ĐH Kinh doanh Công nghệ dạy y: Bác sỹ kém có thể giết nhiều người
“Bác sỹ không giỏi là có thể dẫn tới chết người. Mà chết người thì không thể khắc phục được. Vì thế, cho mở ngành đào tạo y dược dễ dàng khiến các nhà khoa học như chúng tôi bức xúc lắm”.
Theo tin tức mới nhất câu chuyện về trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, một trường nghe như không liên quan gì tới lĩnh vực y học được phép đào tạo ngành y, dược đang khiến dư luận xã hội nóng bỏng.
Đào tạo y dược là ngành đào tạo đặc thù và có yêu cầu khắt khe
Hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế dường như chưa có sự đồng thuận cao. Bộ Giáo dục cho rằng đồng ý là do Bộ Y tế đã duyệt. Tuy nhiên, Bộ Y tế lại cho rằng Bộ đã ra văn bản yêu cầu trường hoàn thiện danh sách giảng viên cơ hữu chuyên ngành cũng như cơ sở thực hành ngoài trường, cơ sở thực hành tại trường, thì mới ủng hộ việc mở ngành, nhưng hai ngày sau Bộ GD-ĐT đã có quyết định cho phép trường mở mã ngành đào tạo bác sĩ đa khoa.
Đào tạo y dược là ngành đào tạo đặc thù và có yêu cầu khắt khe. Thế nhưng được biết, không chỉ trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép mở mã ngành đào tạo này mà nhiều trường đa ngành khác cũng đã được đào tạo ngành này. Con số đó đã lên tới 10 trường, trong đó có ĐH Ban Mê Thuột, ĐH Tân Tạo, ĐH Duy Tân, ĐH Thành Đô, ĐH Trà Vinh…
Trước thực trạng này, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi với thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, đại tá Hoàng Văn Thuận – Phó Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Chủ nhiệm khoa nội Thần kinh, BV Trung ương Quân đội 108.
Thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, đại tá Hoàng Văn Thuận.
Trường Đh Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa được cho phép đào tạo ngành y dược. Là một người tâm huyết với sự nghiệp y khoa nước nhà, ông có suy nghĩ gì về quyết định này của Bộ GD-ĐT?
Điều trị con người không giống như các chuyên ngành khác. Nếu một người làm nghề chữa tivi ấm ớ khiến tivi bị hỏng thì có thể mua cái khác. Nhưng nếu người bác sỹ chữa bệnh mà bị sai thì sức khỏe của con người không thể lấy lại được. Tôi ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng gần 20 năm nên hiểu ở các nước phát triển họ đặc biệt chú ý tới việc đào tạo ngành y.
Với người thầy thuốc, ngoài cái tâm, đức thì yêu cầu đặc biệt là phải giỏi. Các sinh viên y khoa có thời gian học rất lâu. Các cháu học 6 năm xong nhưng nói thật là ra trường đã biết gì đâu. Nếu cháu nào chịu khó học, chúng tôi còn phải hướng dẫn, dạy dỗ 10-15 năm sau thì mới gọi là biết làm ăn. Đào tạo ngành y phải rất thận trọng.
Như ông đã nói, đạo tạo ngành y khoa đào tạo đặc biệt nghiêm ngặt, liên quan đến sức khỏe con người. Thế nhưng việc mở mã ngành y dược như hiện nay thì có quá liều lĩnh không, thưa ông?
Vấn đề đào tạo của chúng ta có nhiều cái cần phải bàn. Tôi là người chấm cho lớp tiến sỹ đầu tiên của nước ta (tức là năm 1981). Hồi ấy, đào tạo tiến sỹ vô cùng khó khăn. Thế nhưng đến một giai đoạn sau, đào tạo tiến sĩ lại chỉ có 6 tháng thôi. Vấn đề đào tạo chúng ta cũng cứ chỉnh mãi chỉnh mãi, đến bây giờ đào tạo tiến sỹ cũng có thể nói là tạm được.
Video đang HOT
Quay trở lại việc cấp chứng nhận cho đào tạo ngành y của các trường đa ngành, tôi được biết, lúc đầu các anh bên bộ giáo dục đẩy sang cho bộ Y tế. Bộ Y tế đi thẩm tra thì bảo rằng tạm được, nhưng vẫn có một số một số thứ vẫn chưa được, cần củng cố thêm.
Hiện nay các anh bên Bộ Giáo dục đã cho phép rồi thì đành vậy. Nhưng nếu các anh ấy có hỏi ý kiến các nhà khoa học như chúng tôi thì chắc chắn chúng tôi sẽ lên tiếng.
Chúng tôi cứ thắc mắc là các trường đang đào tạo kinh tế mà nay lại “nhảy” vào đào tạo cái vấn đề y khoa là vấn đề rất khó. Các anh nhảy vào lĩnh vực này là còn phải trang bị từ khâu khoa học cơ bản, y học cơ sở… Trang bị những cái ấy tốn kém vô cùng.
Việc trường chuẩn bị nhân sự là những người đã về hưu, đến xin chữ ký của họ để điền vào đủ danh sách thì theo tôi cũng dễ thôi.
Theo thông tin từ đại diện trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trường này lấy đầu vào từ 20 điểm. Trong khi đó, điểm đầu vào trường đại học y công lập tới 27,28,29. Việc hạ thấp đầu vào này, liệu có đáng lo ngại cho chất lượng của một lớp bác sỹ sau này không, thưa ông?
Đặc thù của ngành y là điều trị không giỏi là có thể dẫn tới chết người. Mà chết người thì không thể khắc phục được. Vì thế, cho mở ngành đào tạo y dược dễ dàng khiến các nhà khoa học như chúng tôi bức xúc lắm.
Theo tôi, đây là các trường đào tạo theo kinh tế thị trường. Họ lấy đầu vào có 20 điểm đã thấy rằng đó là một sự cẩu thả. Họ lấy có 20 thì các thí sinh nhảy vào ào ào thôi.
Mà như mọi người đều biết, hiện các trường công lập còn thiếu thí sinh chứ chưa nói đến các trường ngoài công lập. Có trường rất khang trang nhưng tuyển không ai vào. Vì thế, với ngành y, các trường công lập đang lấy 27-28 mà giờ trường ngoài công lập lấy có 20 thì chắc chắn các thí sinh sẽ nộp hồ sơ vào rồi.
Các Bộ có nói là rộng đầu vào nhưng sẽ siết đầu ra. Đặc biệt là sắp tới sẽ cấp chứng chỉ hành nghề 5 năm/lần. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Làm như thế này thì đầu ra sẽ rất méo mó. Nếu các trường đa ngành đã đào tạo ngành y khoa thì phải làm đúng chuẩn. Phần khoa học cơ bản thì các trường có thể thực hiện được. Ngoài ra cơ quan chức năng cũng phải thẩm tra kỹ phần y học cơ sở . Phải lấy chuẩn như ĐH Y Hà Nội, Học viện Quân Y, ĐH Y Dược TP HCM thì theo tôi mới có đủ tin tưởng được. Mà đủ như thế thì theo tôi mới đủ cơ sở để đạo tạo. Nhưng tôi cũng nói thật, để chuẩn bị phần y học cơ sở thì mấy anh công lập khó đủ khả năng.
Xin cám ơn ông về những chia sẻ tâm huyết!
Theo nguoiduatin.vn
'Trang mới' của đào tạo Y Dược?
Nhiều người đặt câu hỏi thời gian tới đây, đào tạo Y Dược sẽ phát triển theo hướng nào.
Đầu tháng 12/2014, Bộ GD&ĐT ra quyết định tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ ĐH các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và trình độ ĐH, CĐ đối với các ngành dược học tại các trường đa ngành, không thuộc khối chuyên ngành y, dược.
Để đi đến quyết định này, trước đó, Bộ GD&ĐT đã phải "nghe" và "nhận" được nhiều phản ánh về tình trạng lộn xộn trong đào tạo y dược, thậm chí cả văn bản kiến nghị từ Bộ Y tế.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Y Hà Nội năm 2015. Ảnh: VietNamNet.
Từ công văn "kiện"
Tháng 9/2013, cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình, Bộ Y tế đã gửi công văn tới Bộ GD&ĐT. Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đặt vấn đề về thực trạng quá nhiều cơ sở đào tạo, kể cả các trường đa ngành cùng tham gia đào tạo nhân lực y tế.
Ông Cường cho rằng, khi không có sự tham mưu về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế thì việc thẩm định mã ngành đào tạo nhân lực ngành này sẽ không đảm bảo chất lượng.
Một bất cập khác dưới góc nhìn của Bộ Y tế là chuyện các trường ngoài công lập cũng tham gia thị phần đào tạo này.
Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y dược Việt Nam đã họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế. Điều này dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Từ đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành. Đồng thời, cần có khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành nói trên để thí sinh có định hướng lựa chọn.
Hơn một năm sau, Bộ GD&ĐT có quyết định về tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ ĐH các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và trình độ ĐH, CĐ đối với các ngành dược học tại các trường đa ngành, không thuộc khối chuyên ngành Y, Dược.
Động thái này một mặt thể hiện quyết tâm chấn chỉnh chất lượng ngành đào tạo một nghề đặc thù, liên quan sinh mạng con người - mặt khác cũng cho thấy có nhiều bất cập trong đào tạo nhân lực ngành y tế.
Quy mô tăng, chất lượng giảm
Trong vài mùa tuyển sinh gần đây, hàng loạt trường ĐH, CĐ được phép mở thêm một số ngành đào tạo thuộc khối Y dược. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành này cũng tăng đột biến.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân lực ngành này với các chuyên ngành Bác sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ... 35 trường CĐ Y, Dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ... cùng 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH.
Hàng năm, số sinh viên y, dược đều tăng, năm 2011 tăng gấp 7 lần năm 2003 và gấp 2 lần năm 2007.
Trong khi một số trường lấy điểm đầu vào rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược TP HCM, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM và ĐH Y dược Huế..., thì ở một số trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn hoặc trên mức sàn không đáng kể đã có thể theo học ngành y dược.
Những trường ĐH ngoài công lập đào tạo Y dược có thể kể đến là ĐH Đại Nam, ĐH Lạc Hồng, ĐH Nam Cần Thơ, ĐH Thăng Long, ĐH Nguyễn Tất Thành...
Năm 2015, với phương thức tuyển sinh mới, hầu hết các trường ĐH đào tạo nhóm ngành y - dược đều xét tuyển từ kết quả của kỳ thi quốc gia và theo khối B (Toán - Hóa - Sinh).
Tuy nhiên, đã có không ít lo ngại khi tại một số trường, tổ hợp môn xét tuyển để vào các ngành Y dược lại thiếu những môn quan trọng nhất. Chẳng hạn như tổ hợp mới được ĐH Nguyễn Tất Thành đưa vào xét tuyển ngành Dược và Điều dưỡng gồm Toán, Lý, tiếng Anh, không có môn Hóa. Ngành Dược của ĐH Nam Cần Thơ cũng xét tuyển trên 2 tổ hợp mới: Lý, Hóa, Văn và Hóa, Sinh, Văn, bỏ qua môn Toán...
Chương trình đào tạo ở một số trường cũng khiến người trong ngành băn khoăn.
Đào tạo Y khoa sẽ đi đường nào?
Nếu như quyết định "tạm dừng" của Bộ GD&ĐT được đồng tình ủng hộ, thì quyết định "cho phép" mới đây của Bộ gây ra rất nhiều ý kiến băn khoăn. Nhiều người đặt câu hỏi thời gian tới đây, đào tạo y dược sẽ phát triển theo hướng nào.
Được biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Y tế thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho báo cáo "Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực y tế". Đây là một trong những hoạt động mà hai bộ thực hiện theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về đào tạo nhân lực cho ngành y.
Tại hội nghị "Đẩy mạnh xã hội hóa và kết hợp công tư trong hoạt động khám, chữa bệnh theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ" diễn ra ngày 16/9/2015, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ GD&ĐT nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh khung trình độ, thời gian đào tạo ĐH, sau ĐH của ngành y bảo đảm hội nhập quốc tế, khắc phục những bất cập trong thời gian qua và bảo đảm quyền lợi của người học.
Theo ông Đam, khung trình độ, thời gian đào tạo ĐH, sau ĐH của ngành y phải điều chỉnh theo hướng: Đối với trình độ ĐH, phải xác định thời gian cần thiết để đào tạo trình độ đại học y khoa và văn bằng sau khi tốt nghiệp ĐH y khoa.
Đối với trình độ sau ĐH, phải xác định rõ chương trình, thời gian đào tạo theo 2 hướng: Hướng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa) và hướng nghiên cứu (đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ); Đồng thời thiết kế các chương trình để bảo đảm người học có thể liên thông được giữa hai hướng này khi có nhu cầu...
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã chuẩn bị gì để đào tạo y dược? Lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ khẳng định, trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sơ vật chất đạt tiêu chuẩn, cùng đội ngũ giảng viên, bác sĩ uy tín. Mới đây, ngày 19.11.2015, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định cho phép trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo trình...