ĐH Giáo dục tuyển sinh Giáo dục mầm non bậc đại học
Đại học Giáo dục tuyển sinh bậc đại học 3 ngành: Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Sư phạm Lịch sử và Địa lý từ năm 2020.
Thông tin do Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy, Phó hiệu trưởng và Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra tại chương trình “On EduTalk – Tư vấn tuyển sinh đại học”.
Sinh viên Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo dục mầm non bậc đại học
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho biết, theo luật Giáo dục mới sửa đổi, bắt đầu từ 1/7, tất cả giáo viên dạy bậc tiểu học trở lên đều phải có bằng đại học. Đón đầu xu hướng, năm học 2020 – 2021, trường mở thêm ba ngành đào tạo mới là: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Lịch sử và Địa lý. Trong đó, ngành Giáo dục Mầm non đặc biệt được nhà trường quan tâm.
Cũng theo thầy Nam, chương trình đào tạo giáo dục mầm non tại Trường Đại học Giáo dục hiện nay được kế thừa tất cả điểm mạnh của các chương trình mầm non hiện hành. Điều này nhằm đào tạo thế hệ giáo viên mầm non làm việc được trong môi trường quốc tế do nguồn lực giáo viên mầm non chất lượng cao, đặc biệt là mầm non song ngữ hay mầm non quốc tế, đang là xu hướng.
Chương trình đào tạo có nội dung, chất lượng và chứng chỉ tương đương nhiều nước trong khu vực cũng như nhiều nước tiên tiến khác trên thế giới như Australia, Canada và được công nhận ở những nước này.
“Chương trình giúp các bạn có thể mở rộng nghề nghiệp khi ra trường, không chỉ ở trong nước mà còn có thể làm việc ở nước ngoài. Không chỉ thế, các bạn còn có thể thử sức ở các lĩnh vực như nghiên cứu chương trình mầm non, phát triển các chương trình mầm non”, thầy Nam nói thêm.
Về tuyển sinh của ngành này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy cho biết, năm nay, trưởng tuyển 120 chỉ tiêu, đối tượng là những thí sinh đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định. Để ứng tuyển, thí sinh cần đăng ký một trong các loại hình năng khiếu theo hình thức sơ tuyển trực tuyến tại http://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewpage/207
Thầy Huy cho biết thêm, việc trình bày các nội dung cần đảm bảo theo thời gian quy định, do đó không nhất thiết phải là một sản phẩm hoàn chỉnh nhưng cần thể hiện tốt nhất năng khiếu của bản thân. Trong một số trường hợp, giám thị có thể đặt thêm một số câu hỏi để trao đổi và xác thực thông tin. Thí sinh sẽ được đánh giá theo các nội dung: sở thích, đam mê đối với nghề giáo dục mầm non, năng lực ngôn ngữ, năng khiếu phù hợp với việc dạy học bậc mầm non.
Sinh viên Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Các phương thức tuyển sinh
Video đang HOT
Về phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục năm 2020, Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy cho biết, trường dự kiến tuyển sinh 1.045 chỉ tiêu trong 15 ngành đào tạo đại học, trong đó chỉ tiêu theo kết quả thi THPT Quốc gia là 965, theo phương thức khác là 80 chỉ tiêu. Cụ thể:
Nhóm ngành GD1: 300 chỉ tiêu
Nhóm ngành GD2: 200 chỉ tiêu
Nhóm ngành GD3: 240 chỉ tiêu
Nhóm ngành GD4: 105 chỉ tiêu
Nhóm ngành GD5: 120 chỉ tiêu
4 phương thức tuyển sinh xét tuyển gồm:
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
Ưu tiên thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào đại học theo nhóm ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài mà thí sinh đã đoạt giải; thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT (đối với các ngành đào tạo sư phạm) và ĐH Quốc gia Hà Nội quy định được ưu tiên xét tuyển vào trường. Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh cần phải đạt ở vòng sơ tuyển trực tuyến.
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của ĐH Quốc gia Hà Nội
Học sinh trường THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố được xét tuyển thẳng vào các nhóm ngành đào tạo đại học của trường ĐH Giáo dục phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học đạt loại tốt và có điểm trung bình học tập mỗi học kỳ trong 5 năm (lớp 10,11 và học kì một lớp 12) đạt 8,0 trở lên và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc trường ĐH Quốc gia Hà Nội được xét tuyển thẳng vào các nhóm ngành đào tạo đại học của trường ĐH Giáo dục phải tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình học tập mỗi kỳ trong 5 học kỳ (lớp 10,11 và kì 1 lớp 12) đạt 8,5 trở lên, điểm trung bình học tập của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ đạt 9,0 trở lên…
Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh cần phải đạt ở vòng sơ tuyển trực tuyến.
- Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế
Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT, IELT theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cụ thể, mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range 60) đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh) theo điểm ba môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của nhóm ngành đào tạo;
Mức điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên đối với thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT;
Mức điểm từ 22/36 trở lên, trong đó có các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) 35/60 và môn Khoa học (Science) 22/40;
Chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh cần đạt ở vòng sơ tuyển trực tuyến.
- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020
Căn cứ trên điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT và của ĐH Quốc gia Hà Nội. Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh cần đạt ở vòng sơ tuyển trực tuyến và đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Chia sẻ về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho biết, theo khảo sát hàng năm của trường, 94% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ngay sau một năm. Đặc biệt, năm 2019, ngành Sư phạm Sinh và Sư phạm Sử 100% sinh viên ra trường có việc làm ngay.
Xem đầy đủ chi tiết thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020 tại chương trình “On EduTalk – Tư vấn tuyển sinh đại học năm 2020″ tại đây. Chương trình do Hệ thống Giáo dục HOCMAI và Đài truyền hình VTV cab phối hợp tổ chức.
Tuyển sinh ĐH năm 2020: Đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), năm nay nhà trường tuyển sinh nhiều ngành mới, trong đó có ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý, Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
Sinh viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: ITN
Đào tạo theo hướng cá nhân hóa
GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho biết: Năm 2020, Trường Đại học Giáo dục đào tạo một số lĩnh vực mới mà ở thời điểm hiện tại chưa có cơ sở giáo dục đại học nào thực hiện. Cụ thể là các ngành: Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Quản trị chất lượng giáo dục; Quản trị trường học và tham vấn học đường.
Đặc biệt, trường có tuyển sinh hai ngành Sư phạm, đó là: Khoa học Tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Đây là hai ngành mới mà rất ít trường sư phạm đào tạo vì nó phức tạp hơn về thiết kế chương trình. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đây là hai môn mới rất quan trọng đối với bậc THCS. Theo đó, Trường Đại học Giáo dục sẽ đón đầu xu thế này, đào tạo đội ngũ giáo viên để sau khi các em tốt nghiệp đại học sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu dạy học hai môn học đó. "Chúng tôi thiết kế khối lượng học tập vừa phải, giảm số giờ lý thuyết trên lớp mà sẽ tăng cường số giờ thực hành, trải nghiệm thực tế" - GS.TS Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh.
GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho biết thêm: Nếu như trước đây, khi sinh viên bước vào năm thứ 2, nhà trường sẽ bố trí để các em đi kiến tập 2 tuần. Sau đó đến năm thứ 4 các em sẽ có đợt thực tập 8 - 10 tuần. Bây giờ, nhà trường thay đổi bằng cách quản lý theo sản phẩm đối với sinh viên và theo hướng cá nhân hóa. Cụ thể, nhà trường sẽ kéo dài thời gian thực tập khoảng hơn 2 năm và bắt đầu được thực hiện từ năm thứ 2. Tức là, trong hơn 2 năm đó, sinh viên sẽ phải hoàn thành các sản phẩm theo yêu cầu để nộp cho nhà trường. Với phương thức này, sinh viên không bị bó hẹp, đóng khung chỉ trong 2 tuần hoặc 10 tuần kiến tập, thực tập như trước kia. Các em có thể chủ động thời gian thực tập của mình, miễn là có sản phẩm từ thực tiễn để báo cáo.
"Trước đây, giả sử yêu cầu báo cáo về một tiết chào cờ của trường mà sinh viên đến kiến tập trong 2 tuần. Nhưng vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà trong 2 tuần đó, sinh viên không tham dự được tiết chào cờ, khi đó các em sẽ không có thực tiễn để báo cáo. Nhưng với cách quản trị như hiện nay, sinh viên có thể chủ động về thời gian, nếu không dự giờ được tuần này thì có thể sang tuần sau hoặc tháng sau, miễn là có sản phẩm thực tiễn để báo cáo cho nhà trường" - GS.TS Nguyễn Quý Thanh dẫn giải.
Ảnh minh họa/ INT
Gắn với thực tiễn
Khẳng định Trường Đại học Giáo dục có những thay đổi căn bản trong đào tạo, GS.TS Nguyễn Quý Thanh dẫn giải: Nhà trường có những thay đổi về phần mềm tương ứng. Cùng với đó, nhà trường chú trọng rèn luyện đạo đức nhà giáo và kỹ năng sư phạm cho giáo sinh.
"Chúng tôi không đi theo hướng giảng dạy luân lý mà tăng cường trải nghiệm, yêu cầu sinh viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tế. Chẳng hạn như: Cho sinh viên xem một số video liên quan đến bạo lực học đường, sau đó yêu cầu các em phân tích dựa trên các tình huống thực tế có trong video. Hay như liên quan đến chủ đề an toàn giao thông, hiện nhiều cơ sở giáo dục phổ thông, phụ huynh đứng tràn ra đường, bất chấp Luật An toàn giao thông.
Theo đó, chúng tôi yêu cầu sinh viên đến cổng trường phổ thông để thâm nhập thực tế và với tư cách là một giáo viên, các em sẽ ứng xử như thế nào với các phụ huynh và với những tình huống thực tế diễn ra ở đó... Các em sẽ phải làm dự án, quay clip toàn bộ quá trình làm việc của mình để có sản phẩm trình chiếu trước lớp; sau đó sinh viên và giảng viên sẽ cùng nhau thảo luận, góp ý. Nói như vậy để khẳng định rằng, trong quá trình đào tạo, chúng tôi tăng cường tính thực tế và giảm kiến thức hàn lâm cho sinh viên" - GS.TS Nguyễn Quý Thanh nói.
Nhà trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, kết hợp giữa đào tạo trực tiếp với đào tạo trực tuyến. Hiện nhà trường đã đầu tư phòng học ảo để phục vụ cho dạy và học. Không phải ngẫu nhiên mà Trường Đại học Giáo dục là đơn vị đào tạo giáo viên duy nhất trong cả nước có ngành Quản trị Công nghệ giáo dục và Quản trị giáo dục. - GS.TS Nguyễn Quý Thanh
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập hệ thống thông tin email và điện thoại để tư vấn, hỗ trợ thí sinh và phụ huynh xung quanh kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học 2020. Thí sinh dự thi Trung học phổ thông quốc gia . (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam ) Bộ Giáo dục và Đào tạo...