ĐH Kinh doanh và Công nghệ đào tạo ‘chui’ 19 lớp thạc sĩ
Sau khi thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của trường này trong nhiều năm qua.
Có ngành tuyển sinh vượt hơn 230% chỉ tiêu
Theo thông báo kết luật thanh tra của Bộ GD-ĐT, trong quá trình tuyển sinh, đào tạo những năm 2017, 2018 và 2019, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Cụ thể, năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó, khối ngành III (Kinh doanh và Quản lý, Pháp luật) vượt 79% chỉ tiêu; khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và Chế biến, Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35% chỉ tiêu.
Năm 2018, nhà trường tiếp tục tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu tự xác định ở các ngành Tài chính – Ngân hàng (vượt 36%), Quản lý Kinh tế (vượt 96,6%), Quản lý công (vượt 98%).
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành, chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó, ngành Quản lý công vượt chỉ tiêu 236%.
Đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy, năm 2018, trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định.
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Video đang HOT
Bên cạnh đó, năm 2017, trường không được thông báo chỉ tiêu văn bằng 2 khối ngành VII nhưng vẫn tuyển sinh và đào tạo 138 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khối ngành này. Đến năm 2018, trường tiếp tục tuyển thêm 342 sinh viên dù không được thông báo chỉ tiêu.
Đặc biệt, trong hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh năm 2017 của một số nghiên cứu sinh còn có dấu hiệu không phải là hồ sơ dự tuyển năm 2017.
Công tác quản lý đào tạo chưa đảm bảo
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng chỉ rõ trong công tác quản lý đào tạo, trường chưa làm đúng khi giao cho Trung tâm Tin học quản lý kết quả học tập toàn khóa của sinh viên mà không có đơn vị kiểm soát. Việc phân quyền chỉnh sửa điểm thi và quản lý điểm trên hệ thống cũng còn chưa rõ ràng.
Trường tổ chức đào tạo một số học phần trình độ thạc sĩ của 19 lớp ngoài trụ sở chính của trường khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ GD-ĐT, vi phạm quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Trường vẫn còn để xảy ra hiện tượng một số túi bài thi tự luận kết thúc học phần trình độ đại học có hiện tượng chấm chưa đúng quy định.
Ngoài ra, việc xét tốt nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp sớm hoặc tốt nghiệp bổ sung không thông qua hội đồng xét tốt nghiệp của trường là không đúng quy chế.
Về điều kiện đảm bảo chất lượng, theo kết luận thanh tra, có 10 ngành trình độ đại học và 3 ngành trình độ tiến sĩ của trường không đảm bảo điều kiện duy trì ngành theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ với học viên khóa 2017-2019 không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo quy định.
Với chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trường đã ban hành theo quyết định năm 2016 chưa đầy đủ khối lượng tín chỉ tối thiểu theo quy định của Bộ.
Trường chưa thực hiện kiểm định và đánh giá ngoài đối với trường và các chương trình đào tạo của trường.
Khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh đại học, làm rõ dấu hiệu không bình thường hồ sơ NCS
Từ những sai phạm được phát hiện, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải thực hiện một số nội dung như rà soát toàn bộ quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo chương trình cũ chưa đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo quy định, đề xuất phương án xử lý; khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2020 theo quy định đối với số sinh viên đã vượt chỉ tiêu năm 2019.
Bên cạnh đó, trường phải rà soát, làm rõ dấu hiệu không bình thường trong hồ sơ dự tuyển của 3 nghiên cứu sinh và những nghiên cứu sinh khác của trường (nếu có).
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu giả mạo hồ sơ, cần phải chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc tổ chức đào tạo một số học phần trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính của trường khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải chấm dứt.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra các sai phạm, đồng thời báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận về Thanh tra Bộ GD-ĐT.
Mất nhiều hơn được vì... lạ
Một trong những yêu cầu hàng đầu khi xây dựng tổ hợp môn thi/xét tuyển ĐH-CĐ là phải phù hợp với ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính khoa học.
Ảnh minh họa/INT
Bởi thế, trước mùa tuyển sinh, Bộ GD&ĐT luôn lưu ý các trường ĐH-CĐ cần chấm dứt trình trạng sử dụng các tổ hợp môn không phù hợp với ngành đào tạo mà dư luận vẫn hay gọi là tổ hợp lạ. Thế nhưng, qua thực tế công bố đề án tuyển sinh của nhiều trường gần đây cho thấy có khá nhiều nơi vẫn bỏ qua lưu ý này.
Theo đề án tuyển sinh Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội từng công bố, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô tuyển tổ hợp có hai môn Sử - Địa; Kỹ thuật Xây dựng xét tổ hợp có hai môn Sinh - Địa. Ở Trường ĐH Thành Đông, ngành Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật xây dựng sử dụng tổ hợp có cả môn Lịch sử, Ngữ văn. Trường ĐH Nam Cần Thơ, ngành Kỹ thuật môi trường xét tuyển tổ hợp Văn - Hóa - Sinh...
Sở dĩ các trường bỏ qua lưu ý của Bộ để xét tuyển thí sinh có thế mạnh các ngành khoa học xã hội vào học ngành khoa học tự nhiên, hoặc ngược lại nhằm tận dụng nguồn tuyển. Với cách thức đa dạng hóa tổ hợp này, các trường hy vọng gia tăng lượng thí sinh trúng tuyển, bảo đảm chỉ tiêu.
Tự chủ đại học, các trường có nhiều biện pháp khác nhau để hướng đến mục tiêu tuyển đủ. Tuy nhiên nếu tuyển đủ và không trúng thì hiệu quả đạt được cũng khó như mong muốn. Thực tế các mùa tuyển sinh gần đây cho thấy, số thí sinh chọn tổ hợp lạ rất hiếm. Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết năm 2018 và 2019, các trường sử dụng trên 150 tổ hợp để xét tuyển. Trong đó, 5 tổ hợp xét tuyển truyền thống (A00, D01, A01, B00, C00) luôn chiếm trên 90% nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Các tổ hợp truyền thống với các môn thi có tính liên quan đến nhau vẫn là điều kiện tuyển sinh của phần lớn các ngành, trường. Có trên 85,5% thí sinh trúng tuyển ở 5 tổ hợp truyền thống nói trên. Hơn 140 tổ hợp còn lại chỉ chiếm gần 10% số nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Nhiều tổ hợp do các trường đưa ra không có, hoặc có rất ít thí sinh đăng ký xét tuyển.
Tổ hợp lạ đưa ra cũng không thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh, đó là thực tế. Mà giả sử có trường nào đó cải thiện được nguồn tuyển bằng tổ hợp lạ thì tính bền vững của nguồn này cũng như hiệu suất đào tạo khó cao. Bởi vào ĐH chỉ là khởi đầu, còn tiếp theo là quá trình học tập và làm việc.
Không có được cái gốc cơ bản của các môn học liên quan, thí sinh sẽ vất vả gấp bội khi theo học ĐH. Trong số sinh viên bị đuổi học những năm gần đây có không ít em không theo hết chương trình vì không học tốt những môn không thuộc sở trường thời THPT. Trúng tuyển với tổ hợp lạ không chỉ bất lợi cho thí sinh mà cả uy tín của nhà trường cũng bị ảnh hưởng khi khó có thể đào tạo được nhân lực chất lượng cao.
Luật quy định các trường được bảo đảm quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình. Việc các môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo hay không và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào, các trường sẽ phải làm rõ với cơ quan quản lý Nhà nước và trước xã hội.
Phù hợp hay không phù hợp, tính khoa học tới đâu hạ hồi phân giải nhưng có thể thấy việc xây dựng những tổ hợp môn xét tuyển không liên quan đến ngành đào tạo lợi ít hại nhiều, mất nhiều hơn được. Bởi nếu chỉ lo tuyển đủ đầu vào mà không quan tâm đến tương lai thí sinh, chất lượng và hiệu suất đào tạo không bảo đảm, hình ảnh, uy tín, thương hiệu của nhà trường chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Bí quyết của nữ sinh lớp 11 THPT Chuyên Hạ Long sắp tốt nghiệp đại học nhờ học online Mê game từ nhỏ và yêu thích ngành công nghệ thông tin, Nguyễn Vũ Khánh Linh - học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) gia nhập FUNiX khi vừa vào lớp 10, mục tiêu học đại học sớm, lấy bằng Kỹ sư phần mềm của Đại học FPT. Nguyễn Vũ Khánh Linh - nữ sinh được biết đến với...