ĐH FPT điều chỉnh khung học phí
Sau phản ánh của nhiều sinh viên và đề nghị của Bộ GD&ĐT, trường sẽ tạm thu học phí đầu năm học 2021 – 2022 dựa trên khung học phí của năm học trước đó.
Ngày 13-8, sau khi nhận được ý kiến của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học FPT quyết định sẽ tạm thu học phí đầu năm học 2021-2022 dựa trên khung học phí của năm học trước đó.
Đồng thời, trường cũng tạm điều chỉnh mức hỗ trợ người học gặp khó khăn do COVID-19 là 15%, thay cho mức cao hơn đã thông báo trước đây.
Trường ĐH FPT không tăng học phí sau ý kiến của Bộ GD-ĐT (ảnh minh hoạ).
Trường ĐH FPT cho biết sẽ xây dựng mức học phí cùng mức hỗ trợ người học chính thức, thay thế cho các mức học phí tạm và hỗ trợ tạm đang thực hiện khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định về cơ chế thu, quản lý học phí và các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các năm học từ 2021-2022 đến 2025-2026.
Video đang HOT
Nhà trường cũng cam kết khung học phí của trường được ban hành tới đây sẽ không cao hơn mức đã thông báo trước đó cho người học.
Được biết, trong dự thảo Nghị định của Chính phủ, trần học phí đại học công lập đại trà sẽ tăng 15%/năm, và từ 2021 đến 2025 sẽ tăng gấp đôi. Các trường đại học tư thục được tăng tối đa 15%/năm, còn các trường phổ thông tư thục được tăng tối đa 10%/năm.
Từ năm 2015 đến 2021, học phí của Trường ĐH FPT tăng gần 8%, tương đương 1,5%/năm. Trong thời gian này, trần học phí đại học công lập đại trà tăng 60%. Năm 2020, Trường ĐH FPT không tăng học phí và đã hỗ trợ cho người học gần 100 tỷ đồng thông qua việc hỗ trợ 20% học phí.
Nếu mức trần học phí trường công quá thấp thì khó giữ chân giảng viên giỏi
Các trường công đáp ứng các điều kiện tự chủ hoàn toàn thì có thể tự xác định mức học phí.
Câu chuyện có nên quy định mức trần học phí đối với giáo dục đại học nhất là khi các cơ sở giáo dục đại học đang ngày càng thực hiện tự chủ "sâu" đang là chủ đề nóng nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015 về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó cơ chế tài chính có khác nhau giữa trường tự chủ và trường chưa tự chủ. Hai nhóm trường này sẽ có những đặc điểm khác nhau về nguồn thu và triển khai hoạt động.
"Theo tôi, các trường công đáp ứng các điều kiện tự chủ hoàn toàn thì có thể tự xác định mức học phí trên cơ sở chi phí đào tạo và đảm bảo chất lượng tương xứng. Đi cùng với việc tự xác định mức học phí Nhà trường cũng phái có trách nhiệm công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, các chính sách về học bổng, miễn giảm học phí...Với việc công khai này các trường cũng không thể xác định mức học phí quá cao so với chi phí đào tạo thực tế.
Còn với các trường chưa tự chủ hoàn toàn, còn có đầu tư từ Ngân sách, Nhà nước có thể quy định mức trần học phí tương ứng với mức độ tự chủ của các trường thuộc nhóm này. Trong khung học phí đó, các trường sẽ tự xác định mức học phí tương xứng với chất lượng đào tạo của mình. Điều này cũng giúp các trường chuẩn bị dần các điều kiện để tiến tới tự chủ hoàn toàn", Phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương, Phó giáo sư Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cũng cho rằng, đối với trường công đã tự chủ hoàn toàn thì trao quyền cho các trường tự xác định giá dịch vụ và quyết định mức học phí để đảm bảo chất lượng. Còn đối với các trường chưa đạt tới "tự chủ hoàn toàn" thì cần phải có mức trần vì rõ ràng còn đang sử dụng ngân sách nhà nước.
Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính
"Vấn đề là mức trần bao nhiêu và phải theo từng khối ngành mới hợp lý. Ví dụ mức trần đối với lĩnh vực Y khoa, Kỹ thuật hay Khoa học (Lý, Hóa, Sinh) thì phải khác với lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn", thầy Minh nói.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh - Chủ tịch Hội đồng trường của Trường Đại học Tiền Giang cũng cho rằng, đối với trường đại học đã được tự chủ hoàn toàn ở mức cao nhất thì không nên quy định trần học phí bởi bản thân người học sẽ quyết định nên học ngành nào của trường đó hay không. Còn đối với các trường chưa tự chủ thì nên có mức trần nhưng cần thông thoáng hơn.
Cùng quan điểm này, một số Chủ tịch Hội đồng trường cũng cho rằng các trường chưa tự chủ hoàn toàn thì việc áp dụng mức trần là cần thiết. Điều nay sẽ giúp giải quyết 2 vấn đề. Một là để cân đối lộ trình, tránh các trường lạm dụng trong việc tăng học phí nhảy vọt gây nhiều xáo trộn cho việc tiếp cận giáo dục đại học của người dân. Hai là các cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu ở phương diện tiếp cận mức thu phù hợp với định hướng, chính sách an sinh xã hội và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên việc tính toán mức trần cũng cần phải tính đến việc duy trì chất lượng giáo dục đại học và hội nhập với khu vực và thế giới. Bởi nếu các trường không có đủ nguồn lực thì không thể hội nhập được và khiến bản thân các cơ sở giáo dục công khó giữ chân được giảng viên bởi lẽ khối tư nhân chi trả lương và thu nhập cao để thu hút người giỏi về làm việc. Do đó, nếu các trường không có nguồn lực và không có cơ chế chi trả tốt thì không thể giữ chân giảng viên được. Trường mà không giữ được thầy giỏi thì không thể nói tương lai sẽ đào tạo tốt được.
Bên cạnh đó có luồng ý kiến khác cho rằng, nên quy định mức trần học phí đối với trường công tự chủ vì đối với các trường công thì sứ mệnh chung là sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nên việc định mức thu học phí ở mức vừa phải, thấp hơn hoặc tối đa bằng mức trần mà nhà nước quy định, là việc làm cần thiết nhằm hướng đến tạo cơ hội, bình đẳng trong giáo dục cho tất cả người học (kể cả những người có hoàn cảnh khó khăn) đều có thể tiếp cận được những ngành học ở trường công mà mình dự định sẽ theo học.
Và để thuyết phục được các trường công thì mức trần học phí cần tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá nhằm đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi phí đào tạo. Mức trần cũng nên thay đổi theo từng năm học để dự phòng tỷ lệ lạm phát hằng năm như Nghị định 86/2015/NĐ-CP trước đây.
Học phí mùa dịch: Chia sẻ chưa đều tay Thực hiện chủ trương của Chính phủ cùng định hướng của Bộ GD&ĐT, nhiều cơ sở giáo dục đã có hình thức hỗ trợ người học. Phụ huynh kéo đến một trường phổ thông quốc tế phản đối chuyện học phí. Tuy nhiên, việc chia sẻ chỉ mới tập trung ở những trường đại học (ĐH), trong khi các trường phổ thông tư...