ĐH Giao thông Vận tải tăng cường hợp tác với đại học, doanh nghiệp nước ngoài
Ngày 26/4, trường ĐH Giao thông Vận tải đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với trường đại học và doanh nghiệp của Trung Quốc, Việt Nam.
Ký kết trên được trường ĐH Giao thông Vận tải thực hiện trong chương trình Hội thảo quốc tế “ Phát triển đường sắt Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc” do trường tổ chức.
Các đơn vị thực hiện ký kết với trường ĐH Giao thông Vận tải gồm: Trường ĐH Giao thông Tây Nam Trung Quốc; Công ty TNHH Tập đoàn công trình Viện 2 đường sắt Trung Quốc; Tổng Công ty đường sắt Việt Nam và Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT.
Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp tham gia ký kết
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, trường đã tạo dựng và duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp với 60 đối tác trên khắp thế giới để thực hiện triển khai các chương trình, đề án hợp tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, thực hiện các chương trình nghiên cứu, cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến.
Trường ĐH Giao thông Vận tải sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với trường Trường ĐH Giao thông Tây Nam Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, triển khai các chương trình, dự án trong lĩnh vực giao thông, ưu tiên cho giao thông đường sắt. Hy vọng rằng, chương trình hợp tác thu được kết quả tốt đẹp, góp phần phát triển đường sắt Việt Nam và nhận được nhiều sự cộng tác, hợp tác của các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia.
Video đang HOT
Được biết, hội thảo với chủ đề “Phát triển đường sắt Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc” có 36 tham luận khoa học tham gia đóng góp ý kiến, trong đó có 23 tham luận của tác giả Việt Nam và 13 tham luận của tác giả Trung Quốc. Các tham luận đều đề cập đến vấn đề khoa học trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cho vấn đề phát triển giao thông đường sắt Việt Nam – là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay.
PGS.TS Long cho rằng, đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học hai nước trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển giao thông đường sắt ở Trung Quốc, và khả năng áp dụng cho đường sắt Việt Nam.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Gặp gỡ Việt Nam 2018: "Khoa học để phát triển"
Hội thảo quốc tế chủ đề "Khoa học để phát triển" sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 10-5/ 2018, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức Khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam (Hội GGVN) với mục đích đối thoại khoa học cao cấp giữa Việt Nam, Cộng hoà Pháp và thế giới.
Hội thảo Khoa học cho sự phát triển là một trong những hội thảo quan trọng nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14, năm 2018 trong chuỗi 11 Hội thảo khoa học và 7 lớp học chuyên đề .
Hội thảo lần này được tổ chức tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế "Khoa học cơ bản và Xã hội" cũng được tổ chức tại Trung tâm ICISE vào tháng 7/2016 trong khuôn khổ chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 12.
Hội thảo liên ngành này đã hân hạnh nhận được sự bảo trợ tối cao của Tổng thống Cộng hoà Pháp và Chủ tịch nước Việt Nam cũng như nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu, Tổ chức Văn hoá và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) và Viện Solvay (thuộc Tập đoàn Solvay, Vương quốc Bỉ).
Tiếp nối của các cuộc thảo luận đã bắt đầu từ năm 2016, hội thảo dự kiến tổ chức trong năm 2018 lần này sẽ đi xa hơn và đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Các đại biểu tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Mặc dù khoa học hiện hữu và được biết đến trong xã hội nhưng có vẻ như các nhà khoa học thường không tham gia sớm vào các cuộc thảo luận giải quyết các vấn đề lớn của xã hội cũng như trong việc xây dựng các chính sách có liên quan.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập các cầu nối giữa các chính khách, nhà khoa học, nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp độ.
Hội thảo "Khoa học để Phát triển" sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.
Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện Chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Để bổ sung việc đánh giá thực hiện Chương trình nghị sự 2030, các cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách cũng như và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tất cả các cuộc thảo luận này cũng tập trung mục đích khuyến khích thảo luận và chuẩn bị các đề xuất cụ thể về vai trò của khoa học trong việc khuyến khích cuộc đối thoại liên văn hoá và đối với hòa bình, cũng như về vai trò của khoa học trong việc khởi xướng đưa ra các cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp giải quyết.
Khám phá và tìm hiểu về các cơ chế liên quan đến khoa học đối với sự phát triển có thể giúp cho nhiều quốc gia trong sự đầu tư của họ vì điều đó có thể giúp để đạt được thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia.
Hội thảo "Khoa học để phát triển" được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng như các quốc gia và các tổ chức khác, coi đây là một yếu tố bổ sung cho quá trình hội nhập của quốc gia vào cộng đồng khoa học quốc tế nhằm mang lại lợi ích cho việc củng cố khoa học và phát triển bền vững của Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Với sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng như Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, hội thảo "Khoa học để phát triển" cũng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam vì sự kiện này được xem là một sự kiện rất quan trọng trong tiến trình hội nhập thực sự đã bắt đầu của Việt Nam vào cộng đồng khoa học thế giới; mang lại lợi ích cho Việt Nam tăng cường vị thế của mình trên bình diện quốc tế về khoa học và phát triển bền vững.
Các diễn giả đặc biệt tham dự chương trình có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel là: Peter Agre, Giải Nobel Hoá học năm 2003; David Gross, Giải Nobel Vật lý năm 2004; Gerard 't Hooft, Giải Nobel Vật lý năm 1999 ; Finn Kydland Giải Nobel Kinh tế năm 2004; Kurt Wthrich, Giải Nobel Hoá học năm 2002... và hàng nghìn nhà khoa học lớn trên thế giới tham dự như Ahmet zmc Tổng Giám đốcTổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW), The Hague, Hà Lan(Tổ chức OPCW đoạt giải Nobel Hoà Bình 2013) ; Amina Mohammed Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc...
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development - IWABA 2018) . Các đại biểu tham dự hội thảo Hội thảo là...