ĐH Fulbright VN đào tạo những gì?
Những bước đi sắp tới của ĐH Fulbright VN sẽ như thế nào sau khi Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Fulbright VN tại New York (Mỹ) trong tháng 7 này?
Học viên của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Sau năm 2016, chương trình này trở thành Trường Chính sách công và quản lý Fulbright – Ảnh: Ngọc Lan
Nhiều ngành học ở 3 cơ sở đào tạo
Theo công bố của dự án ĐH Fulbright VN (FUV), 5 năm đầu tiên trường sẽ tập trung xây dựng 3 cơ sở đào tạo tích hợp: Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (đào tạo sau ĐH trong lĩnh vực chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách); Trường Công nghệ và khoa học ứng dụng Fulbright (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và sau ĐH trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, cơ khí, toán ứng dụng và y khoa); Fulbright College (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn).
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết FUV cũng muốn đào tạo các ngành khoa học liên ngành, trong đó có khoa học môi trường, biến đổi khí hậu… Ngoài một số ngành là thế mạnh, trường sẽ chú trọng vào việc đào tạo những ngành học có thể tạo nền tảng cho việc phát triển bền vững tại VN.
Theo đó, sớm nhất là cuối năm 2016 trường này sẽ tuyển sinh. Đối với Chương trình thạc sĩ chính sách công, hồ sơ dự tuyển sẽ vẫn như từ trước đến nay, gồm: đơn dự tuyển, bài luận, bản sao bằng và bảng điểm ĐH. Trong chương trình đào tạo này, trường vẫn có chính sách ưu tiên ứng viên từ vùng sâu vùng xa, phụ nữ, người có điều kiện bất lợi. Sau đó, trường tổ chức thi tuyển tương tự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ: tiếng Anh, kỹ năng phân tích và toán. Việc xét tuyển dựa vào tổng hợp các tiêu chí, trong đó có điểm thi, bài luận, học lực bậc ĐH và kinh nghiệm công tác. Mặc dù mỗi ngành đào tạo sẽ có các tiêu chí ưu tiên khác nhau, việc tuyển sinh của FUV sẽ dựa trên việc đánh giá một cách toàn diện như các trường ĐH ở Mỹ chứ không chỉ dựa vào điểm thi.
Theo thạc sĩ Hoàng Ngọc Lan, cán bộ quản lý đào tạo Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, năm 2016 khi FUV chính thức tuyển sinh thì thỏa thuận hợp tác trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy sẽ hết thời hạn. Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright sẽ trở thành Trường Chính sách công và quản lý Fulbright trực thuộc FUV, với đối tác học thuật vẫn là Trường Harvard Kennedy.
Theo bà Lan, với Chương trình Chính sách công, sinh viên vẫn sẽ nhận được học bổng toàn phần như tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Chương trình MBA có học phí cao hơn so với các trường tư thục hiện nay tại VN. Cũng sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính đối với người học có khả năng nhưng ít có điều kiện về tài chính (cấp học bổng) như cách làm của các trường ĐH phi lợi nhuận khác trên thế giới.
Hoạt động không vì lợi nhuận
Theo giấy chứng nhận đầu tư, trụ sở chính của trường đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM với diện tích 15 ha. FUV được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Vốn đầu tư thực hiện dự án là 70 triệu USD. Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu USD, giai đoạn 2 (2017 – 2020) 20 triệu USD, giai đoạn 3 (2020 – 2030) là 44,7 triệu USD.
Điểm khác biệt so với các trường VN mà FUV xác định trong cơ chế hoạt động của mình là mô hình quản trị và tài chính. Cụ thể, về quản trị, mặc dù trường do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH VN (TUIV) đăng ký thành lập nhưng quỹ này là một tổ chức phi lợi nhuận và do đó trường sẽ không có cổ đông chi phối như các trường tư thục ở VN. Quỹ này cũng là đơn vị huy động vốn đầu tư dự án FUV. Tài chính được huy động từ 3 nguồn: tài trợ ổn định hằng năm của chính phủ Mỹ; tiền thiện nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân tại nước Mỹ; nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân tại VN.
Trường do một hội đồng tín thác (Board of Trustees) độc lập quản lý. Hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng để điều hành trường. Về nguyên tắc, trường là của xã hội, của cộng đồng. Mọi giá trị thặng dư tạo ra sẽ được dùng để quay ngược trở lại đầu tư cho trường.
Theo TNO











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Góc khuất" vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long
Tin nổi bật
12:06:32 29/04/2025
Xe điện Toyota hợp tác với GAC ra mắt toàn cầu
Ôtô
12:04:01 29/04/2025
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
Pháp luật
11:58:40 29/04/2025
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn
Xe máy
11:47:20 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu
Trắc nghiệm
11:46:15 29/04/2025
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?
Sao âu mỹ
11:39:29 29/04/2025
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5
Đồ 2-tek
11:39:05 29/04/2025
Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"
Sao việt
11:33:46 29/04/2025
Cầu TH VTV: dùng AI khiến Trịnh Công Sơn 'sống lại', em gái lên tiếng, MXH ồn ào
Netizen
11:33:13 29/04/2025
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?
Sao châu á
10:55:50 29/04/2025