ĐH DL Phương Đông: Đào tạo cái xã hội cần
ĐH DL Phương Đông cam kết lấy người học làm trung tâm. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, hình thành năng lực tự học cho sinh viên.
Mô hình lấy người học làm trung tâm
Đại học Dân lập Phương Đông là một trong những ngôi trường Dân lập hàng đầu cả nước. Từ ngày thành lập đến nay trường vẫn luôn giữ định hướng phát triển cơ bản: đào tạo “cái xã hội cần”; “đào tạo những người chủ yếu sẽ hoạt động ở vị trí tác nghiệp”.
Một trong những trường ĐH DL hàng đầu
Trường thường xuyên nâng cấp chất lượng đào tạo, chương trình cập nhật, chú trọng kĩ năng thực hành, phương tiện giảng dạy tiên tiến, lấy việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội làm mục tiêu.
Trường luôn quan tâm, chú trọng đến khả năng thực hành, khả năng thích ứng nghề nghiệp, khả năng lập nghiệp của sinh viên cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng nhanh với các vị trí công việc trong nền kinh tế xã hội.
Để làm được điều đó, đội ngũ giảng dạy được trang bị giỏi về chuyên môn, đạo đức, mạnh về nhiệt tình để duy trì và phát triển toàn diện Trường ĐHDL Phương Đông. Giảng viên hữu cơ của trường là gần 250 người. Tuy nhiên, đội ngũ “thầy mời” vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong trường, đây là lợi thế, một đặc điểm linh hoạt cho trường ngoài công lập nói chung và ĐHDL Phương Đông nói riêng.
Trường xác định sinh viên là trung tâm đào tạo
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy và sinh viên có tinh thần tự chủ, sáng tạo, có kỹ năng đáp ứng tốt mọi yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế, đưa trường ĐHDL Phương Đông trở thành “thương hiệu”, ổn định bền vững và uy tín.
Hiện phương châm Chất lượng đào tạo là yêu cầu số một của hoạt động giáo dục đào tạo, Nhà trường tập trung mọi nỗ lực vào vấn đề nâng cao chất lượng một cách toàn diện. Trường đặt yêu cầu và phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp ĐHDL Phương Đông có được:
Một tiềm năng trí tuệ dồi dào, phong cách tư duy sáng tạo, một lòng tự tin vững chắc.
Một sức mạnh tinh thần – luôn có ý thức vươn lên đỉnh cao của khoa học kỹ thuật.
Đào tạo cái xã hội cần
Là một trong những trường ĐH NCL hàng đầu, điểm số đầu vào của trường cũng tương đối cao so với các trường dân lập. Trung bình các ngành dao động từ điểm sàn đến 17 điểm. Ngoài ra những ngành “hot” như Kiến trúc năm 2011 điểm nguyện vọng 1 là 19, nguyện vọng 2 là 21 điểm.
Chế độ chính sách được áp dụng đúng người, đúng lúc. Đặc biệt là trường luôn dành chế độ hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên có thành tích cao trong học tập.
Video đang HOT
Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu cho sinh viên
Tin học và ngoại ngữ đã từng là thế mạnh của trường. Tuy nhiên theo nhu cầu của xã hội một vài năm gần đây, trường đã chú trọng phát triển các ngành nghề như kế toán, tài chính, kiến trúc, xây dựng, cầu đường. Nhờ đó mà số sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề chiếm 70% – 80%.
Hiện trường đang đào tạo 15 ngành ĐH (với 27 chuyên ngành), 4 ngành CĐ với số lượng hơn 9.000 sinh viên hệ chính quy.
Cơ sở học tập của trường với 18 000 m2 sàn cho sinh viên và đáp ứng được yêu cầu 2 sinh viên/m2.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, cơ sở học liệu… phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập từng bước hiện đại hóa và tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giảng viên có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, phòng thí nghiệm… vào giảng dạy.
Trường ĐH DL Phương Đông đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành kiến trúc, hóa học, điện hiện đại bậc nhất. Không chỉ đáp ứng nhu cầu cho sinh viên mà còn tạo điều kiện cho các trường ĐH bạn cùng sử dụng.
ĐH DL Phương Đông xác định đến năm 2020 trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy, có thương hiện, uy tín, chất lượng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Hàng năm trường Đại Học Phương Đông có tuyển sinh các ngành và chuyên ngành như sau:
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC MÃ NGÀNH KHỐI THI
Công nghệ thông tin
Công nghệ Điện tử viễn thông 100 A
Kiến trúc Công trình
Kiến trúc Phương Đông 110 V
Xây dựng dân dụng & CN
Xây dựng cầu – đường 111 A
Kinh tế & Quản lý XD 116 A,D
Công nghệ Cơ điện tử 112 A
Tự động hóa
Hệ thống điện 113 A
Công nghệ Sinh học 301 A,B
Công nghệ Môi trường 302 A,B
Quản trị doanh nghiệp 401 A,D
Quản trị du lịch 402 A,C,D
Quản trị văn phòng 403 A,C,D
Tài chính – Ngân hàng 410 A,D
Kế toán 411 A,D
Tiếng Anh 751 D1
Tiếng Trung 754 D
Tiếng Nhật 756 D
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG MÃ NGÀNH KHỐI THI
Tin học C65 A
Du lịch C66 A,C,D
Kế toán C67 A,D
Xây dựng dân dụng & CN C68 A
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Tin học Du lịch Kế toán
Theo GDVN
Kiếm tiền từ nghiên cứu khoa học
Không chỉ là nơi học tập, nhiều trường ĐH còn có những cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn đem lại nhiều lợi nhuận.
Từ trại thực nghiệm...
Trại thực nghiệm nuôi cá nước ngọt Ninh Phụng với diện tích rộng 8,6 ha của Trường ĐH Nha Trang là một mô hình như vậy. Thạc sĩ Bùi Thanh Tuấn - Trưởng trại này, cho biết: "Trại được xây dựng với 3 chức năng chính: nơi thực hành cho sinh viên; môi trường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; triển khai các mô hình làm kinh tế của trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất là môi trường để thực hành, nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên trong trường". Mới đây, trại đã chuyển giao mô hình nuôi cá rô đồng toàn cái cho tỉnh Quảng Bình, rồi quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nàng hai cho các tỉnh Nam Trung bộ. Hiện, trại đang thử nghiệm mô hình nuôi ghép cá - vịt để phục vụ hoạt động sản xuất của hộ dân các tỉnh lân cận. Những đề tài này đều do giảng viên và sinh viên của trường thực hiện. Trong tổng kinh phí có được, 40% dùng cho việc thuê khoán chuyên môn. Do vậy, những đề tài nghiên cứu đều mang lại nguồn thu nhập cho các giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu.
Tương tự là trại thực nghiệm thủy sản tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Trại được doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ năm 2009 với kinh phí khoảng 1 triệu USD, mỗi năm đầu tư thêm từ 300 - 500 ngàn USD để duy trì hoạt động. Đây là nơi để cán bộ, sinh viên của Khoa Thủy sản tham gia nghiên cứu và thực hành.
Cán bộ Trung tâm công nghệ địa chính Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đang thực hiện một dự án quy hoạch ở Campuchia.
PGS-TS Lê Thanh Hùng - Trưởng khoa Thủy sản cho biết: "Đây không chỉ là môi trường nghiên cứu, mà còn giúp mang lại thu nhập thêm cho thầy cô và các em sinh viên. Hiện trại đang triển khai đề tài nuôi cá chẽm nước ngọt (thay vì nuôi cá chẽm nước lợ như bình thường). Tuy mới triển khai được 6 tháng, nhưng kết quả ban đầu đã cho thấy thành công. Thời gian tới sẽ tiến hành bán cá giống cho dân với khoảng 6.000 - 7.000 đồng/con".
Trường ĐH này còn có Trung tâm công nghệ địa chính thu nhập khoảng 10 tỉ đồng/năm. Thạc sĩ Phan Văn Tự - Giám đốc trung tâm, thông tin: "Hình thành từ năm 2000 với mục đích nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, sinh viên thực tập của trường. Đến năm 2007, trung tâm mới xác định thêm mục đích phải tìm nguồn thu duy trì hoạt động. Từ đó đến nay, trung tâm nhận rất nhiều dự án, hợp đồng quan trọng. Trong khoảng 2 năm nay, trung tâm này còn có các dự án quy hoạch tại Campuchia và Lào.
...đến ứng dụng vào cuộc sống
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng triển khai xưởng thực nghiệm để nghiên cứu sản xuất năng lượng dùng làm nhiên liệu. Nguyên liệu được sử dụng để chế biến là các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu, lõi cây ngô, các chất thải có nguồn gốc xenlulo... để sản xuất các nhiên liệu và vật liệu có nguồn gốc sinh học đển độ sạch cần thiết để làm chất đốt cho các hộ gia đình, chất đốt chạy máy phát điện, chạy động cơ. Đây là dự án nghiên cứu phối hợp giữa trường và ĐH Tokyo (Nhật Bản). Từ xưởng thực nghiệm này, tiến tới mô hình sẽ áp dụng vào quy mô lớn hơn tại xã Thái Mỹ, H.Củ Chi để nhân rộng ra các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khi đó, Trường CĐ Bách Việt cũng từng cho ra sản phẩm rượu vang mang thương hiệu của trường. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng, cho biết trường đã phải qua tận Pháp để mua giống nho dành riêng để sản xuất rượu. Một trang trại trồng nho rộng 5 ha cũng được triển khai tại Phan Rang - Tháp Chàm. Trái nho sau khi thu hoạch được chuyển về trường để tiến hành quy trình chế biến: ướp, lên men, chắt lọc, đóng chai. Rượu đã được đăng ký bản quyền, với giá bán thử 70 ngàn đồng/chai. Điều đáng nói ở đây là, quy trình sản xuất này chính là nơi thực tập, thực hành của sinh viên môn học chế biến rượu bia, ngành công nghệ chế biến thực phẩm.
Trường ĐH Lạc Hồng cũng là nơi đã chuyển giao thành công nhiều nghiên cứu ra đời sống. Mới đây trường đã chế tạo thành công sản phẩm ứng dụng gel rửa tay kháng khuẩn (dịch keo nano bạc từ tiền chất bạc oxalat) có thể diệt được 6 loại vi khuẩn giúp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Trường cũng đã nghiên cứu sản xuất thành công loại tiêu trắng từ chế phẩm sinh học và chuyển giao cho một công ty tại Bình Dương.
Theo Hà Ánh - Minh Luân
Thanh Niên
'Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập' Trao đổi với VnExpress về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp đại học dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là quyết định của địa phương, không phải sự chỉ đạo của Chính phủ....