ĐH Công nghiệp TP.HCM: Đào tạo chất lượng cao, học phí thấp
Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tiếp cận với thực tiễn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy.
ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập, đạt chuẩn khu vực và quốc tế đồng thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trường ĐH Công nghiệp mời đại diện các doanh nghiệp tham gia góp ý xây dựng chương trình đào tạo của trường.
Năm 2018 nhà trường kiểm định 4 chương trình theo chuẩn AUN-QA, năm 2020 sẽ kiểm định 6 chương trình theo chuẩn ABET; nhà trường đã đặt mục tiêu đến cuối năm 2019 sẽ kiểm định cấp cơ sở giáo dục theo chuẩn AUN-QA và tiến tới tất cả các chương trình đào tạo của nhà trường đều được kiểm định.
Đa dạng nghành nghề, chương trình học
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là trường ĐH công lập trọng điểm trực thuộc Bộ Công thương đào tạo chất lượng cao đa ngành nghề với các bậc đào tạo từ CĐ, ĐH, thạc sĩ đến tiến sĩ, liên kết quốc tế.
Sinh viên của trường có thể tiếp cận thực tế công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trường đã ký kết hợp tác với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp nhận sinh viên thực tập, kiến tập thực tế.
Năm 2017, Bộ Công thương, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Tập đoàn Lotte và Viện Phát triển và Cải cách Hàn Quốc đã ký kết hợp tác thành lập và vận hành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực LOTTE – KOICA – IUH (LKIC)” với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và phân phối cho khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Ông Lê Hữu Phúc- Vụ Trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ Công Thương, cho rằng LKIC nằm trong khuôn khổ Dự án Phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối bán lẻ của Việt Nam giữa chính phủ hai nước. Dự án kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp phân phối bán lẻ truyền thống của Việt Nam phát triển và tạo cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại.
Video đang HOT
Chất lượng đào tạo của trường trong nhiều năm qua được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Minh chứng rõ nhất là tỷ lệ sinh viên có việc làm của trường luôn có tỷ lệ trên 90%. Trong các năm 2016, 2017, sinh viên của trường đã dành huy chương đồng thế giới duy nhất cho đoàn Việt Nam.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là một trong những ĐH Việt Nam dẫn đầu về số giải thưởng thi tay nghề thế giới. Sinh viên của trường cũng đạt nhiều thành tích ở các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Trong đó, năm 2015, sinh viên của trường dẫn đầu cuộc thi nghiên cứu khoa học Euréka ở lĩnh vực môi trường.
Chất lượng đào tạo tiếp cận khu vực
Số lượng giảng viên của Trường rất lớn với hơn 1103 giảng viên cơ hữu, trong đó trên 90% giảng viên có trình độ sau đại học với 18 giáo sư, phó giáo sư; 181 tiến sĩ; 674 thạc sĩ. Ngoài ra, trường mời hàng trăm giảng viên thỉnh giảng từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, các học viện và những cán bộ khoa học kỹ thuật đang công tác tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đa dạng hóa các nguồn lực giảng dạy cũng như tăng cường tính thực tế trong các bài giảng.
DHCN: Cơ sở vật chất Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM được xây dựng đồng bộ và hiện đại.
Cơ sở vật chất của trường được đầu tư đồng bộ và hiện đại với trên 500 giảng đường và phòng học, trên 350 phòng thí nghiệm và xưởng thực hành có trang thiết bị hiện đại, các khu nội trú có sức chứa 5.000 người. Thư viện hiện có trên 500.000 đầu sách các loại và 100.000 bản sách điện tử với 40 phòng đọc máy lạnh, phòng học nhóm, phòng Vẽ Kỹ thuật chuẩn quốc tế, 3 phòng đọc đa phương tiện, 340 máy truy cập Internet….
Quá trình nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế càng được cụ thể hóa khi năm 2017, Ngân hàng thế giới đã tài trợ cho Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM 45 triệu USD để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Với nguồn vốn này, nhà trường sẽ tập trung đầu tư nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm, thực hành phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng các hạng mục tại cơ sở mới ở quận 12 có diện tích 25,9 hecta với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ VNĐ.
Nhà trường cam kết sử dụng nguồn vốn đối ứng 7,8 triệu USD để thực hiện các mục tiêu bổ sung của dự án bao gồm: thực hiện kiểm định chương trình đào tạo, kiểm định cơ sở đào tạo, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
Cấp học bổng 150%
Sinh viên học giỏi, xuất sắc được trường trao học bổng 100% đối với bậc ĐH và 150% đối với bậc CĐ. Sinh viên diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí theo qui định. Học phí ĐH chính quy đại trà 8,5 triệu đồng/học kỳ, CĐ 4 triệu đồng/học kỳ. Ngoài ra trường còn đào tạo ĐH hệ chính qui chất lượng cao lớp học không quá 40 sinh viên, phương pháp học tập hiện đại nên sinh viên được trang bị những kiến thức tốt hơn, có thể phát huy hết khả năng của mình. Đặc biệt sinh viên chương trình chất lượng cao sẽ được học chương trình tiếng Anh tăng cường miễn phí với mức học phí 28 triệu đồng/năm và không tăng trong suốt khóa học.
Thông tin chi tiết xem tại www.iuh.edu.vn và trên trang web chính thức của Bộ GD-ĐT: www.moet.gov.vn
Chia sẻ cùng cộng đồng
Đồng hành cùng Báo Giáo dục năm 2017, 2018 Trường đã cấp 100 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho những học sinh vượt khó tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi, Đắk Lắk… Những suất học bổng này sẽ giúp các bạn vượt khó tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình. Đây là một trong nhiều hoạt động chung tay vì cộng đồng chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
VĂN ĐỨC
Theo tuoitre.vn
Hà Nội: Sẽ quy định cách sử dụng Facebook của học sinh
Việc dùng các thiết bị công nghệ là nhu cầu cần thiết của học sinh nhưng cần phải có những quy tắc nhất định để hạn chế những tác động tiêu cực của thiết bị này.
Tại buổi họp báo giới thiệu về Ngày hội công nghệ thông tin lần thứ 4 của ngành GD-ĐT Hà Nội, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã đánh giá tầm quan trọng của CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nhờ ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học sinh hứng thú học bài hơn, tiếp thu bài giảng nhanh hơn. Ví dụ như khi học về một phản ứng hóa học, học sinh biết được các chất hóa học thế nào, quá trình phản ứng thế nào... mà không cần phải dùng những chất hóa học thật.
Hoặc như học Ngữ văn, khi giảng về một từ ngữ liên quan đến một địa danh, giáo viên không cần phải mô tả kĩ càng bằng những từ ngữ mà có thể trình chiếu cho các em, cho các em đến tham quan ngay địa danh đó.
Việc công nghệ thông tin phát triển giúp ích rất nhiều cho việc dạy học. Tuy nhiên cũng có những mặt trái, mặt tiêu cực. Nhiều em học sinh quá phụ thuộc vào công nghệ nên mất dần những kĩ năng giao tiếp xã hội. Nhiều em vào internet để truy cập những trang web đen, tiếp cận những thông tin độc hại.
Ngày nay, máy tính bảng, điện thoại thông minh... rất phổ biến với học trò. Không ít trường hợp sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng đến chất lượng giờ học, hoặc đăng tải những điều tác động xấu bạn bè, thầy cô...
Ông Tiến cho biết, có thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào đầu, cuối giờ hoặc giờ ra chơi, nhưng trong thời gian học, tuyệt đối cấm các em sử dụng điện thoại để tránh phân tâm khi giáo viên giảng bài.
Cũng có thể ở các lớp sẽ có một chiếc tủ con để giữ điện thoại. Khi đến lớp, học sinh có thể cất điện thoại vào tủ và cuối giờ nhận lại. Quy định cũng sẽ đề ra hình thức kỉ luật nếu học sinh vi phạm.
Sẽ không thể cấm học sinh sử dụng facebook. Tuy nhiên, sẽ có một số quy định như các em không được chửi bới bạn bè, nói xấu người khác trên trang cá nhân, không chia sẻ các bài viết không phù hợp thuần phong mỹ tục...
Các em có thể sử dụng trang thông tin cá nhân để chia sẻ các bài học hay, các kinh nghiệm tốt để phục vụ học tập. Thời gian qua, đã có nhiều vụ việc các em nói xấu nhau trên facebook dẫn đến xô xát, làm ảnh hưởng đến học tập.
Ông Tiến cho biết, dự kiến đây sẽ là các quy định, được đưa vào bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường: Từ trước đến nay, nhiều trường học trên địa bàn đã có các quy định riêng rẽ liên quan đến giáo viên và học sinh sử dụng điện thoại và facebook. Do đó, Sở sẽ có các quy định thống nhất trên địa bàn.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai.vn
Khai giảng lớp bồi dưỡng phương pháp dạy- học tích cực Sáng 19-3, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Hồng Khâm đã đến dự khai giảng lớp bồi dưỡng phương pháp dạy - học tích cực cơ bản. Lớp học do Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy...