ĐH Hùng Vương: Tốt nghiệp trường khác, SV lo lắng
“Chúng em hào hứng với ngành học này vì trường là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo, nay chuyển chúng em đi thì đơn vị nào cấp, ai sẽ chịu trách nhiệm với tấm bằng này của chúng em?”, một sinh viên học ngành Quản trị Bệnh viện bức xúc.
Bộ GD-ĐT vừa có công văn chấp thuận đề nghị của UBND TP.HCM về việc giải quyết tốt nghiệp cho SV năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương TP HCM theo hướng chuyển 1.460 em này sang các trường khác thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp.
Cụ thể, tại công văn số 6629/BGDĐT-GDĐH do thứ trưởng Bùi Văn Ga ký, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo điều kiện giúp Trường ĐH Hùng Vương liên hệ với các trường ĐH có ngành đào tạo phù hợp với các ngành học của sinh viên năm cuối để tiếp nhận, tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng giao cho Cơ quan đại diện của bộ tại TP.HCM, thanh tra bộ phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo Trường ĐH Hùng Vương và các trường nhận SV nhanh chóng xây dựng kế hoạch, tiếp nhận hồ sơ và triển khai việc tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp cho SV.
HĐQT và BGH được xem là hợp pháp đang họp bàn về phương án tổ chức thi tốt nghiệp cho SV
Vướng nhiều đường…
Việc chuyển 1.460 SV đủ điều kiện tốt nghiệp sang các trường khác để tổ chức thi tốt nghiệp là một điều hết sức cần thiết, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT đối với các SV của trường ĐH Hùng Vương trong điều kiện tranh chấp giữa hai phía thuộc nội bộ nhà trường chưa được giải quyết. Tuy nhiên, việc chuyển SV này cũng không hề dễ dàng bởi trước mắt sẽ vướng nhiều quy chế.
Video đang HOT
Cụ thể: Công văn số 6629/BGDĐT-GDĐH do Bộ GD-ĐT ban hành chỉ giao nhiệm vụ “chung chung” cho UBND TP.HCM là bàn giao SV cho “các trường ĐH khác trên địa bàn”. Nếu căn cứ vào công văn này, UBND TP.HCM có thể chuyển số SV này về ĐH Sài Gòn (trường công lập trực thuộc UBND TP.HCM-PV) thì khi cấp bằng, 1.460 SV này sẽ có bằng cấp của ĐH công lập hay vẫn là bằng cấp của ĐH Hùng Vương?
Bởi trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn số 5100/UBND-VX ngày 25/9 đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép ĐH Sài Gòn và một số trường khác tổ chức thi cho các SV.
Chưa kể, theo quy chế quy định là điểm đầu vào ngành của trường chuyển đi phải bằng hoặc cao hơn điểm vào ngành trường chuyển đến. Trong khi đó, 1.460 sinh viên của Trường ĐH Hùng Vương trúng tuyển năm 2009 với điểm đầu vào chỉ bằng điểm sàn (khối A, B: 13 điểm; khối B, C: 14 điểm) trong khi đó điểm vào các ngành của Trường ĐH Sài Gòn đều trên điểm sàn. Vậy liệu việc này liệu có được Bộ GD-ĐT… “nới tay”.
Đặc biệt, trong tổng số 1.460 sinh viên năm cuối có tới 85 sinh viên học ngành Quản trị Bệnh viện – đây là ngành duy nhất chỉ có Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM tổ chức đào tạo nên việc chuyển nhóm SV này về trường nào, cấp bằng ra sao cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Sinh viên lo lắng
Dù chính thức nhận quyết định sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng nhưng theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, nhiều SV của trường không mấy hào hứng vì chưa biết cụ thể sẽ được chuyển qua trường nào. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ lấy bằng cấp của trường nào.Em Th.T, SV ngành Quản trị Kinh doanh, bộc bạch: “Nếu bây giờ cho chúng em lấy bằng của trường ĐH công lập thì chúng em mới thực sự vui mừng. Nói thật, dù ĐH Hùng Vương có sao đi nữa thì em vẫn tin tưởng bằng cấp vẫn giá trị hơn là nhiều trường ngoài công lập khác”.
Trong khi đó, với L.A, SV ngành Tài chính – Ngân hàng, lại tỏ ra lo lắng: “Bây giờ, ngay khi đi xin việc hiện nay nhiều đơn vị doanh nghiệp cũng quy định ngoài bằng cấp tốt nghiệp thì SV cũng phải có thểm bảng điểm tích lũy trong 4 năm học có đóng dấu đỏ của trường. Liệu có doanh nghiệp nào chấp nhận bằng cấp của trường này nhưng bảng điểm lại là của trường khác?”.
Trong khi đó, một SV ngành Quản trị Bệnh viện lại bức xúc đặt câu hỏi: “Chúng em hào hứng với ngành học này vì trường là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo, nay chuyển chúng em đi thì đơn vị nào cấp, ai sẽ chịu trách nhiệm với tấm bằng này của chúng em?”.
Theo TNO
TP HCM đề nghị hủy con dấu cũ của ĐH Hùng Vương
UBND thành phố vừa có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đề nghị thu hồi, hủy con dấu cũ do ông Lê Văn Lý và một số người liên quan đang chiếm giữ, đồng thời cấp con dấu mới cho ĐH Hùng Vương.
Đề nghị này nhằm giúp cho Hội đồng quản trị được công nhận hợp pháp của ĐH Hùng Vương ổn định tình hình hoạt động cũng như quyền lợi cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên và sinh viên của trường. TP HCM cũng đề nghị Tổng cục Cảnh sát xử lý nghiêm hành vi sai trái của ông Lý và những người liên quan.
Vụ "lùm xùm" ở trường ĐH Hùng Vương TP HCM đã làm ảnh hưởng đến hơn 1.400 sinh viên đang theo học tại đây. Ảnh: Nguyễn Loan
Theo UBND thành phố, trong quá trình hoạt động, do mâu thuẫn nội bộ, một số cá nhân và tập thể ở ĐH Hùng Vương đã gửi đơn phản ánh về sai phạm trong điều hành của Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng. Sau đó, thành phố đã yêu cầu thanh tra toàn diện trường đại học này.
Sự việc "lùm xùm" con dấu của ĐH Hùng Vương bắt đầu từ ngày 14/6 khi UBND TP HCM có quyết định "không công nhận hiệu trưởng ĐH Hùng Vương đối với ông Lê Văn Lý" và yêu cầu ông này bàn giao con dấu, hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến nhiệm vụ hiệu trưởng. Tuy nhiên, hiện ông Lý vẫn chưa chấp hành nên trường không có con dấu để điều hành hoạt động.
Ngày 26/6, một số cổ đông của trường đã triệu tập Đại hội cổ đông bất thường, tổ chức họp Hội đồng quản trị và bầu ông Nguyễn Đăng Dờn làm hiệu trưởng. Song, quyết định này không được thành phố chấp nhận vì "Đại hội cổ đông không hợp lệ".
Cuối tháng 8, đoàn công tác của Tổng cục Cảnh sát đã làm việc với ĐH Hùng Vương để kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu của trường. Tuy nhiên, người đang giữ con dấu là ông Ngô Đình Linh (nguyên trưởng phòng Hành chính tổng hợp) không chịu hợp tác và không bàn giao cho cơ quan chức năng.
Mới đây, ông Lý đã đệ đơn lên TAND thành phố kiện quyết định của UBND TP HCM không công nhận ông này là hiệu trưởng ĐH Hùng Vương.
Trong văn bản gửi tòa, UBND thành phố cho biết, năm 2010 ĐH Hùng Vương được chuyển đổi sang loại hình tư thục theo quyết định của Thủ tướng. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Đặng Thành Tâm, hiệu trưởng là ông Lê Văn Lý. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản trị trường đã mâu thuẫn nội bộ kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của trường, quyền lợi của sinh viên không được đảm bảo. Vì vậy, UBND thành phố đã phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra và có nhiều biện pháp xử lý nhưng chưa giải quyết dứt điểm được vụ việc.
Căn cứ đề xuất của Hội đồng quản trị về việc bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Lê Văn Lý; sau khi xin ý kiến Bộ GD&ĐT và Thành ủy TP HCM, tháng 6 vừa qua, UBND thành phố đã ban hành quyết định không công nhận Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương đối với ông Lê Văn Lý.
"Xét thấy việc bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Lê Văn Lý là phù hợp, đúng mức đối với các hành vi vi phạm của ông Lý và là một biện pháp cần thiết để chấn chỉnh tình hình bất ổn tại trường", văn bản của UBND thành phố nêu.
Liên quan đến vụ việc ở ĐH Hùng Vương, ngày 25/9 UBND TP HCM cũng có công văn đề nghị Bộ GD&ĐT chấp thuận cho 1.406 sinh viên ĐH Hùng Vương năm cuối được thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ở các trường khác để "giải cứu" cho hơn 1.000 sinh viên đang mắc kẹt ở trường này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã ký công văn gửi UBND TP HCM đồng ý với đề xuất của UBND thành phố, đồng thời đề nghị thành phố chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện giúp ĐH Hùng Vương liên hệ với các trường có ngành đào tạo phù hợp với ngành học của sinh viên năm cuối để tiếp nhận, tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.
Theo VNE
ĐH Hùng Vương: Gần 1500 SV thi tốt nghiệp nhờ Gần 1.500 sinh viên năm cuối ĐH Hùng Vương chưa được thi tốt nghiệp đã có "lối ra" sau những lùm xùm xảy ra tại trường này. Chiều 25/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga đã ký văn bản số 6629 về việc giải quyết tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối của trường ĐH Hùng Vương TP.HCM....