ĐH Huế tạm dừng khám sức khỏe cho SV sắp ra trường
Ngày 24/5, TS. Võ Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học Huế (thuộc ĐH Huế) cho biết vừa có văn bản từ ĐH Huế gửi trường về việc tạm dừng khám sức khỏe cho các sinh viên sắp ra trường.
Theo TS Tùng, có một số vấn đề của ĐH Huế cần trao đổi lại với trường về việc khám sức khỏe cho sinh viên (SV) ra trường. “Không phải trường làm sai, nhưng vừa qua có một số phản ánh của báo và dư luận khám sức khỏe đối với SV cuối khóa chuẩn bị ra trường nên ĐH Huế muốn trao đổi, thảo luận lại với trường. Tinh thần của công văn trên ĐH Huế gửi về là như vậy. Còn lịch khám nếu có sẽ có thông báo sau cho các em”.
Được biết trước đó, Trường ĐH Khoa học Huế đã ra thông báo khám sức khỏe đến các SV tốt nghiệp năm 2014 gồm các khóa K33 (Điện tử Viễn thông, Kiến trúc, Công nghệ sinh học) và khóa K34. Lịch khám trong 1 ngày 25/5 tại trường. Sau khi có văn bản gửi từ ĐH Huế về trường chiều 23/5, việc khám sức khỏe này đã tạm thời bị dừng lại.
Việc này của trường đã bị vấp phải một số phản ánh của SV đến báo chí, cho rằng việc khám sức khỏe là không cần thiết vì không có quy định nào như vậy. Cụ thể việc khám sức khỏe phải đóng lệ phí 50 ngàn đồng.
Qua trao đổi với PV, bà Vũ Thị Thu Hà – Trạm trưởng Trạm y tế, ĐH Khoa học Huế cho hay, “Chúng tôi căn cứ vào các thông tư của Bộ Y tế để khám sức khỏe cho SV. Theo đó, các em được khám lúc vào nhập học và định kỳ hàng năm. Đáng lẽ các em được khám nhiều lần nhưng chúng tôi chỉ khám lúc nhập học, còn việc khám định kỳ hàng năm sẽ được gộp lại một lần để khám vào năm học cuối, trước khi các em ra trường để kiểm tra sức khỏe có đảm bảo hay không. Chúng tôi mời các y bác sĩ đảm bảo ở các cơ sở y tế về khám cho các em”.
Trước đó, trường ĐH Sư phạm (thuộc ĐH Huế) cũng đã đình chỉ văn bản bắt buộc khám sức khỏe cho SV tốt nghiệp (với kinh phí 90 ngàn đồng/em) “Khám sức khỏe SV là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ xét tốt nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình làm hồ sơ xin việc sau này” – một câu trong văn bản trường này – đã bị vấp phải dư luận và phải tạm dừng việc khám sức khỏe bắt buộc.
Trong khối ĐH Huế, qua thông tin của Dân trí được biết, chỉ có 3 trường là ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học và ĐH Nông lâm Huế khám sức khỏe cho SV cuối khóa. Còn lại không khám sức khỏe vì nhà trường không có chủ trương. Chính việc “trường làm, trường không” này đã bị SV phản ứng.
Ở ĐH Nông lâm Huế, việc khám sức khỏe (diễn ra vào ngày 17, 18/5 vừa qua với kinh phí 80 ngàn đồng/em) diễn ra sớm hơn 2 trường ĐH Khoa học và Sư phạm đã ít vấp phải dư luận khi các SV khám xong sẽ được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để có thể bỏ vào hồ sơ xin việc làm – chứ không cần đến các trung tâm y tế cấp huyện trở lên để khám một lần nữa.
Video đang HOT
Sinh viên năm cuối ĐH Nông lâm đến lấy giấy chứng nhận sức khỏe để nộp cùng hồ sơ xin việc
Cũng theo ý kiến của một số cán bộ y tế, lãnh đạo trong các trường thuộc khối ĐH Huế, chính việc phía cấp trên là ĐH Huế cần có giải pháp dứt khoát là khám hay không khám thì các trường sẽ làm đồng bộ.
Theo Dantri
Nụ cười của bầu Kiên tại tòa
Thay vì nhìn thấy ánh mắt sắc lẹm, ít phút nghỉ giữa phiên tòa ngày 21/5, nhiều người thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên tỏ ra thoải mái, thậm chí nở nụ cười.
Trước khi HĐXX bước vào làm việc chiều ngày 21/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm được đưa vào phòng xử. Nguyên chủ tịch ngân hàng ACB chăm chú nghiên cứu một số văn bản pháp luật do luật sư cung cấp.
Phần xét hỏi chiều nay tiếp tục làm rõ hành vi Kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên. Theo cáo trạng, 2 hành vi của Nguyễn Đức Kiên bị quy trái phép là kinh doanh vàng tài khoản và hoạt động mua góp vốn, mua cổ phần. Bầu Kiên trả lời từng câu hỏi của HĐXX một cách rành mạch. Điều nào cho là đúng, bị cáo này nói "chính xác", không đúng sẽ phản bác bằng cách nêu rõ cụ thể các điều luật để chứng minh.
Ít phút nghỉ giữa phiên tòa, bị cáo 50 tuổi tỏ ra khá thoải mái, thậm chí nở nụ cười tươi, khác xa với thái độ điềm tĩnh, cái nhìn sắc lẹm khi trả lời xét hỏi.
Những phút giây thoải mái của nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB.
Dáng chắp tay sau lưng quen thuộc của bầu Kiên.
Nói về việc kinh doanh vàng trạng thái, bị cáo Lý Xuân Hải khai ngân hàng ACB kinh doang trạng thái vàng trên tài khoản nước ngoài thì ở đây là những sản phẩm phái sinh để kinh doanh với khách hàng trong nước. "Theo quan điểm của tôi, đó là việc của cơ quan chuyên môn nhưng kinh doanh giá vàng không phải kinh doanh vàng vật chất", bị cáo Hải khai. Nguyên Tổng giám đốc ACB khai nhận việc đặt lệnh giao dịch vàng phải bằng văn bản chữ ký nhưng vì giá vàng biến động rất nhanh nên để hỗ trợ khách hàng, ACB cho đặt lệnh qua điện thoại có ghi âm.
Bị cáo Kiên khai ông Lê Quang Trung là Tổng giám đốc công ty Thiên Nam. Ông Trung là người đã ký văn bản thỏa thuận với ngân hàng Vietbank về việc Thiên Nam chuyển giao, kế thừa, tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính. Việc kinh doanh hoạt động hàng ngày của công ty thuộc giám đốc. Theo cáo trạng, Kiên chỉ đạo công ty Thiên Nam ký hợp đồng với ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua bán là 462.500 ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị hơn 11.777 tỷ đồng.
Bị cáo 50 tuổi khai " Ngân hàng ACB yêu cầu ủy quyền cho tôi do liên quan đến nhận dạng giọng nói. Giọng nói của tôi 20 năm nhân viên ACB được nghe nên nhận ra. Khi nhận được giọng nói, nhân viên ACB có trách nhiệm ghi nhận từng giao dịch bằng giọng nói, báo cáo với lãnh đạo. Tôi không đùn đẩy trách nhiệm cho người đã mất, tôi sẵn sàng chia sẻ trách nhiêm hình sự, dân sự nếu tòa quy trách nhiệm cho anh Trung".
Bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) hướng ánh mắt về phía người chồng trong giờ nghỉ ngơi.
Theo Zing
Làm rõ vụ "thất lạc" 3 thùng thuốc nổ của công ty khai thác vàng Sau khi cơ quan công an tiến hành công tác tuyên truyền, người dân nhặt được 3 thùng thuốc nổ của công ty khai thác vàng đã đem trả lại. Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đã làm rõ vụ mất 3 thùng thuốc nổ của Chi nhánh Công ty cổ phần Nhẫn có...