuyển sinh. Trước những lùm xùm trong công tác tuyển sinh năm ngoái, nhiều phụ huynh cho răng cách làm năm nay cần thay đổi theo hướng công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Video đang HOT
Niêm yết công khai học sinh trúng tuyển
Theo hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2019 - 2020, thành phố tiếp tục thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập. Để tuyển sinh vào 7 trường này, học sinh phải trải qua bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Cách tính điểm tuyển sinh để làm căn cứ tuyển sinh vào các trường được tính bằng tổng điểm các bài kiểm tra.
Cụ thể, học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra gồm môn tiếng Anh và toán. Trong đó, môn tiếng Anh học sinh trải qua phần viết khoảng 45 phút và phần nghe 30 phút. Bài kiểm tra môn toán bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài 60 phút. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng vào trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.
Học sinh trường THCS và THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh minh họa
Điều đáng lưu ý đối với tuyển sinh chương trình này là Sở GD&ĐT quyết định điểm chuẩn dựa trên đề xuất của trường. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số học sinh dự tuyển, nguyện vọng và điểm tuyển sinh của thí sinh, hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án điểm chuẩn dự kiến. Trường đề xuất điểm chuẩn, xét duyệt với phòng GD&ĐT và sở GD&ĐT.
Trường hợp hạ điểm chuẩn, các trường THCS phải niêm yết công khai số lượng học sinh đã trúng tuyển, số còn thiếu so với chỉ tiêu, điểm chuẩn mới và thời hạn nhận hồ sơ. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh có nguyện vọng 1, không nhận học sinh có nguyện vọng 2. Danh sách học sinh dự tuyển, điểm tuyển sinh, điểm chuẩn cũng phải được công bố công khai tại trường THCS.
Chia sẻ với báo chí, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - khẳng định, với chương trình đào tạo song bằng, sau khi hoàn thành bậc THCS, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp THCS; đạt trình độ tiếng Anh B1 (theo chuẩn CEFR); nắm bắt được kiến thức các môn toán, khoa học, tin học bằng tiếng Anh; có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác (nếu học sinh có nhu cầu).
Liệu có chuyên nghiệp hơn?
Trao đổi nhanh với PNVN sáng 18/2, ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội - khẳng định, chương trình tuyển sinh hệ song bằng năm nay về cơ bản không có gì thay đổi so với năm ngoái. Mọi hoạt động tuyển sinh, công khai thông tin tại các trường đều được thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
Được biết, với chất lượng và đầu ra của chương trình, đây vẫn là chương trình đào tạo được nhiều phụ huynh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, điều mà nhiều cha mẹ mong muốn là các thông tin cụ thể về chương trình học, nơi liên kết, giáo viên đào tạo... cần được công bố nhiều hơn nữa để họ có kênh tham khảo cho các con.
Chị M.H, phụ huynh hiện có con học chương trình này, cho biết năm ngoái khi con chị tham gia thi cũng đã rất chật vật tìm hiểu thông tin về toàn bộ chương trình. Theo chị, chỉ số ít trường trong nhóm 7 trường THCS, với đánh giá của các phụ huynh có con thi, như trường THCS Cầu Giấy, là làm tốt trong việc thông tin minh bạch về tuyển sinh, đăng tên của trung tâm liên kết, tiểu sử của giáo viên được chọn
"Thực sự tôi đã rất do dự khi nộp hồ sơ thi tuyển cho con bởi những gì phụ huynh có thể biết thì quá ít. Mặt khác, giáo viên trong nước dạy tiếng Anh chất lượng vẫn chưa đồng đều chứ chưa nói đến giáo viên các môn văn hoá lại còn dạy bằng tiếng Anh. Vì thế, tôi khá lo lắng. Bên cạnh đó, chương trình học quá nặng cũng khiến tôi lo sợ con sẽ chỉ biết học và học mà thiếu đi kỹ năng sống", chị H. chia sẻ.
Ảnh minh họa
Cũng trong mùa tuyển sinh đầu tiên năm ngoái, không ít phụ huynh phàn nàn về việc công bố kết quả thi khá mập mờ, nhầm tên trường của học sinh, thông báo kết quả phúc tra không bằng văn bản mà chỉ là qua một cuộc điện thoại. Sự lùm xùm trong tổ chức tuyển sinh khiến phụ huynh nghi ngờ về tính chuyên nghiệp của một chương trình đào tạo mang chuẩn quốc tế.
"Nhiều phụ huynh mong muốn năm nay, công tác tuyển sinh cần làm rõ ràng, minh bạch hơn như công bố tên tuổi trung tâm liên kết đào tạo, giáo viên giảng dạy, chương trình học cụ thể... để phụ huynh dễ hình dung" - chị M.H cho biết.
Cũng theo nữ phụ huynh nay, sau một năm học của con cho thấy một bất cập là một số môn như môn Sinh học có sự trùng lắp nội dung giữa 2 chương trình học của Bộ GD&ĐT và chương trình song bằng. Vì vậy, giáo trình giảng dạy cần có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp hơn, tránh mất thời gian học tập của học sinh.
"Việc giữ ổn định đội ngũ giáo viên cũng cần được cam kết rõ, tránh xáo trộn không cần thiết cho các con khi năm học vừa rồi, giáo viên dạy môn Khoa học của con tôi dạy hết học kỳ I, đến học kỳ II ngừng dạy để về nước. Nếu đội ngũ này ổn định, chất lượng học của các con mới đảm bảo" - chị H. chia sẻ.
7 trường THCS được Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục cho phép thí điểm chương trình đào tạo quốc tế học chương trình THCS quốc gia Việt Nam và chương trình giáo dục nhận chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE, gồm: Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và lớp 6 THCS của THPT chuyên Hà Nội Amsterdam.
Mốc thời gian cần lưu ý:
- Thời gian nộp đơn đăng ký chậm nhất vào ngày 24/5/2019.
- Học sinh xem danh sách đăng ký dự kiểm tra, đánh giá năng lực vào ngày 5/6/2019.
- Kiểm tra đánh giá năng lực vào ngày 10/6/2019.
- Tuyển sinh từ ngày 18/6/2019 đến hết ngày 20/6/2019.
- Sau ngày 20/6/2019, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu được giao, được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ 22 đến 24/6/2019.
Nhật Lam
Theo phunuvietnam
Đánh giá nhà trường chỉ bằng điểm thi, giải học sinh giỏi đã làm méo mó giáo dục Việc đánh giá chất lượng giáo dục không thể chỉ căn cứ vào những con số thống kê như điểm của các kỳ thi, kỳ kiểm tra; số giải trong các cuộc thi học sinh giỏi LTS: Việc đánh giá học sinh bằng điểm thi và các giải học sinh giỏi đã tạo nên áp lực học tập rất lớn, đồng thời góp...