ĐH FPT: Trường ĐH tại VN đầu tiên nhận xếp hạng quốc tế 3 sao
Chiều 20.11, tại Hà Nội, Trường ĐH FPT đã công bố thông báo được xếp hạng 3 sao theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường ĐH trên thế giới.
Chuẩn QS Stars được tổ chức kiểm định giáo dục QS (Anh quốc) xây dựng cách đây hơn 20 năm. Để đạt được chuẩn này, ĐH FPT phải trải qua nhiều tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt như: Chất lượng đào tạo, tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, khả năng nghiên cứu, đóng góp xã hội, học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên. Theo thang bậc của QS Stars, trường ĐH được xếp hạng 3 sao có thương hiệu quốc tế nhất định, sinh viên tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng chào đón.
Theo laodong
Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc
Tuần này, tạp chí Tia sáng vừa phối hợp cùng ĐH FPT tổ chức buổi Tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sỹ và các học giả trong ngành.
Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.
Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn
Video đang HOT
Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu - 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu - 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở tuổi 20 hoặc 21.
Tiến sỹ Lê Trường Tùng - hiệu trưởng ĐH FPT khẳng định cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống.
Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự "ngang giá" trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.
GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.
Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực - nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.
GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức "mềm" như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.
Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ tuổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 tuổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ tuổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất
Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ - theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: "Muốn hay không cũng phải hội nhập hóa. Những giá trị phổ quát, những gì cả nhân loại đang làm thì mình phải theo, cho dù rất khó khăn khi phải đoạn tuyệt với nhiều quan niệm, cách sống và nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ". Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lí lương, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm của mình.
GS. Hoàng Tụy nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.
GS. Hoàng Tuỵ cũng chỉ ra, chính sách đồng lương thấp là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất tạo ra lỗ hổng về quản lý, về bệnh thành tích, gian dối, ảo tưởng và chạy theo đồng tiền - những điều cơ bản đang làm tha hóa giáo dục Việt Nam.
Ngoài ra, các giáo sư đồng thời cũng chia sẻ sự đồng thuận về việc cần cải cách mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cung cách học và thi, xóa bỏ tâm lý nặng nề về thi cử - vừa tốn kém vừa hình thức và ít hiệu quả.
TS. Lê Trường Tùng khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam cần đề ra mục tiêu quan trọng là hội nhập quốc tế. Với mục tiêu này, sinh viên Việt Nam hưởng hệ thống giáo dục trong nước hoàn toàn có thể đi ra nước ngoài làm việc, hội nhập toàn cầu, và thậm chí là xuất khẩu giáo dục: không chỉ thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam mà còn xây dựng các cơ sở của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và tuyển sinh sinh viên bản địa.
Bản thân Trường Đại học FPT đã gặt hái nhiều thành tựu trong mô hình hội nhập quốc tế, với việc cựu sinh viên ĐH FPT ngay sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng làm việc trực tiếp tại các nước phát triển về CNTT như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singapore... Và đây không chỉ là vấn đề cần đặt ra cho Trường Đại học FPT mà phổ quát rộng lên, đây chính là vấn đề lớn dành cho nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Để đạt được điều này, không cách nào khác hơn là sinh viên thay vì nặng về lí thuyết bằng cấp thi cử, thì cần được trang bị kiến thức thật, ngoại ngữ, kỉ luật, văn hóa và kĩ năng sống để có thể hội nhập toàn cầu.
TS. Mai Liêm Trực đồng thời cũng chia sẻ mong muốn vì giáo dục là sự nghiệp toàn dân nên dự thảo nghị quyết cũng nên được đưa ra thảo luận rộng rãi.
Buổi tọa đàm do Trường Đại học FPT phối hợp cùng tạp chí Tia sáng tổ chức khép lại với trông đợi các kiến nghị sẽ được xem xét và đưa vào thực tế trong thời gian tới.
Theo dân trí
ĐH Greenwich (Anh quốc) dành 100 suất học bổng cho SV Việt Nam Năm học 2012 - 2013, ĐH Greenwich (Anh quốc) dành 100 suất học bổng có tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng cho sinh viên theo học hệ đào tạo chuyển tiếp (Bridge to Bachelor - viết tắt là Bridge2B) liên kết với Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT. Ngày 20/10, chương trình Bridge2B sẽ tổ chức thi học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk
Thế giới
09:11:11 30/03/2025
Nam Định truy tố 37 bị can tham nhũng, kỷ luật 51 đảng viên
Pháp luật
09:10:37 30/03/2025
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Sức khỏe
09:10:32 30/03/2025
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
09:09:47 30/03/2025
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
09:06:02 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025