ĐH Huế đưa ra phương án cho những trường hợp thí sinh đậu thành rớt
VOV.VN -Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Đại học Huế đã thống nhất phương án xem xét cho các thí sinh này đăng ký nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.
Chiều 15/9, Thường trực Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế đã có buổi họp bàn phương án giải quyết trường hợp liên quan đến 34 thí sinh xét tuyển vào Đại học Huế có giấy báo trúng tuyển rồi lại rớt do sai sót trong việc cộng điểm ưu tiên và 13 trường hợp thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế nhưng không được chấp thuận vì hạnh kiểm 3 năm học phổ thông không đạt yêu cầu.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế, các trường hợp này, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế đã kiểm tra lại là các thí sinh hoàn toàn tự kê khai. Các em phải chịu trách nhiệm về việc kê khai không đúng của mình. Về nguyên tắc, tất cả thí sinh này không có điểm ưu tiên nên không trúng tuyển Đại học theo nguyện vọng 1.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Đại học Huế đã thống nhất phương án xem xét cho các thí sinh này đăng ký nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Riêng những thí sinh kê khai chưa đúng về khu vực, Đại học Huế đã đồng ý chấp nhận tất cả các trường hợp kê khai đúng với đúng phần mềm của Bộ Giáo dục Đào tạo là khu vực 1, sẽ được xét tuyển theo nguyện vọng.
Về trường hợp 13 thí sinh ở trường Đại học Sư phạm Huế không trúng tuyển do không đạt hạnh kiểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết: “Đối với các trường hợp của Đại học Sư phạm thì chính Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định việc Đại học Huế và Đại học Sư phạm không tiếp nhận các thí sinh vào Trường đại học Sư phạm là đúng, bởi vì các em không nghiên cứu kỹ quy định các điều kiện được thông tin những điều cần biết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi kênh tuyển sinh của Đại học Huế, kênh tuyển sinh của Đại học Sư phạm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mang tính nhân văn, đối với những trường hợp này thì mời các em đến và Đại học Huế sẽ xem xét trong các trường thành viên những ngành nào đang thiếu chỉ tiêu thì tư vấn vấn cho các em để các cháu có thể đăng ký vào ngành đó để đảm bảo quyền lợi cho các em”./.
Theo VOV
Năm nay học ngoại ngữ có gì mới?
- Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn chi tiết về tổ chức dạy học ngoại ngữ trong các trường học từ mầm non tới phổ thông năm học 2015 - 2016.
Thí điểm dạy ngoại ngữ ở mầm non
Sau nhiều cân nhắc và điều chỉnh, năm học này, ngành giáo dục quyết định tiếp tục thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những cơ sở giáo dục mầm no có điều kiện; thực hiện tốt giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non. Các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình sau 2 năm triển khai thực hiện.
Đa dạng chương trình môn tiếng Anh
Những trường THCS và THPT tham gia dạy học theo chương trình thí điểm của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020" tiếp tục triển khai chương trình này ở lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 8), lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 11); triển khai mở rộng dạy 3 chương trình thí điểm đối với các trường có đủ điều kiện.
Học sinh trường tiểu học Thực nghiệm Hà Nội trong ngày khai giảng. Ảnh: Hoàng Hường
Đối với những địa phương đã dạy học theo chương trình thí điểm ở cấp tiểu học huy động các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 5 vào học tiếp chương trình thực nghiệm ở lớp 6.
Các trường triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương trình thí điểm tiếng Anh.
Ở các trường, lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí điểm: tiếp tục thực hiện theo cách vẫn làm từ năm học 2010-2011.
Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng trường học điển hình về dạy và học ngoại ngữ.
Khuyến khích học thêm môn toán bằng tiếng Pháp
Đối với chương trình song ngữ: Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch hiện hành từ năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn từ năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình song ngữ tiếng Pháp và Chương trình tăng cường tiếng Pháp kể từ năm học 2014-2015.
Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và tiếng Pháp chuyên: Ở những nơi có điều kiện, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng chương trình tiếng Pháp chuyên của nhà trường dựa trên chương trình tiếng Pháp song ngữ do Bộ GDĐT ban hành năm 2010, khuyến khích học sinh học thêm môn toán bằng tiếng Pháp.
Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2: Triển khai thực hiện Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2
Các ngoại ngữ khác
Tổ chức dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Hàn Quốc (là môn ngoại ngữ 1 hoặc môn ngoại ngữ 2) ở những nơi có nhu cầu, đủ điều kiện và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.
Theo vietnamnet
Trường ĐH phong GS, PGS cho giảng viên (PL)- Nhà trường cho biết việc phong tặng có thể áp dụng với cả người ngoài trường nếu họ có nhu cầu. Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về cách làm...