ĐH Fulbright Việt Nam phỏng vấn tuyển sinh trực tuyến
ĐH Fulbright Việt Nam đang tìm kiếm 250 sinh viên đồng hành cùng nhà trường trong sứ mệnh “định nghĩa lại đại học”.
Ngày 18/1 tới, ĐH Fulbright sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ kỳ tuyển sinh mùa xuân. Sinh viên trúng tuyển trong kỳ này sẽ nhập học vào mùa thu năm 2021.
Trước đó, ngày 10/9, trường đã mở hồ sơ tuyển cho ưu tiên khóa 2021-2025.
Công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang là học sinh lớp 12 và sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương) trước tháng 9/2021; hoặc những cá nhân đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương) đều đủ điều kiện nộp đơn dự tuyển vào chương trình cử nhân khoá 2021-2025 của trường.
Sự khát khao học hỏi và tinh thần tiên phong là những nhân tố trường đánh giá cao. Ảnh: FUV.
Những tiêu chí quan trọng mà nhà trường tìm kiếm ở sinh viên khóa 2021-2015 là sự khát khao học hỏi, tinh thần tiên phong, có tinh thần trách nhiệm và quan tâm người khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tìm kiếm những bạn có nền tảng kiến thức vững chắc, có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm một cách hiệu quả.
Trước đó, trao đổi với Zing, bà Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc Tuyển sinh & Hỗ trợ Tài chính, ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết nguồn tuyển năm nay của trường đa dạng hơn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều học sinh từ các trường quốc tế, trước đây thường chọn du học, đã chuyển hướng nộp đơn vào trường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, quy trình tuyển sinh của ĐH Fulbright cũng được điều chỉnh. Trường chuyển việc phỏng vấn nhóm sang trực tuyến để hạn chế đi lại, tập trung đông người, đảm bảo an toàn cho thí sinh, sinh viên và nhân viên trường.
Cách đặt câu hỏi khi không nghe hiểu người bản xứ
Người bản xứ thường không nói "I don't understand" vì khiếm nhã, mất tự nhiên, thay vào đó họ dùng "Sorry?" hoặc "Can you repeat that?".
Khi không nghe hiểu lời của người bản xứ, người học tiếng Anh thường nói: "What?" (Cái gì), "I didn't/don't understand" (Tôi không hiểu). Nhiều người run không nói thành lời nên chỉ nhìn người nói một cách bối rối, dùng ngôn ngữ cơ thể hoặc cầu cứu mọi người xung quanh. Đây là những phản ứng thường thấy của người chưa thành thạo tiếng Anh.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những câu trả lời như vậy vì chúng bị coi là thiếu tinh tế, cản trở khả năng giao tiếp. Cho đến khi có thể hòa nhập, giao tiếp tốt với người bản xứ, bạn có thể sử dụng những cách sau để biểu đạt rằng bạn không hiểu lời của đối phương.
1. Sorry? Excuse me? Pardon?
Khi bạn không hiểu người bản xứ đang nói gì, hãy nghiêng người về phía trước và nói "Sorry?" hoặc "Excuse me, pardon", đều có nghĩa là xin lỗi. Đôi khi người Anh sử dụng từ "What?" nhưng nó hơi khiếm nhã vì giống như bạn đang nói chuyện cộc lốc với đối phương. Khi nói "What", người bản ngữ thường không phát âm chữ "t" ở cuối, nhưng người học không chú ý điều này nên có thể khiến cuộc nói chuyện mất tự nhiên.
2. Can you repeat that?
Nếu chưa nghe rõ, bạn có thể yêu cầu đối phương nhắc lại bằng các câu hỏi như: "Can you repeat that?", "Can you speak slower?", "Can you speak more slowly?". Người bản ngữ rất sẵn lòng nhắc lại lời nói, nhưng bạn cần phải thể hiện mong muốn của mình.
Ảnh: Shutterstock.
3. What does "said word" mean?
Câu hỏi này đặc biệt quan trọng với người học tiếng Anh sơ cấp hoặc trung cấp khi bạn bỏ sót một từ và không muốn người nói phải lặp lại cả câu. Từ câu hỏi nhỏ này, người nói sẽ giải thích lại từ chưa hiểu (said word) cho bạn. Đây cũng là cách cải thiện vốn từ vựng của bạn và thể hiện rằng bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện.
Bạn cũng nên chú ý phát âm đúng để lặp lại từ này. Nhiều người thường dùng câu hỏi "What does that mean", trong đó từ "that" thay thế cho từ chưa hiểu. Tuy nhiên, bạn nên thay "said word" bằng từ cụ thể mà bạn muốn hiểu rõ.
4. How do you say "said word"?
Khi không biết cách phát âm một từ tiếng Anh bất kỳ, bạn có thể hỏi lại đối phương "How do you say "said word"?", trong đó "said word" là từ bạn chưa nghe rõ. Cách hỏi "How do you pronounce said word? (Bạn phát âm từ này như thế nào?) hoặc "How do you spell said word?" (Bạn đọc từ này như thế nào?) mang nghĩa tương tự.
5. What do you mean?
Câu hỏi này thể hiện bạn hiểu điều đối phương đang nói nhưng chưa nắm rõ ý nghĩa đằng sau. Dù bạn thực sự không hiểu, hãy đặt câu hỏi như vậy để yêu cầu người nói giải thích hoặc diễn đạt lại. Điều này có thể giúp bạn bớt xấu hổ vì không hiểu rõ.
Người bản xứ thường hạn chế nói "I don't understand" (Tôi không hiểu) vì nghe cứng nhắc, không phổ biến. Đặc biệt người Mỹ thích giao tiếp chủ động, trực tiếp nên họ sẽ hỏi "What do you mean" để kéo dài mạch trò chuyện.
6. (Do you) know what I mean?
Ngoài ra, khi muốn biết đối phương có hiểu những điều bạn nói, hãy sử dụng câu nghi vấn "Do you know what I mean" hoặc "Do you know what I'm saying".
7. Ngôn ngữ cơ thể và thái độ tự tin
Các nhà tâm lý học ước tính 50-80% việc giao tiếp được thực hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn sợ hãi, ngôn ngữ cơ thể sẽ truyền đạt lại tâm trạng này cho đối phương, khiến việc giao tiếp của bạn bị hạn chế. Ngược lại, nếu có thái độ học hỏi, tự tin, bạn sẽ thu hút sự chú ý về mình.
Khi giao tiếp với người bản xứ, bạn không nên bắt chéo tay hoặc chân. Khi không hiểu, hãy nghiêng người về phía trước, sử dụng những câu hỏi trên.
Dạy cách làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua diễn kịch Khi tham gia biểu diễn vở nhạc kịch, các em học sinh không chỉ được học cách làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp mà còn được học về kỹ năng diễn xuất, kỹ thuật kiểm soát hơi thở khi hát và nhảy. Vừa qua, trường Quốc tế ParkCity Hà Nội lần đầu tiên công diễn vở nhạc kịch BROADWAY ANNIE JR...