ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á
Bộ Tư Pháp (DOJ) Mỹ gần đây đã gửi cho Đại học Yale một Thông báo Vi phạm, cho rằng ĐH Yale phân biệt đối xử với sinh viên. Theo đó, sinh viên châu Á có khả năng được nhận vào trường thấp hơn, dù có bằng cấp tương tự nhiều sinh viên khác.
Hơn 100 năm trước, đã có sự việc là trường Harvard – đại học hàng đầu ở Mỹ – giới hạn số sinh viên Do Thái được vào trường. Câu chuyện đó thậm chí đã đi vào lịch sử. Nhưng thật không may, ngay ở năm 2020, những “giới hạn” như thế vẫn được áp dụng. Đúng vậy, đến tận bây giờ, chính những trường hạng ưu ( elite) ở Mỹ vẫn đang làm điều tương tự với sinh viên gốc châu Á.
Một sinh viên châu Á vào Tòa nhà Tuyển sinh ở ĐH Harvard. Ảnh: Glen Cooper/ Getty Images.
10 ngày trước, DOJ đã thông báo rằng họ đã có đủ bằng chứng cho thấy ĐH Yale cố ý phân biệt đối xử theo hướng bất lợi cho sinh viên gốc châu Á và cả sinh viên da trắng. Đến mức, các luật sư của Chính phủ gợi ý rằng, Yale cần bị cấm xem xét chủng tộc của sinh viên trong quá trình xét tuyển.
Việc này khiến người ta nhớ lại vụ kiện “bom tấn” chống lại trường Harvard vào vài năm trước, với lý do tương tự (sinh viên châu Á dễ bị Harvard từ chối, lấy lý do về “tính cách” và “sự phù hợp”). Trong vụ này, cuối cùng thì phía Tòa án đã không cho rằng Harvard vi phạm pháp luật, dù cũng thừa nhận rằng các quá trình xét tuyển của họ “không hoàn hảo”. Vụ kiện này kéo dài đến tận năm nay.
Sinh viên ở Đại học Yale. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Còn trong vụ của trường Yale, thì các cuộc điều tra mở rộng dựa trên dữ liệu của gần 20 năm cho thấy, hồ sơ của học sinh châu Á và học sinh da trắng chỉ có “1/10 đến 1/4 khả năng được nhận, so với các học sinh Mỹ – Phi, với kết quả học tập tương tự”.
Sự đa dạng trong trường đại học có thể là một mục tiêu hoành tráng, nhưng có lẽ chỉ trên lý thuyết thôi. Còn trong thực tế, các con số đã cho thấy sinh viên châu Á bị phân biệt đối xử rất rõ ràng, đặc biệt là ở các trường thuộc Ivy League. Ngoài ra, thành kiến đối với sinh viên gốc châu Á càng tăng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.
Nhiều người từng biểu tình ở Boston, để ủng hộ tổ chức Sinh viên vì Tuyển sinh công bằng, chống lại việc ĐH Harvard phân biệt đối xử, đặt giới hạn số sinh viên châu Á được tuyển. Ảnh: The Gate.
Đại học Yale được yêu cầu phải sửa chữa chính sách xét tuyển của mình trước ngày 27/8, nếu không, DOJ sẽ khởi kiện.
ĐH nổi tiếng ở Mỹ bị tố phân biệt sinh viên da trắng và gốc Á
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết phương thức tuyển sinh của ĐH Yale đã vi phạm luật dân quyền của liên bang khi đặt nặng vấn đề chủng tộc.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, ĐH Yale phân biệt đối xử bất hợp pháp với sinh viên Mỹ gốc Á và người da trắng.
Bộ cho biết chủng tộc là "yếu tố quyết định trong tuyển sinh hàng năm" của ngôi trường danh tiếng này và điều đó vi phạm luật dân quyền của liên bang. Được biết, cuộc điều tra kéo dài 2 năm xuất phát từ lá đơn khiếu nại của nhóm sinh viên người Mỹ gốc Á.
Nhóm sinh viên da màu ở ĐH Yale. Ảnh: Viv Dang.
Eric Dreiband, trợ lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ở bộ phận dân quyền, tuyên bố rằng ĐH Yale "dành nhiều ưu đãi mang tính quyết định" cho những ứng viên người Mỹ gốc Phi. Trong khi đó, các ứng viên người Mỹ gốc Á hoặc da trắng "chỉ có 10-25% khả năng trúng tuyển mặc dù có chứng chỉ học tập tương đương".
Dữ liệu liên bang cho thấy 40% sinh viên ĐH Yale là người da trắng, 20% gốc châu Á, 14% gốc Tây Ban Nha hoặc Latin, 8% là người da đen và 7% đa chủng tộc. Số còn lại là du học sinh.
"Chẳng có hình thức phân biệt chủng tộc nào được cho là tốt đẹp hơn cả. Việc phân chia người Mỹ thành các khối sắc tộc một cách bất hợp pháp tạo nên sự chia rẽ và nhiều định kiến", Dreiband nói.
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu ĐH Yale hãy dừng việc xem xét chủng tộc hoặc nguồn gốc quốc gia ngay từ mùa tuyển sinh năm học tới. Họ sẽ đệ đơn kiện nếu trường đại học thuộc khối Ivy League này không thực hiện "các biện pháp xử lý được quy định".
Tuy nhiên, phía ĐH Yale khẳng định sẽ chống lại lệnh này và vẫn tiếp tục quy trình tuyển sinh của nhà trường.
"Đó là một cáo buộc vô căn cứ. Vào thời điểm độc nhất này, khi mà vấn đề chủng tộc đang nhận được sự quan tâm xứng đáng, Yale kiên quyết sẽ không thay đổi cam kết ban đầu của nhà trường, đó là tạo ra môi trường giáo dục đa dạng và xuất sắc", Hiệu trưởng Peter Salovey khẳng định.
ĐH Yale tiếp tục cam kết tạo môi trường giáo dục đa sắc tộc. Ảnh: Yale University.
Trong thời gian qua, chính quyền Trump có những động thái chống lại chính sách tuyển sinh dựa trên chủng tộc ở một số trường đại học danh tiếng. Những phát hiện mới nhất của Bộ Tư pháp Mỹ có thể gây ra ảnh hưởng sâu rộng đối với những thách thức pháp lý đang diễn ra tại các tòa án.
Trên thực tế, Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết rằng các trường đại học vẫn có thể sử dụng chính sách tuyển sinh trên với mục đích giúp các ứng viên thiểu số vào đại học.
Năm 2019, thẩm phán Allison D Burroughs đã tuyên bố ĐH Harvard thắng kiện vụ việc "chèn ép ứng viên gốc Á" do nhóm Students for Fair Admissions (tạm dịch: Công bằng cho Sinh viên) đệ đơn.
"Việc tuyển sinh dựa trên yếu tố chủng tộc sẽ luôn bị chỉ trích ở một mức độ nào đó bởi những nhóm không được hưởng lợi từ quy trình này.
Nhưng điều này có thể biện minh được bằng sự quan tâm chính đáng đến vấn đề đa dạng chủng tộc và tất cả những lợi ích mà sự đa dạng trong sinh viên sẽ mang lại", thẩm phán kết luận.
50 cuốn sách sinh viên đại học hàng đầu Mỹ cần đọc Những tác phẩm văn học này nằm trong chương trình giảng dạy ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn học tại 30 trường hàng đầu ở Mỹ. Đa phần trong đó là tiểu thuyết phương Tây kinh điển. Năm 2018, dự án Đề cương mở (OSP) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến với 1 triệu chương trình giảng dạy đại học,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Choáng với "bảng lương" của Robert Downey Jr.: 1 phút đóng phim cũng đủ trở thành triệu phú, bỏ túi gần nửa tỷ USD sau hơn 10 năm làm Iron Man
Hậu trường phim
06:03:26 04/04/2025
Động đất tại Myanmar: Hai sân bay chuẩn bị nối lại hoạt động - Nguy cơ thảm họa kép với thiên tai và dịch bệnh tấn công cộng đồng
Thế giới
06:00:03 04/04/2025
4 phim ngôn tình cổ trang Trung Quốc xuất sắc nhất định phải xem hiện tại
Phim châu á
05:59:09 04/04/2025
Anh trai vừa dẫn bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ tôi đã giục cưới vội vì lý do này
Góc tâm tình
05:19:57 04/04/2025
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
1 Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" bị soi loạt hint mang thai con đầu lòng
Sao việt
23:17:43 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025