ĐH Đà Nẵng không cấp bằng thạc sĩ cho trưởng phòng mượn tên thăng tiến
Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng khẳng định trường chỉ cấp bằng đại học, chứ không cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Sáng 11/10, trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng – khẳng định thông tin ĐH Đà Nẵng cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa – Trưởng phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk, tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm – không chính xác, ảnh hưởng uy tín nhà trường.
PGS.TS Lê Thành Bắc cho biết thêm bà Sa là học viên chuyên ngành Kế toán của hệ đào tạo thường xuyên thuộc Trung tâm Đào tạo Thường xuyên của Đại học Đà Nẵng.
Theo hồ sơ, người học có chứng minh nhân dân, hồ sơ giấy tờ tên Trần Thị Ngọc Ái Sa. Học viên này có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học do giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cấp.
Đại học Đà Nẵng. Ảnh: Tiền Phong.
Video đang HOT
“Năm 2009, bà Sa tốt nghiệp loại trung bình và được Đại học Đà Nẵng cấp bằng đại học”, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng nói.
Cũng theo PGS.TS Bắc, sau khi có thông tin lùm xùm liên quan bà Sa, nhà trường đã rà soát hồ sơ và không thấy tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa học cao học tại Đại học Đà Nẵng. Đơn vị cấp bằng thạc sĩ cho bà Sa không liên quan Đại học Đà Nẵng.
“Trước mắt, trường sẽ chờ kết quả của cơ quan chức năng kết luận về vụ việc mới có hướng xử lý tiếp theo. Nếu học viên mạo danh, mượn giấy tờ tùy thân và bằng tốt nghiệp phổ thông của người khác để đi học đại học như thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ xử lý theo quy định”, PGS.TS Bắc khẳng định.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo thường xuyên (ĐH Đà Nẵng), trả lời Tiền Phong rằng bà Trần Thị Ngọc Ái Sa được cấp bằng đại học chuyên ngành Kế toán hệ đào tạo từ xa.
“Từ đầu đến cuối đều là Trần Thị Ngọc Ái Sa. Còn việc người đó là Trần Thị Ngọc Thảo hay Trần Thị Ngọc Thêm hay Trần Thị Ngọc Ái Sa chúng tôi không thể xác định ai là ai được”, ông Hiển cho biết.
Trước đó, nữ Trưởng phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị một người làm đơn tố cáo sử dụng bằng cấp không đúng. Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trần Thị Ngọc Thêm thừa nhận dùng bằng cấp ba của chị gái để xin việc và đi học.
Vào cuộc xác minh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết nữ trưởng phòng dùng bằng cấp ba của chị thăng tiến tên là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải Thảo như trước đó.
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định năm 1999, bà Thêm dùng bằng cấp ba có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa xin vào làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu 2/9 (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau đó, bà dùng bằng cấp ba này tiếp tục học Trung cấp Kế toán.
Từ năm 2005 đến 2009, bà Thêm làm kế toán tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Quá trình làm việc tại đây, bà học đại học từ xa (thuộc Đại học Đà Nẵng) và lấy bằng cử nhân kế toán.
Năm 2007, bà Thêm được bổ nhiệm là Kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến tháng 10/2009, bà được điều động về làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Năm 2015, bà Thêm được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị, rồi sau đó là trưởng phòng.
Theo Zing
Đại học Đà Nẵng lọt top 3 đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế
Theo Bảng xếp hạng uniRank của tổ chức quốc tế For International Colleges and Universities (4ICU) vừa công bố, ĐH Đà Nẵng lọt "top" 3 đại học Việt Nam năm 2019.
Ngày 3/10, tổ chức xếp hạng đại học uy tín quốc tế 4ICU đã công bố Bảng xếp hạng uniRank với danh sách 67 trường đại học ở Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng này, "top" 3 đại học Việt Nam năm 2019 lần lượt là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Đà Nẵng. Mở rộng thêm, còn có thêm một trường đại học ở Đà Nẵng được 4ICU xếp hạng 7 trong "top" 10 đại học ở Việt Nam là ĐH Duy Tân.
"Top" 10 đại học ở Việt Nam theo bảng xếp hạng uniRank của 4ICU
Được biết, uniRank là hệ thống xếp hạng giáo dục ĐH quốc tế đánh giá và xếp hạng hơn 13.600 trường ĐH hiện được công nhận chính thức tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiêu chí lựa chọn đối tượng để đánh giá xếp hạng của uniRank gồm: Các trường/tổ chức giáo dục ĐH được công nhận, cấp phép bởi Bộ Giáo dục hoặc cơ quan quản lý của Chính phủ; Có chức năng cấp bằng ĐH (ít nhất 4 năm) hoặc bằng sau đại học (thạc sĩ/tiến sĩ); Cung cấp các khóa đào tạo theo phương thức trực tiếp (face to face learning).
UniRank thực hiện xếp hạng các ĐH thế giới thường niên từ năm 2005 dựa trên cơ sở dữ liệu web do chính uniRank khảo sát, nghiên cứu, đánh giá độc lập; không chịu ảnh hưởng và không phụ thuộc vào dữ liệu của các trường cung cấp. Phương thức đánh giá của UniRank dựa trên khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big data) được lưu trữ trên internet.
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Khi bằng đại học mua dễ như... rau Đánh từ khóa "mua bằng đại học" lên Google, tôi có luôn 4 trang mạng (với tên miền: lambangnhanh..., bangchuan..., bangcap..., bangcaph...) rao bán công khai với đủ loại bằng cấp, từ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học... đến chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ hành nghề. Ảnh minh họa Không chỉ vậy, các trang này còn trình bày rất bắt mắt, hết...