ĐH FPT chuẩn bị phóng vệ tinh lên vũ trụ
Vệ tinh do Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ, Đại học FPT chế tạo mang tên F-1 sẽ được phóng lên vũ trụ từ bãi phóng Tanegashima, Nhật Bản vào tháng 7/2012.
Vệ tinh F-1 có kích thước 10×10x10 cm và nặng 1 kg đã vượt qua kỳ đánh giá an toàn bay, cũng như đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để tham gia chương trình phóng vệ tinh nhỏ do JAXA và NASA tổ chức.
Nhóm FSpace bắt đầu nghiên cứu chế tạo vệ tinh F-1 vào cuối năm 2008. Ngay từ những ngày đầu, nhóm đã đặt ra mục tiêu vệ tinh phải hoạt động được trong không gian, chuyển phát được tín hiệu về trạm điều khiển tại trái đất, chụp được ảnh với độ phân giải thấp (640×480 pixel, 8 bit màu) của trái đất và đạt tốc độ truyền dữ liệu 1.200 bit/giây từ vệ tinh.
Vệ tinh nhỏ F1 do Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ, Đại học FPT chế tạo.
Video đang HOT
Hiện tại, vệ tinh F-1 đã được vận chuyển đến Trung tâm vũ trụ Tanegashima (đảo Tanegashima ở phía nam Nhật Bản), tập kết cùng với 4 vệ tinh nhỏ khác là: RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Tại đây, các vệ tinh sẽ được lắp ghép lên tàu vận tải HTV-3 và đặt lên trên tên lửa đẩy HII-B của JAXA để chuẩn bị phóng. Theo dự kiến, thời điểm phóng tên lửa là 11 giờ 18 phút (giờ Nhật Bản), tức 9 giờ 18 phút (giờ Hà Nội) sáng ngày 21/7/2012.
Việc phóng vệ tinh F-1 không chỉ thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân, báo chí trong nước mà cả nước ngoài.
Ngày 25/6, đài truyền hình NHK General TV của Nhật Bản đã phát sóng một phóng sự giới thiệu về chương trình phóng vệ tinh nhỏ đến Trạm Không gian Quốc tế sắp tới, trong đó ghi lại những hình ảnh cuối cùng của vệ tinh F-1 trước khi được lắp ghép lên tên lửa đẩy và phóng vào quỹ đạo.
Ngoài ra, một chiếc thẻ nhớ microSD ghi lại những tin nhắn, những lời gửi gắm ước mơ, hi vọng của gần 4.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã được gắn lên vệ tinh F-1 để cùng thực hiện chuyến đi vào vũ trụ.
Theo dự kiến, vệ tinh F-1 (thứ 2 từ phải qua) cùng 4 vệ tinh nhỏ khác sẽ được phóng lên vũ trụ vào ngày 21/7.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, việc phóng thành công vệ tinh F-1 sẽ góp phần rất lớn vào việc mở ra hướng phát triển mới cho ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, bởi đây sẽ là chiếc vệ tinh đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo được phóng lên vũ trụ.
Theo dân trí
ĐH FPT thưởng 100 triệu đồng cho tiến sĩ Toán
Đại học FPT vừa qua đã trao thưởng 100 triệu đồng cho một thầy giáo bộ môn Toán - TS. Nguyễn Tiến Dũng vì có các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí nằm trong danh sách ISI Journal Standard List.
Trước đó đầu tháng 4/2011, hai bài báo "Semimartingale approximation of fractional Brownian motion and its applications" và "Fractional geometric mean-reversion processes" về lĩnh vực xác suất và thống kê của thầy Dũng đã được đăng tải trên hai Tạp chí là Computers & Mathematics with Applications và Journal of Mathematical Analysis and Applications. Tháng 7 tới, bài báo thầy Dũng viết về mô hình Logistic có trễ và tác động của nhiễu màu để mô tả số dân của một quần thể cũng sẽ được đăng trên tạp chí Journal of Computational and Nonlinerear Dynamics.
Thầy Dũng cho biết: "Mô hình Logistic có trễ và tác động của nhiễu màu để mô tả số dân của một quần thể nào đó vốn là một mô hình rất nổi tiếng trong sinh học, tiềm năng ứng dụng của nó rất rõ ràng. Đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đóng góp trong bài viết của tôi là tính đến sự tác động của nhiễu màu lên mô hình. Tôi hy vọng kết quả có thể góp phần mang mô hình toán học này đến gần thực tế hơn".
TS. Nguyễn Tiến Dũng sinh năm 1983, tốt nghiệp ĐH Sư phạm năm 2005 và nhận bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN năm 2007. Thầy Dũng bắt đầu làm nghiên cứu sinh từ năm 2009 và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ vào đầu năm 2012.
TS. Nguyễn Tiến Dũng còn được biết đến là tác giả của nhiều bài viết trên các Tạp chí trong nước và nước ngoài.
Tháng 2/2011, ĐH FPT chính thức công bố chính sách thưởng cho các công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Theo đó, với mỗi bài báo khoa học xuất hiện trên các tạp chí có uy tín thế giới, tác giả sẽ được nhận giải thưởng trị giá 20-40 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT chia sẻ:"Quyết định thưởng từ 20-40 triệu đồng cho mỗi bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh sách tạp chí khoa học uy tín của thế giới ISI Journal List là nỗ lực của Trường ĐH FPT nhằm khuyến khích thúc đẩy và vinh danh các sinh viên, giảng viên nghiên cứu khoa học. Trường ĐH FPT cũng đã thành lập Viện nghiên cứu của riêng mình. Chúng tôi nhận thức rõ, trong giai đoạn phát triển này của Việt Nam, rất cần các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ gắn liền với thực tế đời sống, sản xuất".
Theo dân trí
Thầy giáo người Mỹ "bước ra từ truyện cổ tích" "Như bước ra từ truyện cổ tích, thầy Hans Anderson đến từ Mỹ mang vẻ lãng tử hiền khô, say mê tìm hiểu và khám phá về đất nước Việt Nam, am hiểu Tiếng Việt một cách thú vị luôn khiến cho học trò có cảm giác như một người anh lớn." Đi ngược lại xu hướng đặt "nick name Tây" của nhiều...