ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM tuyển 50% HS từ thi THPT QG
Năm 2019, Trường ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ dự kiến tuyển 1.490 chỉ tiêu cho 21 ngành học.
Trong đó, chỉ khoảng 50% chỉ tiêu được tuyển sinh từ kết quả thi THPT quốc gia, giảm 15% so với năm trước
Đó là thông tin đáng lưu ý trong kế hoạch tuyển sinh năm 2019 dự kiến của trường ĐH này vừa được công bố chiều 25-12.
Theo kết quả này, trường vẫn xét tuyển theo ba tổ hợp môn A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh) và D01 (Toán – Văn – Anh).
Ngoài ra, nhà trường sẽ tuyển sinh theo bốn phương thức khác, gồm:
1/ 5% chỉ tiêu dành cho đối tượng tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2/ 15% chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Video đang HOT
3/ 30% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
4/ Nhà trường quy định riêng. Cụ thể đối với ngành hệ thống thông tin (chương trình tiên tiến), 20% chỉ tiêu của ngành này sẽ có thêm tiêu chí sử dụng các chứng chỉ THPT quốc tế để xét tuyển.
Đồng thời, 100% chỉ tiêu của hai ngành là Khoa học máy tính (chương trình liên kết với ĐH Birmingham City – Anh, do ĐH Birmingham City cấp bằng) và ngành mạng máy tính và an toàn thông tin (chương trình liên kết với ĐH Birmingham City do ĐH Birmingham City cấp bằng) cũng sẽ do nhà trường xét tuyển theo điều kiện riêng. Đây cũng là ba điểm mới của nhà trường cho ba ngành học này để mở rộng đối tượng và lựa chọn cho thí sinh.
Được biết học phí dự kiến của các hệ đào tạo của trường này trong năm học tới là, hệ chính quy khoảng 18 triệu đồng/năm học; chương trình tiên tiến là 40 triệu đồng/năm học; chương trình chất lượng cao vào khoảng 30 triệu đồng/năm học.
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Thêm trường ĐH tổ chức thi riêng
Một số trường đại học đang xây dựng kế hoạch tuyển sinh 2 năm tới theo hướng tổ chức kỳ thi riêng hoàn toàn hoặc mở rộng chỉ tiêu bằng xét kết quả đánh giá năng lực.
Sinh viên làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2018 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Có thể kiểm tra kiến thức kinh tế
PGS-TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường đã có phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2019 và 2020.
Theo đó, năm 2019 trường này sẽ tuyển sinh dựa vào 2 tiêu chí: Kết quả kỳ thi THPT quốc gia và điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12. Trong đó, điều kiện tối thiểu để nhận hồ sơ xét tuyển vào trường là điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên.
Về cách thức xác định điểm chuẩn, PGS-TS Huy Nhựt cho biết sẽ tính điểm đồng thời cả 2 tiêu chí. Thay vì điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển như trước, năm tới trường sẽ xác định dựa trên điểm 4 môn (cả điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12) và xét thí sinh từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu. Ông Nhựt cho biết do trường nhận thức tiếng Anh rất quan trọng nên chuyển thành tiêu chí bắt buộc.
Thêm một điểm mới trong tuyển sinh năm 2019 là trường chỉ tuyển sinh theo ngành (không theo chuyên ngành như trước đây).
Đáng lưu ý, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn dự kiến cả kế hoạch tuyển sinh riêng vào năm 2020. Cụ thể dựa vào 2 tiêu chí: kết quả bài thi đánh giá năng lực tổng hợp (tạm gọi UEH-SAT) và điểm GPA (trung bình 3 năm THPT), điểm ở mỗi tiêu chí là 50%. Theo PGS-TS Nhựt, kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức, dự kiến mỗi năm 4 lần để thí sinh có thể đăng ký thi nhiều lần, thậm chí trước khi tốt nghiệp THPT. Việc tổ chức thi cũng có thể diễn ra nhiều nơi để tránh thí sinh phải di chuyển xa, gồm các khu vực: bắc Trung bộ, duyên hải nam Trung bộ, Tây nguyên, TP.HCM và ĐBSCL.
Bài thi tổng hợp này dự kiến gồm nhiều khối kiến thức như toán học, tiếng Anh, khoa học, xã hội và có thể một phần kiến thức cơ bản về kinh tế học. "Nếu bài thi có câu hỏi về kinh tế học, trường sẽ chủ động cung cấp miễn phí các kiến thức kinh tế cơ bản trên cổng thông tin điện tử của trường để thí sinh tham khảo", ông Nhựt nói.
Tăng chỉ tiêu 25 - 40% theo phương thức thi riêng
Chiều qua (5.11), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức cuộc họp tổng kết công tác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2018 và bàn kế hoạch năm 2019.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng của ĐH này cho biết điểm mới nhất trong năm 2019 dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực vào các trường thành viên từ 25 - 40% (năm 2018 chỉ tiêu này từ 10 - 20%).
Dự kiến, cuối tháng 11 các trường thành viên sẽ hoàn thiện kế hoạch tuyển sinh, xác định rõ chỉ tiêu cho từng phương thức. Đầu tháng 12, ĐH này sẽ công bố đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tổ chức trong năm sau.
Không chỉ các trường thành viên, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho biết, sắp tới ĐH này sẽ có cuộc họp mở rộng với các trường ĐH ngoài hệ thống để bàn về việc phối hợp tổ chức thi. Dự kiến kỳ thi có thể tổ chức 2 lần, trước và sau kỳ thi THPT quốc gia. "Cấu trúc đề thi sẽ được giữ nguyên để ổn định cho thí sinh", tiến sĩ Chính khẳng định.
Đề xuất thêm cách tuyển sinh mới
Phát biểu trong hội thảo Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại VN do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 5.11, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính đề nghị nên tập trung vào xây dựng nguồn học liệu mở cho một số môn học, sau đó công nhận các tín chỉ đó. Việc này có 2 mục đích, trong đó có việc công nhận để tuyển sinh.
Ví dụ nhập môn tin học đại cương, quản lý học đại cương để xét đầu vào cho Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Học sinh phải học, trải nghiệm suốt 3 tháng với hàng loạt bài tập, bài thi. "Quá trình đánh giá đó chúng ta lựa chọn đúng người học - người muốn theo học môn học đó chính xác hơn nhiều kết quả thi THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực", ông Chính nhận xét.
Theo thanhnien
Hà Tĩnh: Phụ huynh bức xúc vì con em chưa thể tựu trường Hàng chục phụ huynh có con theo học lớp 3 tuổi tại một trường mầm non ở Hà Tĩnh bức xúc vì con em của họ không được vào học trong ngày tựu trường. Nhiều phụ huynh phải đưa con ra về trong ngày tựu trường - ẢNH PHẠM ĐỨC Sáng 20.8, hàng trăm em học sinh độ tuổi học mầm non có...