ĐH Duy Tân và Hội nghị quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 của IEEE
Muốn nắm bắt được trí thông minh của con người, các nhà nghiên cứu đã đưa ra vô số những bài trắc nghiệm đo chỉ số IQ, giải mã bộ não của những kiệt xuất nhân loại để tìm hiểu và nghiên cứu.
Nhưng có lẽ những thước đo thực tế đó vẫn không thể đo được sức sáng tạo vô bờ bến do sự liên tục vận động của loài người. Một trong những lĩnh vực đã làm thay đổi thế giới chính là Điện tử – Viễn thông và Khoa học Máy tính. Từ 21-24.1.2013, Hội nghị Quốc tế về Máy Tính, Quản lý và Viễn thông 2013 (International Conference on Computing, Managements and Telecommunications 2013 – ComManTel 2013) của Hiệp hội Kỹ sư Điện – Điện tử Thế giới (IEEE) đã diễn ra tại khách sạn REX, TP.HCM với sự góp mặt của đại biểu từ trên 20 quốc gia đã khẳng định sự lôi cuốn từ các lĩnh vực này.
TS. Lê Nguyên Bảo và TS. Dương Quang Trung (từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học tại hội nghị
ComManTel 2013 là hội nghị đầu tiên và duy nhất của IEEE được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2013 với sự tài trợ chính thức của Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam và TP.HCM, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted).
Phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, TS. Lê Nguyên Bảo – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân nhấn mạnh: “Hội nghị Commantel 2013 là một sự kiện lớn cho việc giới thiệu, thảo luận và trao đổi những kiến thức mới về tính toán và viễn thông cũng như các ứng dụng của chúng trong thực tế. Tôi hy vọng rằng các đại biểu từ giới học thuật, công nghệ và các cơ quan quản lý sẽ thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và mở rộng hợp tác từ sự kiện này. Hy vọng hội nghị sẽ trở thành bước khởi đầu cho sự hợp tác nghiên cứu hiệu quả giữa Đại học Duy Tân với các trường, viện nghiên cứu trên thế giới”.
Hơn 100 khách mời bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam và thế giới, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và TP.HCM đã đến tham dự hội nghị. Trước khi hội nghị diễn ra, Ban Tổ chức đã nhận được 125 bài báo từ khắp các viện, trường đại học của Việt Nam và trên thế giới như từ Đại học Bang Oregon (Hoa Kỳ), Đại học Waterloo (Canada), Viện Kỹ thuật Blekinge (Thụy Điển), Đại học Telecom Lille1 (Pháp), Đại học Duy Tân, Đại học ITC TP.HCM… Theo đó, Hội nghị đã chỉ nhận 64 bài báo chất lượng cao nhất từ hơn 20 quốc gia. Tất cả các bài báo được chọn này sẽ được đăng trên IEEE và còn được mở rộng để gửi đăng trên các tạp chí: JoC, FTRA Publishing; IJITCC Journal, InderScience, Peer-to-Peer Networking and Applications (đều thuộc danh mục ISI).
TS. Hà Đắc Bình, chủ nhiệm đề tài “Performance Analysis of Decode-and-Forward MIMO Relay Networks with Keyhole and Nakagami-m Fading Effects”
Được tổ chức với quy mô lớn, Hội nghị Quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin, mở rộng nghiên cứu cũng như hợp tác phát triển giữa nhiều đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Hội thảo thực sự thu hút được người nghe khi những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực viễn thông không dây, xử lý và truyền hình ảnh video, các giải thuật tính toán đám mây, robot, điện tử y sinh, mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng cảm biến… đã được các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới báo cáo. Ngay trong hội nghị, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận sôi nổi giúp gợi mở nhiều vấn đề chưa được làm rõ và mở ra các hướng nghiên cứu cho tương lai.
Đại diện Trường Đại học Duy Tân, TS. Hà Đắc Bình và TS. Dương Quang Trung tham dự hội nghị với 4 bài báo (là tác giả và đồng tác giả). Các bài báo này đi sâu vào nghiên cứu các kỹ thuật mới cho thế hệ mạng viễn thông không dây tiếp theo.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng và sự hiệu quả của công tác nghiên cứu tại Đại học Duy Tân. Các nghiên cứu về máy tính và viễn thông đã được thực hiện từ rất lâu và có được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề thú vị chờ đợi bàn tay và khối óc của con người. Với sự nỗ lực của nhà trường cùng sự tin tưởng của các tổ chức quốc tế, Đại học Duy Tân đang lên kế hoạch tiếp tục đăng ký tổ chức hội nghị Commantel 2014 ngay tại khuôn viên Trường Đại học Duy Tân”, TS. Hà Đắc Bình chia sẻ.
Sự thành công của hội nghị hàng đầu về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 đã khẳng định sự lớn mạnh và chuyên nghiệp trong công tác tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế cũng như nâng cao vị thế của Đại học Duy Tân trong giới nghiên cứu khoa học.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Theo Thanh nien
Chủ tịch nước: Hãy giữ niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ
"Việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Dù còn nhiều điều trăn trở, hãy giữ vững niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau".
Đó là phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước gần 200 đại biểu nguyên là cán bộ chủ chốt Phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên (HS, SV), trí thức, văn nghệ sĩ ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tại lễ kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống HS, SV (9/1/1950 - 9/1/2013) tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) sáng ngày 9/1.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày HS, SV tại ĐH Duy Tân, Đà Nẵng sáng 9/1.
Cùng dự lễ, có ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng.
Các đại biểu, đặc biệt, những "nhân chứng sống", nguyên là cán bộ chủ chốt của Phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, HS, SV, trí thức, văn nghệ sỹ ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 (sau đây gọi tắt là phong trào), đã cùng thầy trò ĐH Duy Tân ôn lại truyền thống yêu nước, những trang sử hào hùng của dân tộc in dấu ấn đầy tự hào của các thế hệ HS, SV Việt Nam. Tiêu biểu là sự kiện ngày 9/1/1950 với tấm gương đấu tranh bất khuất của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn, tấm gương mà phong trào đã noi theo và nối tiếp.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước bày tỏ sự xúc động, niềm vui bất ngờ được gặp nhiều gương mặt nguyên là cán bộ chủ chốt của phong trào hiện đang ở TPHCM, Đà Lạt, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế... đã tề tựu về Đà Nẵng đúng hôm nay 9/1, ngày truyền thống HS, SV Việt Nam.
Chủ tịch nước bày tỏ sự xúc động, niềm vui bất ngờ được gặp nhiều đại biểu nguyên là cán bộ chủ chốt của phong trào.
Chủ tịch nước khẳng định: "Hôm nay 9/1, ngày truyền thống HS-SV, ngày của bao thế hệ HS-SV đã không tiếc máu xương để góp phần giành lấy độc lập, tự do của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận những đóng góp to lớn, thầm lặng của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong phong trào đấu tranh yêu nước ở các đô thị miền Nam: Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Huế, Quảng Trị, Đà Lạt, Cần Thơ, Tiền Giang và Đà Nẵng giai đoạn 1954-1975, đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ trong lòng địch, góp phần quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Tôi mong các đồng chí là cựu cán bộ chủ chốt đại diện cho các địa phương của phong trào có mặt hôm nay tại ĐH Duy Tân, mặc dù còn nhiều điều trăn trở, hãy tiếp tục giữ vững niềm tin, có những đóng góp thiết thực, xây dựng, bồi dưỡng, truyền lửa cho con em mình, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau".
Chủ tịch nước cũng đồng ý với đề xuất của các cựu cán bộ chủ chốt trong phong trào về việc Bộ Chính trị cần quan tâm chỉ đạo tổng kết phong trào. Theo như phát biểu đại diện của BS.TS Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn, thủ lĩnh phong trào HS-SV: "Phần lớn những người trực tiếp tham gia phong trào nay đã lớn tuổi. Chính họ là nguồn tư liệu sống vô cùng đáng quý, cần sớm tập hợp tổ chức sưu tập từ nhiều nguồn để tạo nên một công trình nghiên cứu lịch sử vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là giới HS-SV.
Với thầy trò ĐH Duy Tân, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Đại hội IX của Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp 2020. Thực hiện mục tiêu đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để đẩy mạnh phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước.
Chủ tịch nước trao tặng ảnh chân dung Bác Hồ đến ông Lê Công Cơ - đại diện thầy trò ĐH Duy Tân, nguyên là một trong những cán bộ chủ chốt của phong trào.
Để thực hiện thắng lợi đột phá chiến lược này, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học; trong đó hết sức chú trọng và cấp bách là thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục đại học. Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua vừa qua là cơ sở pháp lý để các trường đại học trong cả nước đổi mới và phát triển.
Trong thời gian tới, nhà trường nên phát huy vai trò tiên phong, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, trở ngại, đổi mới mạnh mẽ để đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn cao, mạnh dạn trong tiếp thu khoa học công nghệ mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên".
Khánh Hiền
Theo dân trí
Tuổi trẻ rèn trí thông minh bằng cờ tướng Bắt nguồn từ Saturanga - một loại cờ cổ đại được phát minh ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 4 TCN, trải qua hơn 2.500 năm phát triển, cờ tướng đã trở thành bộ môn giải trí phổ biến ở Việt Nam. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá được những lợi ích thần kỳ của cờ tướng đối...