ĐH FPT đoạt vé chung kết Lập trình sinh viên thế giới
Trong lịch sử thi đấu ACM/ICPC, đây là kết quả tốt nhất của tuyển Việt Nam.
Cuối tuần qua, vòng thi khu vực Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC 2013 đã xướng tên Đại học FPT với ngôi vị cao nhất. FPT đứng thứ hai khu vực, sau Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Kết quả này giúp Đại học FPT trở thành ngôi trường chắc suất giành vé đại diện Việt Nam thi đấu Chung kết thế giới diễn ra vào tháng 6/2014 tại Nga. Trước đó, đội tuyển này đã đoạt giải Nhất chung cuộc Khu vực tại Jakarta, Indonesia tháng 11/2013.
Sinh viên ĐH FPT đại diện Việt Nam tham dự vòng Chung kết thế giới tại Nga tháng 6/2013.
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết, những người có chứng nhận ACM/ICPC đều có khả năng lập trình (coder), tư duy thuật toán rất tốt. Đây cũng là chứng chỉ coder tốt nhất mà các sinh viên tại Việt Nam có được, do Hiệp hội Máy tính Mỹ (ACM) chứng nhận.
Video đang HOT
Chung kết toàn cầu ACM/ICPC – kỳ thi trí tuệ tập thể có lịch sử danh tiếng nhất thế giới dành cho sinh viên CNTT các trường Đại học trên toàn cầu. Từ năm 2006 đến nay, tuyển Việt Nam liên tục có mặt trong bảng xếp hạng top 100.
Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế danh giá được tổ chức hàng năm, quy tụ sinh viên giỏi về lập trình và giải thuật trong giới sinh viên quốc tế. Nó được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ năm 1977 dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Máy tính Mỹ (Association for Computing Machinery – ACM). Từ năm 1989, kỳ thi được mở rộng cho sinh viên CNTT trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam, đây trở thành sân chơi hàng năm cho sinh viên cọ xát, học hỏi, cũng như cạnh tranh quyết liệt giữa những trường đại học top đầu về CNTT, giành tấm vé vào vòng chung kết thế giới (World Final). Chung kết ACM/ICPC toàn cầu diễn ra vào tháng 6/2014 sẽ có sự tham dự của hơn 120 đội tuyển đến từ 91 quốc gia trên toàn thế giới. 120 đội tuyển vào chung kết là các Nhà vô địch từ sáu châu lục hội tụ tại trận Chung kết tài năng lập trình sinh viên lớn nhất thế giới tại thành phố Ekaterinburg, Liên bang Nga.
Theo Trithuc
Học sinh quốc tế du học tại Việt Nam
41 sinh viên quốc tế vừa nhập học chương trình kéo dài 4 năm tại Đại học FPT với học phí du học sinh phải trả rất thấp so với theo học tại châu Âu có nội dung đào tạo không khác biệt.
Trong dịp khai giảng khóa 9 của Đại học FPT hôm qua, ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Hợp tác quốc tế của trường cho biết, năm nay trường có nhóm sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy do trường cấp bằng. Học phí cho những du học sinh này là 12.000 USD cho 3 năm và tất cả đều ở nội trú.
"Có 200 sinh viên quốc tế đăng ký du học tại trường, bao gồm cả các nước lớn như Anh, Pháp...Năm học này, 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào đã sang nhập học, những em khác đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẽ nhập học trong các năm tiếp theo", ông Nam cho hay.
Các sinh viên quốc tế sẽ theo học hai ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh. Nội dung và giáo trình đào tạo đồng nhất với chương trình dành cho sinh viên Việt Nam. Du học sinh sẽ học chương trình chính thức vào buổi sáng và học tiếng Việt vào buổi chiều. Cuối tuần, các em sẽ được đi tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Các du học sinh dự khai giảng Đại học FPT. Ảnh: HT.
Việc có sinh viên quốc tế du học tại trường không phải theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên được ông Nam kỳ vọng sẽ tạo môi trường học tập quốc tế năng động. "Lớp có vài chục người nhưng chỉ cần một 'ông Tây' là tất cả sẽ nói bằng tiếng Anh dù không phải đi du học. Vì vậy, dù chỉ có 41 sinh viên quốc tế nhưng sẽ tác động tốt đến cả nghìn sinh viên", ông Nam nói.
Cựu CEO tập đoàn FPT cho rằng, hiện nay Việt Nam đang muốn cạnh tranh với thế giới, nhưng điều quan trọng nhất để có thể cạnh tranh là phải biết tiếng Anh và phải trả lời cho thế giới biết "Việt Nam ở đâu". Mặt khác, Việt Nam cũng cần định vị đúng vị trí của mình trong bức tranh chung của giáo dục thế giới.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt Nam đang xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học. Theo ông Nam, giáo dục cần được quan tâm ở cấp độ quốc gia và Chính phủ phải "dám" biến Việt Nam thành một điểm du học bởi so với Malaysia, chúng ta cũng có đầy đủ năng lực để tiếp nhận sinh viên quốc tế.
Nếu làm được điều này, sinh viên Việt Nam được hưởng lợi, các trường đại học cũng có động lực để nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam.
"Chúng ta tuyển sinh sinh viên quốc tế ở những ngành hiện đại, ít lạc hậu, chương trình đào tạo tương thích với quốc tế. Khi khẳng định được việc du học ở Việt Nam chất lượng không kém gì các nước khác như Anh, Singapore mà học phí lại thấp hơn rất nhiều lần thì dần dần học sinh các nước sẽ lựa chọn du học tại Việt Nam", ông Nam nói.
Tuy nhiên, ông e ngại việc "trí tuệ Việt Nam không kém thế giới nhưng ý chí thì kém hơn nhiều quá". Dẫn chứng việc Malaysia năm 1992 đã đặt ra vấn đề cân bằng sinh viên quốc tế với sinh viên trong nước, họ đã quyết tâm thực hiện và thành công khi cân bằng được lượng tiền thu về và chảy ra trong giáo dục, đồng thời mở được văn phòng tuyển sinh du học Malaysia giữa London.
Vì vậy, theo ông Nam, thương hiệu quốc gia rất quan trọng. Việc tuyển học sinh quốc tế cũng cần nhiều trường đại học trong nước tham gia bởi nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở các ngành mà Đại học FPT đào tạo.
"Đại học FPT mới thành lập còn tuyển sinh được, không cớ gì các trường công lâu năm với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cao lại không làm được. Các trường chỉ cần lập phòng tuyển sinh quốc tế, còn mạng lưới đại lý và phương pháp thu hút sinh viên quốc tế chúng tôi sẵn sàng chia sẻ", ông Nam nói.
Lee Jaedong, sinh viên người Hàn Quốc cho biết, khi lựa chọn trường để du học đã rất ấn tượng với ĐH FPT bởi đây là trường đại học Việt Nam đầu tiên được công nhận xếp hạng quốc tế ba sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trường đại học trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ đây là một trong những trường hàng đầu ở châu Á.
"Việt Nam còn là một đất nước vô cùng xinh đẹp và dễ mến. Tôi rất yêu quý đất nước và con người nơi đây. Tôi lựa chọn học đại học ở Việt Nam cũng một phần vì lý do đó, tôi muốn được học tập và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, từ đó có thể khám phá nhiều hơn khả năng của chính mình", Lee Jaedong nói.
Theo VNE
Học bổng nữ sinh Công nghệ Thông tin Lần đầu tiên tại Việt Nam, chương trình cử nhân Top-up thuộc đại học FPT triển khai quỹ học bổng Nữ sinh Công nghệ thông tin với mỗi suất trị giá 50 triệu đồng. Quỹ học bổng Nữ sinh Công nghệ Thông tin của chương trình Cử nhân Top-up, đại học FPT ra đời nhằm mục đích trao cơ hội học tập trong...