ĐH Kinh tế – Luật tăng 50% tổng chỉ tiêu điểm thi năng lực
Trường ĐH Kinh tế – Luật năm 2020 sẽ tuyển đến 50% chỉ tiêu xét từ điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thay vì 40% như trước đó.
Sáng 5-6, Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố đề án tuyển sinh chính thức năm 2020.
Theo thông tin tuyển sinh vừa công bố, năm 2020 trường tiếp tục tuyển sinh với năm phương thức xét tuyển cho 40 chương trình đào tạo trong nước. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 2.100 sinh viên.
Trong đó, trường mở thêm hai chương trình đào tạo mới và triển khai ba chương trình song ngành liên trường trong ĐH Quốc gia TP.HCM.
Hiện trường đào tạo bảy chương trình: Đại trà, chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao bằng tiếng Anh, cử nhân tài năng, song ngành, liên kết quốc tế với các trường Đh Anh quốc.
Theo nhà trường, qua hai năm tuyển sinh từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đã chứng tỏ được uy tín và chất lượng thí sinh đầu vào. Ngoài ra, với những thay đổi về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nên trường quyết định tăng chỉ tiêu của phương thức này từ 40% lên 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh để tạo thêm cơ hội cho thí sinh.
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế – Luật vẫn giữ nguyên năm phương thức xét tuyển với ba tổ hợp môn truyền thống: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), D01 (Toán – Văn – Anh). Cụ thể:
Thứ nhất, phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2020 của Bộ GD&ĐT (tối đa 5% tổng chỉ tiêu). Đối với phương thức này, ngoài những quy định theo quy chế, thí sinh phải có kết quả học THPT (trung bình học bạ 6 học kỳ) đạt từ 8.0 trở lên.
Thứ hai, phương thức ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (tối đa 20% tổng chỉ tiêu) dành cho học sinh 149 trường: THPT chuyên, năng khiếu và trường THPT thuộc nhóm các trường có kết quả bài thi THPT quốc gia cao năm 2016, 2017 và 2018 (theo danh sách của ĐH Quốc gia TP.HCM công bố).
Thí sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng vào một đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM. Không giới hạn số đơn vị và chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01 hoặc D01 phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Ở phương thức này, học sinh thuộc 82 trường THPT chuyên, năng khiếu được nhân hệ số 1,05 tổng điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển.
Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 (trong khoảng 40% đến 60% tổng chỉ tiêu). Ở phương thức này, điều kiện xét tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2020.
Thứ tư, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020 (tối đa 50% tổng chỉ tiêu, tăng 10 % so với năm 2019). Đối với phương thức này thí sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng vào một đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM, không giới hạn số đơn vị.
Thứ năm, xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (tối đa 5% tổng chỉ tiêu).
Trong đó không quá 10% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao; không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.
Để xét tuyển theo phương thức này, thí sinh cần có điểm trung bình học tập THPT (6 học kỳ) từ 7.0 (thang điểm 10) hoặc 2,5 (thang điểm 4) hoặc từ 8 (thang điểm 12); chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên hoặc chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1100 điểm trở lên; chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp (xét tuyển đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp).
Thí sinh được đăng ký tối đa không quá ba nguyện vọng vào trường, các nguyện vọng phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Nhà trường cũng cho biết đã xây dựng, trình và được ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua đề án chất lượng cao ngành Toán kinh tế và chương trình chất lượng cao Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo.
Do đó, năm 2020 trường sẽ tuyển sinh hai chương trình mới này, đồng thời triển khai đào tạo song ngành với các trường khác trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM như: Kinh tế quốc tế (chương trình kinh tế đối ngoại), Quản trị kinh doanh (chương trình quản trị kinh doanh), Luật kinh tế (chương trình luật kinh doanh). Trường sẽ tiếp nhận tất cả sinh viên các trường thành viên trong hệ thống đủ điều kiện đăng ký học.
Vế học phí năm học 2020 – 2021, chương trình đại trà trung bình khoảng 9,8 triệu đồng/năm; chương trình chất lượng cao trung bình 27,8 triệu đồng/năm học và chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh (hoặc tăng cường tiếng Pháp) là 46,3 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình liên kết quốc tế, học phí của chương trình Cử nhân Anh quốc Gloucestershire (UoG) là 275 triệu đồng/năm và chương trình Cử nhân Anh quốc Birmingham City (BCU) 268 triệu đồng/năm. Các mức học phí trên được áp dụng cho 3,5 năm học tại Việt Nam.
Những trường ĐH, CĐ nào xét tuyển bằng bài thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM
Tính đến thời điểm này đã có chính thức hơn 60 trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2019 - HÀ ÁNH
Chiều 24.5, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết đã có hơn 60 đơn vị đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức để xét tuyển một phần chỉ tiêu trong năm nay.
Trong đó có 62 đơn vị đã đăng ký chính thức và 3 đơn vị đang trong quá trình làm việc, chờ Ban giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM duyệt.
Danh sách các đơn vị cụ thể gồm:
1. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
2. Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
3. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)
4. Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
5. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM)
6. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
7. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM)
8. Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại tỉnh Bến Tre
9. Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
10. Trường ĐH An Giang (ĐH Quốc gia TP.HCM)
11. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
12. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
13. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng)
14. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)
15. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)
16. Viện nghiên cứu và đào tạo Việt-Anh (ĐH Đà Nẵng)
17. Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông (ĐH Đà Nẵng)
18. Trường ĐH Phạm Văn Đồng
19. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
20. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
21. Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM
22. Trường ĐH Nha Trang
23. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
24. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
25. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
26. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
27. Trường ĐH Lạc Hồng
28. Trường ĐH Thủ Dầu Một
29. Trường ĐH Bình Dương
30. Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM
31. Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu
32. Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An
33. Trường ĐH Yersin Đà Lạt
34. Trường ĐH Văn Hiến
35. Trường ĐH Tây Đô
36. Trường ĐH Nam Cần Thơ
37. Trường ĐH Công nghệ Miền Đông
38. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
39. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn
40. Trường ĐH Văn Lang
41. Trường ĐH Phan Châu Trinh
42. Trường ĐH Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ
43. Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM
44. Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM
45. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
46. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
47. Trường ĐH Khánh Hoà
48. Trường ĐH Tây Nguyên
49. Trường ĐH Đồng Tháp
50. Trường ĐH Gia Định
51. Trường ĐH Tiền Giang
52. Trường ĐH Xây dựng miền Trung
53. Trường ĐH Sài Gòn
54. Trường ĐH Tài chính-Marketing
55. Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM
56. Trường ĐH Bạc Liêu
57. Trường ĐH Trà Vinh
58. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
59. Trường CĐ Quốc tế TP.HCM
60. Trường CĐ Viễn Đông
61. Trường CĐ Sài Gòn Gia Định
62. Trường CĐ Miền Nam
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hiện đã thu hút hơn 60.000 thí sinh đăng ký dự thi. Hạn cuối nhận hồ sơ đến hết ngày 15.6.
Theo thông báo mới nhất của ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi này chỉ còn tổ chức 1 đợt trong năm nay (thay vì 2 đợt như kế hoạch ban đầu). Kỳ thi dự kiến diễn ra vào giữa tháng 8 sau ngày thi tốt nghiệp THPT một tuần. Thí sinh có thể tham dự tại 1 trong 5 điểm thi diễn ra đồng thời gồm: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang (Khánh Hoà) và Đà Nẵng.
Trước đó, như Báo Thanh Niên đã đưa tin, nhiều trường ĐH đã bất ngờ thông báo dừng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh trong năm nay như: ĐH Quốc gia Hà Nội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành... Mới nhất trong hôm nay, một trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM là Trường ĐH Quốc tế đã bất ngờ thông báo tạm dừng tổ chức kỳ thi năng lực sau 3 năm diễn ra liên tục để tuyển sinh.
Sinh viên trở lại trường sẽ học tăng cường cuối tuần, ca tối? Sau thời gian dài nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19, các trường ĐH xây dựng kế hoạch đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Nhiều trường ĐH đã có dự kiến ngày đón sinh viên (SV) trở lại trường học...