ĐH Harvard đào tạo sư phạm miễn phí
ĐH Harvard, Mỹ đưa ra chương trình đào tạo sư phạm miễn phí nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, góp phần cải thiện nền giáo dục nước này, đặc biệt tại trường công lập.
Bắt đầu từ tháng 1/2016, hơn 20 sinh viên năm cuối tại ĐH Harvard sẽ tham gia khóa nghiên cứu sinh kéo dài 3 năm về cách tích hợp các phương pháp sư phạm. Họ tìm hiểu phương pháp giảng dạy từ chuyên gia và chú trọng thực hành dưới sự giám sát của các cố vấn.
Đây là chương trình hoàn toàn miễn phí với nguồn vốn 18 triệu USD từ những nhà tài trợ ẩn danh, Washington Post cho hay.
ĐH Harvard hy vọng chương trình mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, cải thiện nền giáo dục ở Mỹ. Ảnh: AP.
Theo ông James E. Ryan, Hiệu trưởng Trường giáo dục sau đại học thuộc ĐH Harvard, 3 mục tiêu của trường là nâng cao chất lượng giáo viên tại các trường học vùng đô thị, tạo hình mẫu để các cơ sở khác có thể học hỏi và giới thiệu nghề giảng dạy với sinh viên Harvard, cũng như các trường khác.
Trong năm đầu tiên, nghiên cứu sinh Harvard thực tập bán thời gian tại các trường học, mỗi ngày dạy khoảng hai hoặc ba lớp. Họ trực tiếp làm việc với cố vấn, nhận sự hỗ trợ từ xa của các giảng viên Harvard, đồng thời tham gia những khóa học trực tuyến.
Video đang HOT
Ở học kỳ hè thứ hai, các nghiên cứu sinh trở lại Harvard, tập trung học tập để hoàn thành chứng chỉ bắt buộc. Trong năm thứ hai và ba, họ giảng dạy toàn thời gian và chỉ cần tham dự các hội thảo, khóa học hè ở Harvard.
Những người này có thể học thêm 6 tín chỉ để lấy bằng thạc sĩ với học phí 10.000 USD, trong khi, nếu theo các chương trình thông thường khác, họ sẽ phải đóng khoản phí lên đến 45.000 USD.
Về thiết kế chương trình và mục tiêu, chương trình đào tạo mới của Harvard rõ ràng bài bản hơn Teach for America (TFA) được áp dụng trong 25 năm qua tại Mỹ.
Nhiều người chỉ trích TFA không trang bị đầy đủ kỹ năng cho giáo viên mới vào nghề, đồng thời, cam kế giảng dạy hai năm của chương trình này tạo ra sự bất ổn trong hệ thống các trường học ở Mỹ. Hiện tại, TFA có khoảng 11.000 giáo viên giảng dạy ở 35 bang.
Trong khi đó, chương trình mới của Harvard yêu cầu nghiên cứu sinh ký cam kết giảng dạy 5 – 7 năm tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Họ không đào tạo giáo viên tiểu học vì cho rằng, Harvard chưa sẵn sàng để rèn luyện các kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể dạy tiểu học sau khi tốt nghiệp.
Theo Zing
Nhiều sinh viên sư phạm bỏ học vì sợ không có việc làm
Vừa nhập học được vài tháng, nhiều sinh viên ngành sư phạm của ĐH Tây Nguyên đã vội vàng bỏ để tìm hướng đi khác.
Đầu năm học, lớp sư phạm văn K15 của ĐH Tây Nguyên có 53 sinh viên nhưng đến nay đã có 11 sinh viên nghỉ học.
Sinh viên Nguyễn Thị Bích Nhi (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) vừa nghỉ từ tuần trước. Thi khối C được 21,5 điểm, Nhi nộp hồ sơ vào Trường KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP HCM) nhưng không đậu nên có nguyện vọng vào ĐH Tây Nguyên.
Buổi học ngày 3/12 của lớp sư phạm văn K15 khá vắng do có 11 sinh viên nghỉ học - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhi tâm sự: "Thật ra tôi vốn không thích sư phạm nhưng thấy ngành này không mất học phí nên muốn học thử để trải nghiệm cuộc sống sinh viên".
Sau ba tháng, cảm thấy môi trường không phù hợp nên Nhi quyết định nghỉ để đi học nghề trang điểm.
Còn sinh viên V.T.T.Tr. (huyện Đắk Song, Đắk Nông) thì nghỉ khi mới vào học chính thức được một tuần. Sinh viên này chia sẻ: "Gia đình muốn tôi theo sư phạm nhưng tôi muốn học ngành luật nên quyết định nghỉ để ôn thi lại".
Trước tình trạng các bạn bỏ học, sinh viên C.T.T. (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) lo lắng: "Nhiều bạn nghỉ học rồi cả thầy cô cũng nói ngành này khó xin được việc nên tâm lý cả lớp khá nặng nề, đi học không có hứng thú. Sợ rằng bỏ ra bốn năm rồi không đem lại kết quả gì".
Tại lớp sư phạm toán K15 đã có năm sinh viên nghỉ học trong tổng 57 sinh viên nhập học đầu năm. Sinh viên Ngô Nguyễn Phương Chi (huyện Buôn Hồ, Đắk Lắk) là trường hợp khá đặc biệt khi chuyển từ ngành sư phạm sang ngành y đa khoa từ đầu tháng 11.
Chi giải thích: "Tôi thích ngành y nhưng thi không đậu nên mới học sư phạm. May có đợt Sở Y tế tỉnh liên kết mở thêm lớp y đa khoa nên tôi chuyển qua luôn".
Lớp sư phạm sinh K15 và lớp sư phạm Anh K15 mỗi lớp cũng có bốn sinh viên nghỉ học. TS Nguyễn Thanh Hưng - Trưởng khoa sư phạm, ĐH Tây Nguyên - cho biết, những sinh viên nói trên nghỉ học giữa chừng, không thông báo với nhà trường nên khoa chưa có số liệu.
"Chúng tôi sẽ cho cố vấn học tập đến làm việc với từng lớp để nắm thông tin cụ thể" - ông Hưng nói.
Theo Huyền Trang/Tuổi Trẻ
Dạy tích hợp sẽ đi về đâu? Điều kiện thiết yếu để giảng dạy tích hợp như đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị nên chưa biết tích hợp sẽ đi về đâu! Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết giảng dạy liên môn, tích hợp đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thế nhưng, cách làm...