ĐH Giao thông VT trao giải cho SV có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc
Sáng nay 20/4, trường ĐH Giao thông Vận tải đã tổ chức Lễ trao giải cho các công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc của sinh viên năm học 2017 – 2018.
Lãnh đạo trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết, việc triển khai, thực hiện các đề tài NCKH, đẩy mạnh phong trào thi đua trong học tập và NCKH bằng việc đánh giá, xếp hạng, trao giải, biểu dương những sinh viên có công trình xuất sắc, các đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đây cũng là dịp tốt để các bộ môn, các khoa và nhà trường phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ từ những sinh viên có công trình NCKH xuất sắc để bổ sung, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên của mình.
Sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải với công trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy CNC 3 trục trong vẽ tranh ảnh
Được biết, năm học 2017 – 2018, trường ĐH Giao thông vận tải đã phân cấp tổ chức xét duyệt đề tài xuống các Khoa và Phân hiệu đảm bảo tính tự chủ trong công tác quản lý của Khoa và đã trao quyết định thực hiện 614 đề tài cho sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.
Để đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc các đề tài sinh viên NCKH, nhà trường đã thành lập các Hội đồng nghiệm thu, đánh giá tại các tiểu ban gồm các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín ở các lĩnh vực chuyên ngành và đơn vị khác nhau.
Video đang HOT
Lãnh đạo nhà trường nhận định, các đề tài NCKH của sinh viên năm 2017 – 2018 đã tập trung theo định hướng giảng dạy và nghiên cứu của trường; nhiều đề tài góp phần giải quyết được những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn như trong quản lý và xây dựng, sửa chữa công trình giao thông, trong công nghệ thông tin, điện – điện tử, khó khăn vướng mắc hiện nay tại các doanh nghiệp giao thông vận tải…
Để khuyến khích động viên những sinh viên có thành tích xuất sắc trong công tác NCKH, nhà trường đã trao 42 giải Nhất, 78 giải Nhì, 99 giải Ba và 41 giải khuyến khích cho các tiểu ban và nhóm đề tài tại Hà Nội… đặc biệt, nhà trường đã trích từ nguồn kinh phí KHCN hỗ trợ cho mỗi đề tài sinh viên NCKH nếu viết và báo cáo bằng tiếng nước ngoài.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Ngành luật và chuyện "học đi đôi với hành"
Việc thiếu liên hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn là một điểm yếu của giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và ngành Luật nói riêng. Điều này khiến nhiều sinh viên ra trường ngơ ngác, bối rối khi bắt đầu công việc thực tế. Kiến thức đều chỉ nằm trên những trang giấy...
Chung kết cuộc thi hùng biện sinh viên lần II Trường ĐH Luật - ĐH Huế.
Học Luật và thực hành Luật
LS.TS. Phạm Liêm Chính, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính và Cộng sự chia sẻ về quãng thời gian học tập tại Pháp, ông từng được một giảng viên là Tiến sỹ Luật danh giá, kể câu chuyện về những sinh viên tài năng của mình: "Đó là hai sinh viên mà Thầy tôi nhớ không bao giờ quên. Khi Tòa án Pháp tuyên 1 bản án chiều hôm trước, thì hôm sau sinh viên của Thầy đã có bản án đó trên tay và đã nghiên cứu kỹ lưỡng rồi đặt cho Thầy hàng trăm câu hỏi xung quanh bản án vừa mới ra, đến mức Thầy cảm thán sao có những học sinh xuất sắc như vậy. Họ luôn tìm tòi để ứng dụng những điều mình học vào thực tế khi vẫn ngồi trên ghế nhà trường".
Ở phương Tây, sinh viên Luật ngoài giờ học thường đến dự thính tại các phiên tòa công khai để liên hệ thực tế với những vấn đề đang học, đang quan tâm. Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước. Sinh viên sẽ được mở rộng tầm nhìn về thực tiễn dạy luật và học luật ở các nước khác nhau, từ đó có sự so sánh các hệ thống pháp luật các nước trên thế giới ngay trên băng ghế nhà trường.
LS.TS. Phạm Liêm Chính-Trưởng Văn phòng Luật sư Chính và Cộng sự.
Tại Việt Nam, các trường Luật hiện nay cũng đã quan tâm rất nhiều tới việc gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp. Theo ThS.NCS.Trần Cao Thành - Tổ trưởng Tổ thực hành Luật, ĐH Luật - ĐH Huế cho biết: "Những năm gần đây, Đại học Luật Huế đã thành lập Trung tâm thực hành luật và Quan hệ doanh nghiệp. Đây là mô hình giáo dục thực hành luật CLE (Clinical Legal Education) - một phương pháp học tập dựa trên sự trải nghiệm, qua đó sinh viên sẽ được thực hành các kiến thức pháp luật và đưa nó vào thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành pháp luật".
Trung tâm tổ chức xét xử phiên tòa lưu động ngay trong khuôn viên trường. Sinh viên tham dự phiên tòa được yêu cầu ghi chép nội dung vào sổ Thực hành nghề nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực hành thực tế, phục vụ cho học tập cũng như công việc chuyên môn trong tương lai.
Cần làm gì để việc "học đi đôi với hành" trong đào tạo Luật?
Theo TS. Chính, muốn việc học và hành đi liền với nhau, trước hết các nhà trường cần có đội ngũ Giảng viên năng động và tích cực, gắn giữa lý thuyết giảng dạy với thực tế: "Giảng viên không chỉ dừng lại ở việc mô tả điều luật mà còn hiểu được những khía cạnh thực tiễn, những góc nhìn khác nhau trong xã hội mà luật pháp hướng đến".
Tuy nhiên, không phải trường ĐH Luật nào cũng đáp ứng một đội ngũ giảng viên như thế. Vì thế, việc mời các chuyên gia, các thẩm phán, luật sư, nhà thực hành chuyên môn có kinh nghiệm... tham gia những buổi trao đổi nghề nghiệp với sinh viên, giảng dạy một số chuyên đề giúp sinh viên hiểu được khía cạnh thực tiễn của ngành nghề là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi sinh viên cũng phải có tư tưởng gắn học với hành bằng cách quan tâm tới các sự kiện luật pháp đang diễn ra ngoài xã hội. Chính bản thân sinh viên phải tự nghiên cứu, đặt câu hỏi cho những vấn đề mình còn thắc mắc từ lý thuyết trường học ra ngoài cuộc sống. Sinh viên Luật nên tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa nghề nghiệp, giúp rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân.
Thanh Huyền, sinh viên khóa K38H, thành viên Câu lạc bộ Hùng biện, trường ĐH Luật Huế chia sẻ: "Với kinh nghiệm tham gia các cuộc thi hùng biện, thực hành của Câu lạc bộ ở trường và Trung tâm thực hành Luật, đã giúp em rất nhiều trong việc lý luận và tư duy logic khi tham gia dự thính các phiên tòa, phục vụ cho việc hành nghề sau này".
"Điều cốt yếu nhất của sinh viên ngành Luật hay bất cứ ngành nghề gì vẫn là sự đam mê, tự tìm tòi học hỏi, lao động học tập một cách chủ động và tích cực để những kiến thức lý thuyết được áp dụng vào cuộc sống đúng đắn nhất" - LS.TS Phạm Liêm Chính kết luận.
Vĩnh Quý - Tạ Thương
Theo giaoducthoidai.vn
Công đoàn ngành GD-ĐT: Cầu nối sẻ chia với giáo viên vùng khó Trên những đỉnh núi cao, trong bản làng xa xôi hẻo lánh, ánh điện, con đường đôi khi còn chưa có thì những lớp học đã được thầy giáo, cô giáo dựng lên để mang cái chữ đến cho các em, cho người dân nơi đây. Thấu hiếu khó khăn, vất vả các thầy, cô phải trải qua, Công đoàn ngành không chỉ...